Đề kiểm tra Giữa học kì 1 Toán 6 có đáp án

Đề kiểm tra Giữa học kì 1 Toán 6 có đáp án (Đề 2)

  • 127 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Tập hợp A các số tự nhiên x thỏa mãn 4 < x ≤ 9 là:

Xem đáp án

Các số tự nhiên x thỏa mãn 4 < x ≤ 9 hay x lớn hơn 4 và nhỏ hơn hoặc bằng 9 là: 5, 6, 7, 8, 9.

Ta viết tập hợp A bằng cách liệt kê các phần tử ta được: A = {5; 6; 7; 8; 9}.

Ta viết tập hợp A bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng: A = {x \( \in \mathbb{N}\)| 4 < x ≤ 9}.

Chọn đáp án B.


Câu 2:

Có bao nhiêu số nguyên tố nhỏ hơn 25?
Xem đáp án

Sử dụng sàng Eratosthenes ta đã biết các số nguyên tố nhỏ hơn 25 là: 2, 3, 5, 7, 11, 13, 17, 19, 23.

Vậy có 9 số nguyên tố nhỏ hơn 25.

Chọn đáp án A.

Câu 3:

Quan sát hình vẽ dưới đây và chọn câu trả lời đúng:
Quan sát hình vẽ dưới đây và chọn câu trả lời đúng: (ảnh 1)
Xem đáp án

Quan sát hình vẽ: (đây là sơ đồ Ven)

Quan sát hình vẽ dưới đây và chọn câu trả lời đúng: (ảnh 2)

Ta thấy

+ Các phần tử a, b, c nằm trong vòng kín biểu diễn tập hợp A, nên các phần tử a, b, c đều thuộc tập hợp A, ta viết \(a \in A,b \in A,c \in A\).

+ Các phần tử d, e nằm ngoài vòng kín biểu diễn tập hợp A nên các phần tử này không thuộc tập hợp A, ta viết \(d \notin A,e \notin A.\)

Vậy đáp án A đúng.

Chọn đáp án A.


Câu 4:

Viết tập hợp A các ước của số 16 là:
Xem đáp án

Để tìm các ước của 16, ta lấy 16 lần lượt chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 16, các phép chia hết là: 16 : 1 = 16, 16 : 2 = 8, 16 : 4 = 4, 16 : 8 = 2, 16 : 16 = 1.

Vậy các ước của 16 là: 1, 2, 4, 8, 16.

Ta viết tập hợp A các ước của 16 là A = {1; 2; 4; 8; 16}.

Chọn đáp án B.

Câu 5:

Đặc điểm nào dưới đây không phải là tính chất của hình vuông ABCD?
Đặc điểm nào dưới đây không phải là tính chất của hình vuông ABCD (ảnh 1)
Xem đáp án

Hình vuông ABCD có các tính chất:

Đặc điểm nào dưới đây không phải là tính chất của hình vuông ABCD (ảnh 2)

+ Bốn cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DA

+ Hai cạnh đối AB và CD, BC và AD song song với nhau

+ Hai đường chéo bằng nhau: AC = BD

+ Bốn góc ở các đỉnh A, B, C, D là góc vuông.

Vậy hình vuông đã cho không có tính chất AD và CD song song với nhau.

Chọn đáp án C.


Câu 6:

Bác Hà uốn một sợi dây thép thành móc treo đồ có dạng hình thoi với độ dài cạnh bằng 25 cm. Hỏi bác Hà cần bao nhiên mét dây thép?
Xem đáp án

Số mét dây cần uốn chính là chu vi của hình thoi có độ dài cạnh bằng 25 cm và là:

P = 4 . 25 = 100 cm = 1 m

Vậy bác Hà cần 1 m dây thép để uốn.

Chọn đáp án C.


Câu 7:

Công thức tính diện tích hình bình hành là:
Công thức tính diện tích hình bình hành là: (ảnh 1)
Xem đáp án

Cho hình bình hành

Công thức tính diện tích hình bình hành là: (ảnh 2)

Diện tích của hình bình hành là S = a . h.

Chọn đáp án B.

