Bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế có đáp án
Trắc nghiệm Địa 8 CTST Bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế có đáp án
-
46 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tính nhiệt đới của thiên nhiên nước ta được bảo toàn trên phần lớn diện tích lãnh thổ do địa hình nước ta chủ yếu là
Đáp án đúng là: B
Do địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp nên tính nhiệt đới của thiên nhiên được bảo toàn trên phần lớn diện tích lãnh thổ.
Câu 2:
Đai nhiệt đới gió mùa có loại đất chủ yếu nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
Đai nhiệt đới gió mùa có hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên nhóm đất feralit.
Câu 3:
Ở vùng Tây Bắc có mùa đông ngắn và ấm hơn vùng Đông Bắc do ảnh hưởng của dãy núi nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Dãy Hoàng Liên Sơn làm suy yếu tác động của gió mùa Đông Bắc khiến mùa đông ở Tây Bắc có thời gian ngắn hơn và nền nhiệt cao hơn ở Đông Bắc.
Câu 4:
Quần thể du lịch nghỉ dưỡng Bà Nà thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Quần thể du lịch nghỉ dưỡng Bà Nà (Đà Nẵng) nằm trên núi Chúa thuộc dãy Trường Sơn, ở độ cao khoảng 1 500 m so với mực nước biển, nên mát mẻ quanh năm, thích hợp cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.
Câu 5:
Ở miền Nam, đai nhiệt đới gió mùa lên đến độ cao khoảng
Đáp án đúng là: D
Đai nhiệt đới gió mùa: ở độ cao dưới 600 - 700m (miền Bắc) hoặc dưới 900 - 1000m (miền Nam); mùa hạ nóng, sinh vật tiêu biểu là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và rừng nhiệt đới gió mùa.
Câu 6:
Khí hậu ở đai ôn đới gió mùa trên núi có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Đai ôn đới gió mùa trên núi: ở độ cao trên 2600m (chỉ có ở miền Bắc); khí hậu có tính chất ôn đới, sinh vật là các loài thực vật ôn đới (đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam...).
Câu 7:
Ở khu vực đồi núi, loại đất nào sau đây là phổ biến nhất?
Đáp án đúng là: A
Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành các vành đai đất theo độ cao. Ở nước ta, khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit, khu vực đồng bằng là đất phù sa. Càng lên cao, độ dày tầng đất càng giảm dần.
Câu 8:
Ở vùng đồi núi nước ta có địa hình chia cắt phức tạp nên gây khó khăn cho
Đáp án đúng là: A
Địa hình bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho giao thông và cần chú ý đến công tác phòng chống thiên tai như lũ quét, sạt lở,....
Câu 9:
Hoạt động kinh tế nào sau đây là thế mạnh ở khu vực đồng bằng?
Đáp án đúng là: C
Khu vực đồng bằng là vùng trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc nhỏ và gia cầm, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản... chủ yếu của cả nước, như ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long...
Câu 10:
Vùng biển và thềm lục địa ở nước ta có thế mạnh nào sau đây để phát triển giao thông vận tải biển?
Đáp án đúng là: B
Vùng biển và thềm lục địa của nước ta thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển.
- Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản và làm muối: Có nhiều loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, với trữ lượng tương đối lớn (tôm hùm, đồi mồi, yến sào,...), nghề làm muối có nhiều điều kiện để phát triển, nhất là vùng ven biển Nam Trung Bộ.
- Giao thông vận tải biển: Có nhiều vũng, vịnh để xây dựng các cảng nước sâu như cảng Cái Lân, cảng Chân Mây, cảng Vân Phong,...
- Khai thác năng lượng: Có tiềm năng về dầu khí; năng lượng gió, thuỷ triều.
- Du lịch biển: Có nhiều bãi tắm đẹp (Sầm Sơn, Thiên Cầm, Mỹ Khê, Nha Trang,...); nhiều đảo có phong cảnh đẹp, không khí trong lành (Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc,...).
Câu 11:
Ở nước ta hiện nay, đảo nào sau đây có diện tích lớn nhất?
Đáp án đúng là: D
Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, được mệnh danh là Đảo Ngọc. Những bãi biển nước trong xanh (Bãi Sao, Bãi Dài), ánh nắng chan hoà, là điều kiện thuận lợi để Phú Quốc trở thành điểm du lịch biển hấp dẫn.
Câu 12:
Địa điểm nào sau đây ở vùng núi có điều kiện phát triển mạnh du lịch?
Đáp án đúng là: A
Vùng núi còn có lợi thế phát triển du lịch với các phong cảnh đẹp và khí hậu ôn hoà như Tam Đảo, Đà Lạt,...
Câu 13:
Dọc ven biển nước ta có nhiều vũng vịnh, thuận lợi để
Đáp án đúng là: B
Dọc bờ biển có nhiều địa điểm nước sâu thuận lợi cho xây dựng cảng biển, đặc biệt là cảng nước sâu, điển hình như Vũng Áng (Hà Tĩnh), Quy Nhơn (Bình Định), Vân Phong (Khánh Hoà)...
Câu 14:
Cảng biển Vũng Áng thuộc tỉnh nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Dọc bờ biển có nhiều địa điểm nước sâu thuận lợi cho xây dựng cảng biển, đặc biệt là cảng nước sâu, điển hình như Vũng Áng (Hà Tĩnh), Quy Nhơn (Bình Định), Vân Phong (Khánh Hoà)...
Câu 15:
Vịnh Vân Phong thuộc tỉnh nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Vịnh Vân Phong nằm ở phía bắc tỉnh Khánh Hòa, thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là một trong những vịnh kín gió khi được bán đảo Hòn Gốm che chắn. Xét về địa hình, Vân Phong có điều kiện thuận lợi để phát triển cảng nước sâu khi có độ sâu tự nhiên lớn (khoảng 60km bờ biển có độ sâu từ 15 - 22m), không bị bồi lắng và luồng vào cảng ngắn với độ sâu trên 22m. Với vị trí nằm gần đường hàng hải quốc tế, nơi đây có điều kiện thuận lợi để xây dựng cảng trung chuyển quốc tế và phát triển kinh tế biển.