Bài 2: Địa hình Việt Nam có đáp án
Trắc nghiệm Địa 8 Cánh diều Bài 2: Địa hình Việt Nam có đáp án
-
78 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Địa hình chủ yếu trong cấu trúc địa hình của phần đất liền Việt Nam là
Đáp án đúng là: A
Việt Nam có khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền là địa hình đồi núi, kéo dài từ vùng Tây Bắc xuống đến Đông Nam Bộ.
Câu 2:
Địa hình nước ta có hướng nghiêng chung nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Địa hình nước ta có độ cao giảm dần từ nội địa ra biển, trùng với hướng tây bắc - đông nam. Hướng tây bắc - đông nam điển hình là các dãy núi: Con Voi, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc,...
Câu 3:
Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau trong giai đoạn nào dưới đây?
Đáp án đúng là: D
Địa hình nước ta được hình thành qua các giai đoạn khác nhau. Đến thời kì Tân kiến tạo được nâng lên và phần thành các bậc địa hình kế tiếp nhau: núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi, đồng bằng ven biển, thềm lục địa.
Câu 4:
Ở Việt Nam, đồng bằng chiếm
Đáp án đúng là: D
Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 diện tích đất liền, bao gồm đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là hai đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất. Dải đồng bằng ven biển miền Trung tương đối nhỏ hẹp và bị chia cắt bởi các nhánh núi của dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển.
Câu 5:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm chung của địa hình nước ta?
Đáp án đúng là: A
Đặc điểm chung của địa hình nước ta là
- Địa hình đồi núi chiếm ưu thế
- Địa hình có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung
- Địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt
- Địa hình chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và con người
-> Nhận định “Địa hình đồi núi cao chiếm phần lớn” là không đúng.
Câu 6:
Địa hình nước ta có tính chất phân bậc khá rõ rệt. Điều này được thể hiện thông qua việc
Đáp án đúng là: C
Địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt được biểu hiện ở một số đặc điểm sau:
- Lãnh thổ nước ta đã được tạo lập từ cách đây hàng chục triệu năm. Trải qua quá trình địa chất lâu dài, các vùng núi bị ngoại lực bào mòn, phá huỷ tạo nên những bề mặt san bằng, thấp và thoải.
- Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc địa hình lớn kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa. Trong đó, lại có các bậc địa hình nhỏ như các bề mặt san bằng, các cao nguyên xếp tầng, các bậc thềm sông, thềm biển,...
Câu 7:
Nước mưa hòa tan với đá vôi tạo nên dạng địa hình đặc trưng nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Nước mưa hoà tan đá vôi tạo ra dạng địa hình đặc trưng là cac-xtơ (karst), cùng với sự khoét sâu của các mạch nước ngầm tạo ra các hang động rộng lớn.
Câu 8:
Quá trình xâm thực, xói mòn ở nước ta diễn ra mạnh mẽ do
Đáp án đúng là: A
Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã đẩy nhanh tốc độ phong hoá; lượng mưa lớn và tập trung theo mùa làm cho quá trình xâm thực, xói mòn diễn ra mạnh mẽ, địa hình bị cắt xẻ. Bề mặt địa hình dễ bị biến đổi do hiện tượng trượt lở đất đá khi mưa lớn theo mùa.
Câu 9:
Ở nước ta, dãy núi nào sau đây chạy theo hướng vòng cung?
Đáp án đúng là: D
Địa hình nước ta có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. Hướng tây bắc - đông nam điển hình là các dãy núi: Con Voi, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc,...; Hướng vòng cung thể hiện rõ nét nhất ở vùng núi Đông Bắc (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều). Ngoài ra, còn có một số dãy núi chạy theo hướng đông - tây như Bạch Mã, Hoành Sơn,…
Câu 10:
Ở Việt Nam, các cao nguyên badan phân bố ở vùng nào dưới đây?
Đáp án đúng là: D
Dạng địa hình nổi bật ở vùng Tây Nguyên là các cao nguyên rộng lớn, xếp tầng, bề mặt phủ đất đỏ badan.
Câu 11:
Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm vùng núi Trường Sơn Bắc?
Đáp án đúng là: C
Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc có một số đặc điểm sau:
- Vùng núi Trường Sơn Bắc kéo dài khoảng 600km từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. Đây là vùng có độ cao trung bình khoảng 1 000 m, một số ít đỉnh cao trên 2000 m như: Pu Xai Lai Leng (2711m), Rào Cỏ (2235m).
- Trường Sơn Bắc có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng duyên hải miền Trung.
Câu 12:
Khu vực có bờ biển bồi tụ thích phát triển
Đáp án đúng là: B
Bờ biển bồi tụ (tại các châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long) có nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển, thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản.
Câu 13:
Các đồng bằng duyên hải ít màu mỡ hơn là do
Đáp án đúng là: A
Các đồng bằng duyên hải ít màu mỡ hơn so với hai đồng bằng châu thổ hạ lưu sông, do đất có nguồn gốc hỗn hợp từ phù sa sông và phù sa biển, trong đồng bằng có nhiều cồn cát.