Câu 8:

Một đoàn khách du lịch gồm 52 người muốn qua sông nhưng mỗi thuyền chỉ chở được 6 người (kể cả người lái thuyền). Hỏi cần ít nhất bao nhiêu thuyền để chở hết số khách?
Xem đáp án

Vì mỗi thuyền chỉ chở được 6 người cả người lái đò nên mỗi thuyền chở được 5 người khách (trừ người lái đò).

Có tất cả 52 người khách. Ta thực hiện phép chia: 52 : 5 = 10 (dư 2)

Do đó dùng 10 thuyền để chở được 50 người khách và dư 2 người nên cần thêm một thuyền nữa để chở 2 người đó.

Vậy cần ít nhất 10 + 1 = 11 thuyền để chở hết số khách.

Chọn đáp án C.


Câu 9:

II. Phần tự luận (6 điểm)

1) Thực hiện các phép tính:

a) 25 . 8 – 15 . 5 + 160 : 16 – 10;

b) 2 . 52 – 3 : 710 + 54 : 33.

2) Phân tích các số 84, 120, 210 ra thừa số nguyên tố.

Xem đáp án

1)

a) 25 . 8 – 15 . 5 + 160 : 16 – 10

= 25 . 8 – 3 . 5 . 5 + 10 – 10

= 25 . 8 – 25 . 3 + (10 – 10)

= 25 . (8 – 3) + 0 = 25 . 5 = 125

b) 2 . 52 – 3 : 710 + 54 : 33 

= 2 . 25 – 3 : 1 + 54 : 27

= 50 – 3 + 2

= 47 + 2 = 49

2)

Ta phân tích các số ra thừa số nguyên tố bằng cách viết theo cột dọc hoặc rẽ nhánh.

Vậy:

84 = 2 . 2 . 3 . 7 = 22 . 3 . 7

120 = 2 . 2 . 2 . 3 . 5 = 23 . 3 . 5

210 = 2 . 3 . 5 . 7


Câu 10:

Tính diện tích của phần được tô màu dưới đây biết: độ dài cạnh AB = 12 cm, BC = 4 cm và DG = 9 cm.
Tính diện tích của phần được tô màu dưới đây biết: độ dài cạnh AB = 12 cm, BC = 4 cm và DG = 9 cm. (ảnh 1)
Xem đáp án

Diện tích hình chữ nhật ABCD là: AB . BC = 12 . 4 = 48 (cm2)

Diện tích hình tam giác DEG là: DG . BC : 2 = 9 . 4 : 2 = 18 (cm2) (đường cao xuất phát từ E của tam giác DEG có độ dài bằng BC)

Diện tích phần tô màu là: 48 – 18 = 30 (cm2)

                                         Đáp số: 30 cm2.


Câu 11:

Bạn Nguyên có 30 chiếc bánh dẻo và 40 chiếc bánh nướng. Bạn Nguyên muốn chia số bánh vào các hộp sao cho số bánh mỗi loại trong các hộp là như nhau. Hỏi số hộp bánh nhiều nhất bạn Nguyên chia được là bao nhiêu hộp?
Xem đáp án

Gọi số hộp chia được là x (x là số tự nhiên khác 0)

Vì số bánh nướng trong mỗi hộp bằng nhau nên 40  x.

Vì số bánh dẻo trong mỗi hộp bằng nhau nên 30  x.

Vì x là số hộp bánh lớn nhất chia được nên x = ƯCLN(30, 40)

Ta có 30 = 2 . 3 . 5 và 40 = 23 . 5 nên ƯCLN(30, 40) = 2 . 5 = 10

Hay x = 10 (thỏa mãn)

Vậy số hộp bánh chia được nhiều nhất là 10 hộp.


Câu 12:

Tìm số tự nhiên n để 3n + 4 chia hết cho n – 1.
Xem đáp án

Vì 3n + 4 = 3n + 7 – 3 = 3n – 3 + 7 = 3(n – 1) + 7

Do 3(n – 1) chia hết cho n – 1 (tính chất chia hết của một tích)

Nên để 3n + 4 chia hết cho n – 1 thì 7 phải chia hết cho n – 1 (tính chất chia hết của một tổng)

Hay (n – 1) thuộc Ư(7) = {1; 7}

Với n – 1 = 1 thì n = 2

Với n – 1 = 7 thì n = 8

Vậy với n = 2 hoặc n = 8 thì 3n + 4 chia hết cho n – 1.


Bắt đầu thi ngay