Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)

  • 1197 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cụ Kép là người thích uống rượu ngâm thơ và chơi hoa lan. Cụ đã tới cái tuổi được hoàn toàn nhàn rỗi để dưỡng lấy tính tình. Vì bây giờ trong nhà cụ cũng đã thừa bát ăn. Xưa kia, cụ cũng muốn có một vườn cảnh để sớm chiều ra đấy tự tình. Nhưng nghĩ rằng mình chỉ là một anh nhà nho sống vào giữa buổi Tây Tàu nhố nhăng làm lạc mất cả quan niệm cũ, làm tiêu hao mất bao nhiêu giá trị tinh thần; nhưng nghĩ mình chỉ là một kẻ chọn nhầm thế kỷ với hai bàn tay không có lợi khí mới, thì riêng lo cho thân thế, lo cho sự mất còn của mình cũng chưa xong, nói chi đến chuyện chơi hoa. Cụ Kép thường nói với lớp bạn cũ rằng có một vườn hoa là một việc dễ dàng, nhưng đủ thời giờ mà săn sóc đến hoa mới là việc khó. Cụ muốn nói rằng người chơi hoa nhiều khi phải lấy cái chí thành chí tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ không bao giờ biết lên tiếng. Như thế mới phải đạo, cái đạo của người tài tử. Chứ còn cứ gây được lên một khoảnh vườn, khuân hoa cỏ các nơi về mà trồng, phó mặc chúng ở giữa trời, đày chúng ra mưa nắng với thờ ơ, chúng trổ bông không biết đến, chúng tàn lá cũng không hay thì chơi hoa làm gì cho thêm tội.

Đến hồi gần đây, biết đã đủ tư cách chơi cây cảnh, cụ Kép mới gây lấy một vườn lan nho nhỏ. Giống lan gì cũng có một chậu: Tiểu kiều, Đại kiều, Nhất điểm, Loạn điểm, Yên tử v. V.. Chỉ trừ có giống lan Bạch ngọc là không thấy trồng ở vườn. Không phải vì lan Bạch ngọc đắt giá mỗi giò mười đồng bạc, mà cụ Kép không trồng giống hoa này..

(Trích Hương cuội, TheoVang bóng một thời, 

Nguyễn Tuân, NXB Hội nhà văn, 2018)​

 

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là:


Câu 2:

Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ mấy?

Câu 3:

Đoạn trích viết về thú vui nào của cụ Kép?

Câu 4:

Cụ Kẹp nghĩ rằng mình không phù hợp để chơi hoa vì lí do nào sau đây?

Câu 5:

Cụ Kép đối xử với hoa bằng tình cảm, thái độ như thế nào?

Câu 6:

Với tính cách của cụ Kép, theo em vì sao cụ không trồng lan Bạch ngọc?

Câu 7:

Thú vui của cụ Kép trong đoạn trích trên là thú vui như thế nào?

Câu 8:

Phân tích tác dụng của 1 biện pháp nghệ thuật nổi bật trong câu văn sau:

Chứ còn cứ gây được lên một khoảnh vườn, khuân hoa cỏ các nơi về mà trồng, phó mặc chúng ở giữa trời, đày chúng ra mưa nắng với thờ ơ, chúng trổ bông không biết đến, chúng tàn lá cũng không hay thì chơi hoa làm gì cho thêm tội.

Xem đáp án

Biện pháp nghệ thuật điệp ngữ: chúng, không ; đi cùng điệp ngữ này là các từ ngữ chỉ thái độ của con người với cây: Phó mặc, đày, (không) biết, (không) hay

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh thái độ thờ ơ, dửng dưng với hoa của một số người chơi hoa mà không biết trân trọng, không yêu hoa; Thể hiện thái độ xót xa, không đồng tình của cụ Kép với cách ứng xử đó.

+ Tạo nhịp điệu cho lời văn.

Câu 9:

Hãy nêu 2 phương diện thể hiện phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong đoạn trích trên.

Xem đáp án

- Nguyễn Tuân say mê khám phá cái đẹp, trong truyện là vẻ đẹp của nhân vật cụ Kép, vẻ đẹp của thú chơi hoa.

- Ngôn ngữ Nguyễn Tuân trong đoạn trích trên: phong phú, trau chuốt, trang trạng, lời văn giàu nhịp điệu.

- Nguyễn Tuân tiếp cận con người ở phương diện nghệ sĩ: cụ Kép là nghệ sĩ trong nghệ thuật chơi hoa.

Câu 10:

Con người có nhiều thú vui, theo em, nên theo đuổi những thú vui như thế nào?

Xem đáp án
Nên theo đuổi những thú vui lành mạnh, tốt đẹp, những thú vui góp phần nuôi dưỡng tinh thần con người, hướng con người đến những điều đẹp đẽ.

Câu 11:

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nhân vật Trương Phi qua đoạn trích Hồi trống Cổ Thành.

Xem đáp án

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả La Quán Trung (tên tác giả, con người, sự nghiệp văn học) và đoạn trích “Hồi trống cổ thành” (vị trí, nội dung đoạn trích).

- Giới thiệu nhân vật Trương Phi: Là nhân vật chính của đoạn trích

II. Thân bài

1. Khi nghe tin Quan Công đến.

-Thái độ: chẳng nói chẳng rằng

- Hành động: Mặc áo giáp dẫn nghìn quân lên ải Bắc

→ Hành động vội vàng, nóng vội.

2. Khi gặp Quan Công

- Thái độ: mắt trợn tròn, râu hùm vểnh ngược.

- Hành động: hò hét như sấm, múa sà mâu tới đâm Quan Công.

- Cách xưng hô: Mày – tao, nó, thằng, không coi Quan Công là người bề trên.

- Nguyên nhân: vì nghi ngờ Quan Công phản bội

→ Là một người nóng nảy nhưng đó là biểu hiện của sự cương trực, kiên quyết.

- Buộc tội Quan Công: Sử dụng những lập luận sắc bén, hợp tình hợp lí

+ Bỏ anh → Bất nghĩa

+ Hàng Tào → Bất trung

+ Được phong hầu tước → Tham lam

+ Đến đây đánh lừa; đâu có tốt bụng; đến để bắt ta → Bất nhân

→ Là người ngay thẳng, yêu ghét rõ ràng, trắng đen rạch ròi.

3. Khi Sái Dương xuất hiện.

- Suy nghĩ: Nghĩ Quan Công đem quân đến bắt mình

- Hành động: Múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công.

- Yêu cầu: Đánh ba hồi trống để Quan Công chém chết tướng giặc thể hiện lòng thành, thẳng tay đánh trống để thách thức Quan Công.

→ Thái độ mạnh mẽ, kiên quyết, dứt khoát của con người ngay thẳng

→ Việc Sái Dương xuất hiện đẩy mâu thuẫn giữa hai nhân vật Trương Phi - Quan Công lên đến đỉnh điểm

→ Sái Dương là nút thắt để Quan Công giải mối hàm oan, Quan Công nhờ đó mà giải được nỗi oan cho mình, Trương Phi cũng thể hiện được khí chất khảng khái của người anh hùng.

4. Khi Quan Công giết được Sái Dương

- Thái độ, hành động: rỏ nước mắt, thụp lạy Quan Công

→ Thái độ bao dung, phục thiện đúng lúc.

→ Trương Phi là con người giàu tình cảm, nóng nảy, thô lỗ nhưng khôn ngoan và biết trọng lẽ phải.

5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Khắc họa nhân vật qua lời nói và hành động

- Xây dựng những diễn biến tình tiết độc đáo, kịch tính để nhân vật bộc lộ tính cách.

- Xây dựng nhân vật theo hướng điển hình hóa, Trương Phi đại diện cho những con người nóng nảy nhưng trọng nghĩa, khẳng khái.

- Ngôn ngữ sinh động, cách kể chuyện hấp dẫn.

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật Trương Phi

- Bàn luận về tính cách Trương Phi trong đời sống thực tế hiện nay.


Bắt đầu thi ngay