Câu 14:
Vai trò chủ yếu của hệ thống kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long là
Đáp án đúng là: A
Trên mặt đồng bằng sông Cửu Long không có đê lớn để ngăn lũ. Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước như vùng Đồng Tháp Mười, vùng Tứ giác Long Xuyên. Đồng bằng có hệ thống kênh rạch tự nhiên và nhân tạo dày đặc có tác dụng tiêu nước, thau chua, rửa mặn.
Câu 15:
“Cao nguyên badan xếp tầng” phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi nào của nước ta?
Đáp án đúng là: D
Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên. Dạng địa hình nổi bật là các cao nguyên rộng lớn, xếp tầng, bề mặt phủ đất đỏ badan với một số cao nguyên rộng lớn như Kon Tum, Lâm Viên, Di Linh, Mơ Nông,…
Câu 16:
Tính nhiệt đới của thiên nhiên nước ta được bảo toàn trên phần lớn diện tích lãnh thổ do địa hình nước ta chủ yếu là
Đáp án đúng là: B
Do địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp nên tính nhiệt đới của thiên nhiên được bảo toàn trên phần lớn diện tích lãnh thổ.
Câu 17:
Đai nhiệt đới gió mùa có loại đất chủ yếu nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
Đai nhiệt đới gió mùa có hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên nhóm đất feralit.
Câu 18:
Ở vùng Tây Bắc có mùa đông ngắn và ấm hơn vùng Đông Bắc do ảnh hưởng của dãy núi nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Dãy Hoàng Liên Sơn làm suy yếu tác động của gió mùa Đông Bắc khiến mùa đông ở Tây Bắc có thời gian ngắn hơn và nền nhiệt cao hơn ở Đông Bắc.
Câu 19:
Ở đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi không phổ biến loại rừng nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: lên đến độ cao 2600m, khí hậu mát mẻ, sinh vật gồm có rừng cận nhiệt lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao,…
Câu 20:
Ở vùng đồi núi nước ta có địa hình chia cắt phức tạp nên gây khó khăn cho
Đáp án đúng là: A
Địa hình bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho giao thông và cần chú ý đến công tác phòng chống thiên tai như lũ quét, sạt lở,....
Câu 21:
Hoạt động kinh tế nào sau đây là thế mạnh ở khu vực đồi núi?
Đáp án đúng là: D
Khu vực đồi núi là nơi có nguồn lâm sản phong phú thuận lợi phát triển ngành lâm nghiệp; các đồng cỏ tự nhiên rộng lớn tạo điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn; thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả như các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên,...
Câu 22:
Hoạt động kinh tế nào sau đây là thế mạnh ở vùng biển và thềm lục địa?
Đáp án đúng là: B
Ở vùng biển và thềm lục địa có nhiều loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, với trữ lượng tương đối lớn (tôm hùm, đồi mồi, yến sào,...), nghề làm muối có nhiều điều kiện để phát triển, nhất là vùng ven biển Nam Trung Bộ.
Câu 23:
Vùng biển và thềm lục địa ở nước ta có thế mạnh nào sau đây để phát triển giao thông vận tải biển?
Đáp án đúng là: B
Vùng biển và thềm lục địa của nước ta thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển.
- Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản và làm muối: Có nhiều loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, với trữ lượng tương đối lớn (tôm hùm, đồi mồi, yến sào,...), nghề làm muối có nhiều điều kiện để phát triển, nhất là vùng ven biển Nam Trung Bộ.
- Giao thông vận tải biển: Có nhiều vũng, vịnh để xây dựng các cảng nước sâu như cảng Cái Lân, cảng Chân Mây, cảng Vân Phong,...
- Khai thác năng lượng: Có tiềm năng về dầu khí; năng lượng gió, thuỷ triều.
- Du lịch biển: Có nhiều bãi tắm đẹp (Sầm Sơn, Thiên Cầm, Mỹ Khê, Nha Trang,...); nhiều đảo có phong cảnh đẹp, không khí trong lành (Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc,...).
Câu 24:
Địa điểm nào sau đây ở vùng núi có điều kiện phát triển mạnh du lịch?
Đáp án đúng là: A
Vùng núi còn có lợi thế phát triển du lịch với các phong cảnh đẹp và khí hậu ôn hoà như Tam Đảo, Đà Lạt,...
Câu 25:
Dọc ven biển nước ta có nhiều vũng vịnh, thuận lợi để
Đáp án đúng là: B
Dọc bờ biển có nhiều địa điểm nước sâu thuận lợi cho xây dựng cảng biển, đặc biệt là cảng nước sâu, điển hình như Vũng Áng (Hà Tĩnh), Quy Nhơn (Bình Định), Vân Phong (Khánh Hoà)...