Hệ thống nội tiết: Giải phẫu, chức năng và rối loạn thường gặp

Các hormone được sản xuất và bài tiết bởi các tuyến trong hệ thống nội tiết sẽ kiểm soát gần như tất cả các quá trình trong cơ thể bạn. Những hormone này giúp điều phối các chức năng của cơ thể bạn, từ sự trao đổi chất đến tăng trưởng và phát triển, cảm xúc, tâm trạng, chức năng tình dục và thậm chí cả giấc ngủ.

Video sinh lý hệ nội tiết

Hệ thống nội tiết là gì?

Hệ thống nội tiết của bạn được tạo thành từ một số cơ quan được gọi là các tuyến nội tiết. Các tuyến này nằm trên khắp cơ thể của bạn, sản xuất và bài tiết (giải phóng) hormone.

Hormone là các chất hóa học điều phối các chức năng khác nhau trong cơ thể của bạn bằng cách truyền thông điệp qua máu đến các cơ quan, da, cơ và các mô khác. Những tín hiệu này cho cơ thể bạn biết phải làm gì và làm khi nào.

Hệ thống nội tiết hoạt động như thế nào?

Hệ thống nội tiết liên tục theo dõi lượng hormone trong máu của bạn. Các hormone gửi thông điệp của chúng thông qua các tế bào đích.

Tuyến yên cảm nhận khi nào nồng độ hormone ủa bạn tăng lên và thông báo cho các tuyến khác ngừng sản xuất và giải phóng hormone. Khi nồng độ hormone giảm xuống dưới một điểm nhất định, tuyến yên có thể kích thích các tuyến khác sản xuất và tiết ra nhiều hơn. Quá trình này được gọi là cân bằng nội môi, hoạt động tương tự như bộ điều nhiệt trong cơ thể bạn. Nội tiết tố ảnh hưởng đến hầu hết mọi quá trình trong cơ thể bạn, bao gồm:

  • Trao đổi chất (quá trình tiêu hóa và lấy năng lượng từ các chất dinh dưỡng).
  • Tăng trưởng và phát triển.
  • Cảm xúc và tâm trạng.
  • Khả năng sinh sản và chức năng tình dục.
  • Ngủ.
  • Huyết áp.

Đôi khi các tuyến sản xuất quá nhiều hoặc không đủ một loại hormone. Sự mất cân bằng này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như tăng cân, cao huyết áp và thay đổi giấc ngủ, tâm trạng và hành vi. Nhiều thứ có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và giải phóng hormone. Bệnh tật, căng thẳng và một số loại thuốc có thể gây mất cân bằng hormone.

Các tuyến của hệ thống nội tiết

Hệ thống nội tiết được tạo thành từ các cơ quan được gọi là các tuyến. Các tuyến sản xuất và giải phóng các hormone khác nhau nhằm vào những mục tiêu trong cơ thể. Bạn có các tuyến trên khắp cơ thể, bao gồm cả ở cổ, não và các cơ quan sinh sản. Một số tuyến rất nhỏ, kích thước bằng hạt gạo hoặc hạt đậu. Tuyến lớn nhất là tuyến tụy, dài khoảng 15cm.

Các tuyến sản xuất hormone chính bao gồm:

  • Tuyến dưới đồi: Tuyến này nằm trong não của bạn và kiểm soát phần lớn hệ thống nội tiết. Nó sử dụng thông tin từ hệ thống thần kinh để xác định thời điểm chi phối các tuyến khác sản xuất hormone, trong đó có cả tuyến yên. Vùng dưới đồi kiểm soát nhiều quá trình trong cơ thể bạn, bao gồm tâm trạng, cảm giác đói và khát, giấc ngủ và chức năng tình dục.
  • Tuyến yên: Tuyến nhỏ này chỉ to bằng hạt đậu nhưng lại đóng vai trò to lớn. Nó tạo ra các hormone kiểm soát một số tuyến khác như tuyến giáp, tuyến thượng thận, buồng trứng và tinh hoàn. Tuyến yên phụ trách nhiều chức năng khác nhau, bao gồm cả phát triển cơ thể. Nó nằm ở nền não.
Các tuyến yên và các hormone do chúng tiết raCác tuyến yên và các hormone do chúng tiết ra
  •  Tuyến giáp: Tuyến giáp của bạn là một tuyến hình bướm ở phía trước cổ. Nó chịu trách nhiệm về sự trao đổi chất của cơ thể
  • Tuyến cận giáp: 4 tuyến nhỏ này có kích thước nhỏ hơn một hạt gạo. Chúng kiểm soát mức độ canxi trong cơ thể của bạn. Để tim, thận, xương và hệ thần kinh hoạt động, bạn cần được cung cấp đủ lượng canxi.
  • Tuyến thượng thận: Bạn có 2 tuyến thượng thận nằm phía trên mỗi thận. Chúng kiểm soát sự trao đổi chất, huyết áp, tình dục và đáp ứng với căng thẳng.
  • Tuyến tùng: Tuyến này kiểm soát chu kỳ giấc ngủ của bạn bằng cách giải phóng melatonin, một loại hormone khiến bạn cảm thấy buồn ngủ.
  • Tuyến tụy: Tuyến tụy là một phần của hệ thống nội tiết và nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa của bạn. Nó sản xuất một loại hormone gọi là insulin kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.
  • Buồng trứng: Ở phụ nữ, buồng trứng tiết ra các hormone sinh dục gọi là estrogen, progesterone và testosterone. Mỗi phụ nữ có 2 buồng trứng ở 2 bên trong vùng bụng dưới.
  • Tinh hoàn: Ở nam giới, tinh hoàn sản xuất tinh trùng và giải phóng hormone testosterone. Hormone này ảnh hưởng đến sản xuất tinh trùng, sức mạnh cơ bắp và ham muốn tình dục.

Rối loạn thường gặp

Bệnh lý và rối loạn nào ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết?

Nhiều tình trạng có thể gây ra các vấn đề trong hệ thống nội tiết. Những tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe trên toàn cơ thể. Một số bệnh lý và rối loạn phổ biến nhất là:

  • Bệnh tiểu đường: Bệnh lý nội tiết này ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn sử dụng năng lượng từ thực phẩm bạn ăn. Bệnh tiểu đường phát triển khi tuyến tụy không sản xuất đủ hormone insulin hoặc insulin không hoạt động như bình thường.
  • Rối loạn tuyến giáp: Một số tình trạng có thể ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp. Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone. Cường giáp xảy ra khi nó tạo ra quá nhiều hormone.
  • Suy sinh dục nam (nồng testosterone thấp): Ở nam giới, suy sinh dục có thể gây rối loạn cương dương. Nó cũng có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ và khả năng tập trung, thay đổi sức mạnh cơ bắp và ham muốn tình dục thấp. Nó xảy ra khi tinh hoàn không sản xuất đủ hormone sinh dục testosterone.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic ovary syndrome - PCOS): Sự mất cân bằng nội tiết tố khiến phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang có kinh nguyệt không đều, mọc tóc bất thường, nổi mụn và tăng cân. Nó có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa và vô sinh.
  • Loãng xương: Khi buồng trứng của phụ nữ không sản xuất đủ estrogen, xương trở nên giòn và yếu. Mặc dù nó phổ biến hơn ở phụ nữ, nhưng đàn ông đôi khi bị loãng xương khi mức testosterone xuống quá thấp. Những người có tuyến cận giáp hoạt động quá mức (còn gọi là cường cận giáp ) cũng có thể bị loãng xương.

Các hóa chất gây rối loạn nội tiết cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết. Những hóa chất này xuất hiện ở khắp mọi nơi - trong thuốc trừ sâu, nhựa, mỹ phẩm và thậm chí cả thức ăn và nước uống của chúng ta. Các chất gây rối loạn nội tiết gây ra một loạt các vấn đề trên toàn cơ thể bằng cách thay đổi cách truyền tin của hormone.

Những rối loạn này phổ biến như thế nào?

