Đề kiểm tra giữa kì 1 KTPL 10 năm 2023 có đáp án

Đề kiểm tra giữa kì 1 KTPL 10 năm 2023 có đáp án (Đề số 12)

  • 924 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hàng hoá bán được trên thị trường nghĩa là chủng loại, hình thức, chất lượng hàng hoá đó đáp ứng yêu cầu của xã hội là nội dung thể hiện chức năng gì của thị trường?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Trường hợp trên, thị trường đang thực hiện chức năng thừa nhận sự phù hợp của hàng hoá với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Một hàng hoá bán được trên thị trường nghĩa là chủng loại, hình thức, chất lượng hàng hoá đó đáp ứng yêu cầu của xã hội. 


Câu 2:

Qua quan sát, A biết thị trường đang rất thiếu mít không hạt để bán. Điều này thể hiện chức năng nào của thị trường?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Thị trường cung cấp nhiều loại thông tin như giá cả, số lượng, chất lượng hàng hoá, cơ cấu sản phẩm, mẫu mã, điều kiện mua và bán,...Trường hợp trên, nhờ những thông tin của thị trường về số lượng mít không hạt bán ra, A biết được thị trường đang thiếu sản phẩm này.


Câu 3:

Thị trường bao gồm những nhân tố cơ bản nào?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Các nhân tố cơ bản của thị trường là: hàng hóa; tiền tệ; người mua; người bán. Từ đó hình thành các quan hệ: hàng hóa - tiền tệ, mua - bán, cung - cầu, giá cả hàng hóa.


Câu 4:

Các quan hệ cơ bản của thị trường là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Các quan hệ cơ bản của thị trường là quan hệ hàng hoá - tiền tệ, quan hệ mua - bán, quan hệ cung - cầu. Giữ chúng có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau.


Câu 5:

Thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường thép thuộc cách phân loại nào của thị trường?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Thị trường được phân loại theo đối tượng hàng hoá và dịch vụ được mua và bán, có thị trường của từng loại sản phẩm như: thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường thép, thị trường nhà ở, thị trường dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, thị trường công nghệ,...


Câu 6:

Thị trường được phân loại theo các nào dưới đây?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Thị trường được phân loại theo nhiều cách khác nhau:

- Theo đối tượng hàng hoá 

- Theo vai trò của sản phẩm đem ra trao đổi 

- Theo phạm vi không gian

- Theo cách thức gặp nhau của chủ thể

- Theo tính chất và cơ chế vận hành


Câu 7:

Thị trường có mấy chức năng cơ bản?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Thị trường có ba chức năng cơ bản sau đây:

- Một là, thừa nhận sự phù hợp của hàng hoá với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.

- Hai là, cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế.

- Ba là, kích thích và điều tiết hoạt động sản xuất và tiêu dùng. 


Câu 8:

Nội dung nào sau đây thể hiện cách phân loại thị trường?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Thị trường được phân loại theo nhiều cách khác nhau như:

- Theo đối tượng hàng hoá và dịch vụ được mua và bán, có thị trường của từng loại sản phẩm như: thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường thép, thị trường nhà ở, thị trường dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, thị trường công nghệ,...

- Theo vai trò của sản phẩm đem ra trao đổi đối với hoạt động sản xuất và tiêu dùng, có thể chia thành thị trường yếu tố sản xuất (nơi mua và bán các yếu tố phục vụ quá trình sản xuất như máy móc, nguyên vật liệu, sức lao động,...) và thị trường hàng tiêu dùng (nơi mua và bán các sản phẩm phục vụ trực tiếp nhu cầu sinh hoạt như thực phẩm, quần áo, đồ dùng,...).

- Theo phạm vi không gian, có thể chia thành thị trường trong nước, nơi các hoạt động mua bán diễn ra trong phạm vi quốc gia và thị trường thế giới, nơi gắn kết các chủ thể kinh tế các quốc gia với nhau.


Câu 9:

Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ được gọi là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Thị trường là nơi các chủ thể kinh tế tương tác để xác định số lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ khi mua và bán, đáp ứng nhu cầu của mỗi bên. 


Câu 10:

Cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp,... trực tiếp tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội nhằm thu lợi nhuận được gọi là gì?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Chủ thể sản xuất là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp,... trực tiếp tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chủ thể sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào như vốn, sức lao động, tài nguyên thiên nhiên,... để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận. 


