Giáo án PPT Hóa học 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước | Bài giảng điện tử Hóa học 11

Mua tài liệu
1900.edu.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án PowerPoint Hóa học 11 Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo bản POWERPOINT trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án PPT Hóa học 11 Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước

Giáo án điện tử Cân bằng trong dung dịch nước | Bài giảng PPT Hóa 11 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Giáo án điện tử Cân bằng trong dung dịch nước | Bài giảng PPT Hóa 11 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Giáo án điện tử Cân bằng trong dung dịch nước | Bài giảng PPT Hóa 11 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Giáo án điện tử Cân bằng trong dung dịch nước | Bài giảng PPT Hóa 11 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Giáo án điện tử Cân bằng trong dung dịch nước | Bài giảng PPT Hóa 11 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài giảng điện tử Cân bằng trong dung dịch nước (Chân trời sáng tạo 2023) | Giáo án PPT Hóa học 11 (ảnh 2)

Bài giảng điện tử Cân bằng trong dung dịch nước (Chân trời sáng tạo 2023) | Giáo án PPT Hóa học 11 (ảnh 3)

Bài giảng điện tử Cân bằng trong dung dịch nước (Chân trời sáng tạo 2023) | Giáo án PPT Hóa học 11 (ảnh 4)

Bài giảng điện tử Cân bằng trong dung dịch nước (Chân trời sáng tạo 2023) | Giáo án PPT Hóa học 11 (ảnh 5)

Bài giảng điện tử Cân bằng trong dung dịch nước (Chân trời sáng tạo 2023) | Giáo án PPT Hóa học 11 (ảnh 6)

.............................................

..............................................

..............................................

Tài liệu có 32 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án PPT Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước.

Giáo án Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước

I. Mục tiêu

1) Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập, tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục.

Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.

Năng lực hợp tác: Học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/ nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề xuất được những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận thức được vấn đề, suy nghĩ tìm ra được cách giải quyết vấn đề và giải quyết được vấn đề.

2) Năng lực chuyên biệt

Năng lực nhận thức hóa học:

+ Nêu được khái niệm sự điện li, chất điện li, chất không điện li.

+ Trình bày được thuyết Bronsted – Lowry về acid – base.

+ Nêu được khái niệm và ý nghĩa của pH trong thực tiễn.

+ Viết được biểu thức tính pH.

+ Nêu được nguyên tắc xác định nồng độ acid, base mạnh bằng phương pháp chuẩn độ.

Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học:

+ Liên hệ giá trị pH ở các bộ phận trong cơ thể với sức khoẻ con người, pH của đất, nước, tới sự phát triển của động thực vật.

Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:

+ Biết cách sử dụng các chất chỉ thị để xác định pH (môi trường acid, base, trung tính) bằng các chất chỉ thị phổ biến như giấy chỉ thị màu, quỳ tím, phenolphthalein…

+ Thực hiện được thí nghiệm chuẩn độ acid – base: chuẩn độ dung dịch base mạnh (sodium hydroxide) bằng dung dịch acid mạnh (hydrochloric acid).

+ Trình bày được ý nghĩa thực tiễn cân bằng trong dung dịch nước của ion Al3+, Fe3+ và CO32-.

3) Phẩm chất

Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Hóa học.

Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ.

Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập.

Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể.

Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Mô phỏng khảo sát tính dẫn điện của nước cất và một số dung dịch.

- Mô phỏng thí nghiệm tính dẫn điện của dung dịch hydrochloric acid, acetic acid, glucose.

- Giấy chỉ thị pH vạn năng, máy đo pH (mỗi nhóm 1 bộ).

- Bộ dụng cụ, hoá chất chuẩn độ (mỗi nhóm 1 bộ).

- Phiếu học tập, slide, máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh

- SGK, vở ghi.

- Chuẩn bị sẵn 1 mẫu dung dịch để đo pH ở trên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1: Mở đầu                                

a. Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức cũ, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới.

b. Nội dung:

GV sử dụng câu hỏi mở đầu để dẫn dắt HS vào bài mới:

Các hợp chất acid và base có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Acid, base là gì? Làm cách nào có thể xác định được nồng độ của dung dịch acid, base?

c. Sản phẩm:

Câu trả lời của HS, dự kiến:

- Acid là chất cho proton (H+), base là chất nhận proton. Acid và base có thể là phân tử hoặc ion.

- Để xác định nồng độ của dung dịch acid, base có thể dùng phương pháp chuẩn độ acid – base.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu vấn đề: Các hợp chất acid và base có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Acid, base là gì?

- HS tiếp nhận vấn đề, hình thành nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ tìm câu trả lời.

- GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện 1 HS trình bày câu trả lời; HS có thể trình bày khái niệm acid, base theo kiến thức THCS hoặc kiến thức lớp 11 đã tìm hiểu trong SGK.

- Các HS còn lại chú ý theo dõi, nhận xét, góp ý.

GV dẫn dắt vào bài: GV nhận xét câu trả lời của HS.

Vậy làm thế nào để xác định được nồng độ của acid – base sau đây chúng ta cùng tìm hiểu ở bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự điện li

a) Mục tiêu: Nêu được khái niệm sự điện li.

b) Nội dung:

Học sinh làm việc theo nhóm cùng bàn, hoàn thành phiếu học tập số 1, từ đó lĩnh hội kiến thức:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Quét mã QR xem video mô phỏng:

+ Nhận xét hiện tượng xảy ra khi thực hiện thí nghiệm. So sánh tính dẫn điện của nước cất và các dung dịch.

+ Hãy cho biết nguyên nhân vì sao dung dịch NaCl có tính dẫn điện.

2. Sự điện li là gì?

c) Sản phẩm:

Câu trả lời của HS, dự kiến:

1.

Hiện tượng: Bóng đèn ở cốc đựng dung dịch sodium chloride sáng, còn bóng đèn ở cốc đựng nước cất và dung dịch saccharose không sáng.

=> Dung dịch sodium chloride dẫn điện; nước cất và dung dịch saccharose không dẫn điện.

+ Dung dịch NaCl có tính dẫn điện do trong nước NaCl có thể phân li ra thành các ion.

NaCl → Na+ + Cl-.

2. Quá trình phân li các chất trong nước tạo thành ion gọi là sự điện li.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ cùng bàn hoàn thành phiếu học tập số 1.

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.

- GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

- Các HS còn lại chú ý theo dõi, nhận xét.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức.

I. Sự điện li, chất diện li, chất không điện li

1. Sự điện li

Quá trình phân li các chất trong nước tạo thành các ion được gọi là sự điện li.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phân loại các chất điện li

a) Mục tiêu: Nêu được khái niệm chất điện li, chất không điện li.

b) Nội dung: Học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ (cùng bàn) hoàn thành phiếu học tập số 2 từ đó lĩnh hội kiến thức.

.....................................

.....................................

.....................................

Trên đây vừa trình bày tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án PPT Hóa học 11 Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước sách Chân trời sáng tạo.

Xem thêm các bài giảng điện tử Hóa học 11 Chân trời sáng tạo, chi tiết khác:

Để mua Giáo án PPT Hóa học 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Mua tài liệu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!