  • Bệnh tiểu đường: Tỷ lệ bệnh tiểu đường trên toàn cầu đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 1980, tăng từ 4,7% lên 8,5% ở dân số trưởng thành
  • Rối loạn tuyến giáp: Tỉ lệ mắc các bệnh lý tuyến giáp khoảng 30% trong số những người từ 18-65 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh tăng lên theo tuổi. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn nam giới khoảng 5 lần.
  • Suy sinh dục nam: Khoảng 40% nam giới trên 45 tuổi có testosterone thấp. Mức độ hormone sinh dục này giảm tự nhiên khi nam giới già đi. Các yếu tố khác, chẳng hạn như chế độ ăn uống, cân nặng và các vấn đề sức khỏe khác của một người đàn ông cũng ảnh hưởng đến mức testosterone.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang: Tình trạng phổ biến này ảnh hưởng đến khoảng 5% đến 10% phụ nữ trưởng thành. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh.
  • Loãng xương: Hơn một nửa số người lớn trên 50 tuổi bị loãng xương. Nó có nhiều khả năng xảy ra ở phụ nữ hơn ở nam giới.

Làm thế nào tôi có thể giữ cho hệ thống nội tiết khỏe mạnh?

Để suy trì sức khỏe cũng như giữ cho hệ thống nội tiết khỏe mạnh, bạn nên tập thể dục, ăn uống điều độ và đi khám bệnh thường xuyên.

Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp hoặc hội chứng buồng trứng đa nang, hãy trao đổi với bác sĩ. Kiểm soát những tình trạng này có thể giúp bạn tránh được sự mất cân bằng hormone có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe.

Khi nào tôi nên đi khám bác sĩ?

Một số triệu chứng có thể chỉ ra tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tiểu đường. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có:

  • Cảm giác muốn đi tiểu nhiều.
  • Khát cực độ, ngay cả khi bạn đã uống nhiều nước.
  • Buồn nôn hoặc đau dạ dày không giảm.
  • Giảm cân đột ngột hoặc tăng cân không rõ nguyên nhân.
  • Suy kiệt hoặc suy nhược nghiêm trọng.
  • Đổ mồ hôi quá nhiều.
  • Các đợt tim đập nhanh đột ngột hoặc huyết áp tăng cao
  • Chậm phát triển hoặc tăng trưởng.

Xem Thêm:

Câu hỏi liên quan

Trị nám nội tiết là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự bền bỉ để tác động cả bên trong lẫn bên ngoài. Để đạt được điều này, ngoài trị liệu như đã nói ở trên thì còn cần: Bổ sung estrogen, Kết hợp các yếu tố: tránh xa chất kích thích; giảm căng thẳng; bổ sung các dưỡng chất cần thiết như chất béo tự nhiên, omega-3, vitamin,... và ngủ đủ giấc.
Xem thêm
Các chuyên gia đã khẳng định, tình trạng mụn nội tiết nặng không thể điều trị bằng các sản phẩm sữa rửa mặt hay kem dưỡng da thông thường. Do đó điều trị mụn nội tiết thường phải áp dụng các phương pháp điều trị bằng thuốc nhằm cân bằng nồng độ các hormone để làm sạch da từ bên trong.
Xem thêm
Xét nghiệm nội tiết nam, nữ gồm nhiều xét nghiệm nhỏ, nhằm đánh giá sức khỏe sinh sản, đời sống tình dục, khả năng sinh con.
Xem thêm
Tuyến nội tiết là các tuyến của hệ nội tiết, chúng sản xuất và giải phóng các hormone vào máu để đáp ứng nhu cầu của các bộ phận trong cơ thể. Tuyến không có ống tiết (ống dẫn), các tế bào tuyến đổ hormone trực tiếp vào máu.
Xem thêm
Mụn nội tiết là một loại mụn liên quan đến sự thay đổi của các loại hormone trong cơ thể mỗi người, và thường được gọi là mụn trứng cá. Mụn nội tiết có thể xuất hiện ở mọi nhóm tuổi nhưng phổ biến nhất vẫn là trong giai đoạn dậy thì, đặc biệt là ở phụ nữ.
Xem thêm
Nội tiết tố (hormone) là các hóa chất được sản xuất ra trong hệ nội tiết. Hormone sẽ di chuyển theo dòng máu đến các tế bào và cơ quan, phát tín hiệu hoạt động cho các cơ quan. Hormone giúp điều hòa các hoạt động quan trọng của cơ thể.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Nội tiết
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!