Câu 11:

Hoạt động của chủ thể trung gian giúp ích gì cho người sản xuất và người tiêu dùng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Hoạt động của chủ thể trung gian giúp ích cho người sản xuất và người tiêu dùng:

+ Vai trò cầu nối giữa sản xuất và người tiêu dùng trong nền kinh tế.

+ Kết nối mối quan hệ mua và bán của mọi người trên thị trường.

+ Góp phần làm cho sản xuất và tiêu dùng trở nên tương thích với nhau, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển.


Câu 12:

Người mua và sử dụng hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn, lựa chọn sản phẩm và phương thức mua hàng phù hợp với nhu cầu của cá nhân gọi là gì?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Chủ thể tiêu dùng là người mua và sử dụng hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn các nhu cầu của mình. Người tiêu dùng ra quyết định chi tiêu dựa trên số tiền mình có, lựa chọn sản phẩm và phương thức mua hàng phù hợp với nhu cầu của cá nhân.


Câu 13:

Hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần quyết định tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần quyết định sự tồn tại phát triển của con người và xã hội gọi là gì?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Hoạt động sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng các nhu cầu của con người. Sản xuất là một hoạt động kinh tế cơ bản, quyết định sự tồn tại phát triển của con người và xã hội. Sự phát triển của hoạt động sản xuất là cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của con người, làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. 


Câu 14:

Hoạt động của nền kinh tế có trò kết nối sản xuất với tiêu dùng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Hoạt động trao đổi có vai trò kết nối sản xuất với tiêu dùng, giúp người sản xuất bán được sản phẩm của mình, đồng thời giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân. Khi tham gia vào hoạt động trao đổi, mỗi người cần thực hiện mua và bán phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình, phù hợp với quy định của pháp luật.


Câu 15:

Hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất và phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng được gọi là gì?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Phân phối là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất như lao động, tiền vốn, tư liệu sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất khác nhau (phân phối cho sản xuất) và phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng theo tỉ lệ đóng góp của họ cho xã hội (phân phối cho tiêu dùng). Quan hệ phân phối phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển.


Câu 16:

Nội dung nào dưới đây là hoạt động tiêu dùng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Các hoạt động tiêu dùng gồm:

+ Tiêu dùng đồ gia dụng.

+ Tiêu dùng thực phẩm hàng ngày.

+ Tiêu dùng đồ dùng học tập.


Câu 17:

Hoạt động trao đổi có vai trò gì?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Vai trò của hoạt động trao đổi:

+ Kết nối sản xuất với tiêu dùng.

+ Giúp người sản xuất bán được sản phẩm của mình.

+ Giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.


Câu 18:

Trong nền kinh tế, hoạt động nào sử dụng các sản phẩm được sản xuất ra để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Tiêu dùng là hoạt động sử dụng các sản phẩm được sản xuất ra để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Hoạt động tiêu dùng bao gồm tiêu dùng cho sinh hoạt và tiêu dùng cho sản xuất.


Câu 19:

Vì sao cần tiêu dùng hợp lí, có kế hoạch?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Tiêu dùng là mục đích, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Vì vậy, mỗi người cần tiêu dùng hợp lí, có kế hoạch để trở thành người tiêu dùng thông minh.


Câu 20:

Hoạt động tiêu dùng bao gồm mấy loại chính?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Hoạt động tiêu dùng bao gồm tiêu dùng cho sinh hoạt và tiêu dùng cho sản xuất.


Câu 21:

Ý nghĩa của hoạt động tiêu dùng là gì?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Ý nghĩa của hoạt động tiêu dùng:

+ Thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi người.

+ Động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.


Câu 22:

Ngân sách nhà nước bao gồm những khoản nào?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Ngân sách nhà nước bao gồm những khoản: 

- Tổng thu ngân sách nhà nước.

- Tổng chi ngân sách nhà nước.

- Bội chi ngân sách nhà nước.


Câu 23:

Hệ thống ngân sách nhà nước gồm mấy bộ phận chính?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Hệ thống ngân sách nhà nước gồm những bộ phận:

 - Ngân sách Trung ương.

 - Ngân sách địa phương.


Câu 24:

Toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là gì?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.


Câu 25:

Ngân sách nhà nước có các đặc điểm chủ yếu nào?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Ngân sách nhà nước có các đặc điểm chủ yếu:

+ Bao gồm toàn bộ các khoản thu chi được dự toán và thực hiện trong một thời gian nhất định.

+ Được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Được xây dựng và thực hiện nhằm mục tiêu bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước vì lợi ích chung của quốc gia.


Câu 26:

Các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương được gọi là gì?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.


Câu 27:

Ý kiến nào sau đây đúng khi nói về vai trò của ngân sách nhà nước?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Ý kiến đúng về vai trò của ngân sách nhà nước:

+ Là công cụ củng cố bộ máy quản lí của Nhà nước, tăng cường sức mạnh quốc phồng và giữ vững an ninh quốc gia.

+ Phân bố các nguồn lực tài chính.

+ Tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia, góp phần ổn định tiền tệ, giá cả và kiềm chế lạm phát.


Câu 28:

Công dân có nghĩa vụ gì trong việc thực hiện Luật Ngân sách nhà nước?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện Luật Ngân sách nhà nước:

- Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Phải quản lí, sử dụng các khoản vốn và kinh phí đó đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả và quyết toán với cơ quan tài chính khi được Nhà nước trợ cấp, hỗ trợ vồn và kinh phí theo dự toàn được giao.

- Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.


Câu 29:

Công dân có quyền gì với tài chính - ngân sách nhà nước?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Công dân có quyền được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.


Câu 30:

Hành vi nào sau đây chưa thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Doanh nghiệp A kinh doanh về lĩnh vực công nghệ, hằng năm tổng lợi nhuận lên đến hơn 10 tỉ đồng nhưng trốn tránh nộp thuế là hành vi chưa thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước vì chưa hoàn thành nghĩa vụ ngân sách nhà nước trong việc nộp các khoản thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.


Câu 31:

Theo quy định của các luật thuế, thuế được sử dụng nhằm sử dụng cho đối tượng nào?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.


Câu 32:

Dựa vào tính chất điều tiết của thuế, hệ thống thuế được phân chia thành mấy loại chính?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Căn cứ vào tính chất điều tiết của thuế, hệ thống thuế được phân chia thành thuế trực thu và thuế gián thu.

- Thuế trực thu là loại thuế mà người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế

- Thuế gián thu là loại thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế không đồng thời 


Câu 33:

Vì sao Nhà nước phải thu thuế?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Nhà nước phải thu thuế vì:

+ Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế bao gồm cả nội thương và ngoại thương.

+ Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền.

+ Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.


Câu 34:

Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của thuế?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Thuế có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội:

+ Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. 

+ Thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

+ Thuế là công cụ điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội. 


Câu 35:

Nội dung nào sau đây không phải thuế trực thu?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Thuế trực thu là thuế thu nhập cá nhân. Còn lại thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng thuộc thuế gián thu.


Câu 36:

Vì sao nhà nước phải thu thuế gián thu?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Nhà nước lại thu thuế gián thu vì: Đây là nguồn thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ cung cấp, trong đó người nộp thuế không là người chịu thuế như đối với thuế trực thu. Bên cạnh đó, thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường nên loại thuế này có tác dụng điều tiết tiêu dùng của xã hội.

=> Thu thuế gián thu đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách và dễ quản lí vì người sản xuất, kinh doanh không phải là người thực tế chịu thuế nên hạn chế được động cơ trốn thuế.


Câu 37:

Công dân có nghĩa vụ gì trong việc thực hiện pháp luật về thuế

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của công dân. Vì vậy, mỗi công dân cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật thuế; tuyên truyền, vận động gia đình, xã hội thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế; đồng thời phê phán các hành vi vi phạm pháp luật thuế.


Câu 38:

Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thuế?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Vai trò của thuế là:

- Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.

- Thuế là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết thị trường.

- Thuế góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cân bằng lợi ích trong xã hội.


Câu 39:

Thuế trực thu là gì?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Thuế trực thu là loại thuế mà người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế (loại thuế này trực tiếp điều tiết vào thu nhập của người nộp thuế).


Câu 40:

Thuế gián thu là gì?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Thuế gián thu là loại thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế không đồng thời là một (loại thuế này điều tiết gián tiếp vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ thông qua cơ chế giá hàng hoá, dịch vụ).


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương