Giải VBT Tiếng Việt lớp 4 Bài 18: Bước mùa xuân | Kết nối tri thức

1900.edu.vn xin giới thiệu giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Bài 18: Bước mùa xuân sách Kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Tiếng Việt lớp 4 từ đó giúp bạn học tốt môn Tiếng Việt 4. Mời các bạn đón xem:

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Bài 18: Bước mùa xuân

Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn miêu tả cây cối (tiếp theo)

Bài 1 (trang 65 VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 2): Đọc bài văn Cây cà chua ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 4, tập hai, trang 87) và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Nêu ý chính của từng phần trong bài.

Mở bài

 

 

 

Thân bài

 

 

 

Kết bài

 

 

 

b. Trong phần thân bài, đặc điểm của cây cà chua được miêu tả theo trình tự nào?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

c. Đánh số thứ tự vào ô trống thể hiện cách sắp xếp chi tiết theo trình tự phát triển của cây cà chua.

 

Vươn ngọn

 

Nở hoa

 

Hỏa tán

 

Ra quả

 

Quả chín

 

d. Trong bài văn, chi tiết nào cho thấy tác giả tả cây kết hợp với tả những sự vật có liên quan đến cây?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Trả lời:

a.

Mở bài

 

Đoạn văn đầu à Giới thiệu về cây cà chua

 

Thân bài

 

Từ “Cây cà chua vươn những ngọn...” đến “.... gọi người đến hái.” à Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cà chua

 

Kết bài

 

Đoạn cuối à Tác dụng của cây cà chua.

 

b. Trong phần thân bài, đặc điểm của cây cà chua được miêu tả theo trình tự từng thời kì phát triển của cây.

c. Trình tự phát triển của cây cà chua:

1

Vươn ngọn

3

Nở hoa

2

Tỏa tán

4

Ra quả

5

Quả chín

 

d. Trong bài văn, chi tiết cho thấy tác giả tả cây kết hợp với tả những sự vật có liên quan đến cây là: Nắng gửi thêm màu đẹp trên hoa, quả lớn quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con....

Bài 2 (trang 66 VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 2): Em học được những gì về cách tả cây cối từ bài văn Cây cà chua?

G: Nêu những điều em học được về trình tự miêu tả, cách dùng từ, viết câu, cách sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoa khi miêu tả cây,...

Trả lời:

Em học được ngoài cách tả lần lượt từng bộ phận của cây, ta có thể tả đặc điểm của cây theo từng thời kì phát triển. Có thể kết hợp tả sự vật, hoạt động có liên quan đến cây.

Nói và nghe: Những miền quê yêu dấu

Yêu cầu: Em hãy giới thiệu về một miền quê mà em yêu mến.

Bài 1 (trang 67 VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 2): Chuẩn bị nội dung giới thiệu.

Em muốn giới thiệu về miền quê nào?

 

Cảnh vật và con người nơi đó có gì thú vị?

 

Em mong ước điều gì cho miền quê đó?

 

Trả lời:

- Miền quê em yêu mến: ngoại thành Hà Nội.

- Cảnh vật:

+ Ông mặt trời thức dậy từ sớm để đánh thức mọi vật.

+ Phía xa, cánh đồng lúa rộng mênh mông. Những bông lúa chín nặng trĩu, vàng ươm.

+ Đầu làng, lũy tre in với mái đình cổ kính và nghiêm trang.

+ Trên triền đê, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.

+ Thỉnh thoảng, trong làng lại vang lên tiếng gà gáy.

+ Dòng sông hiền hòa chảy qua làng, bồi đắp phù sa màu mỡ cho ruộng đồng.

- Con người:

+ Các bác nông dân đang làm việc hăng say.

+ Những buổi chiều mát mẻ, em thường cùng các anh chị ra đây để thả diều. Những con diều bay cao trong gió như ước mơ của tuổi thơ đang bay cao bay xa.

- Mong ước của em: Em mong sao làng quê em vẫn mãi bình yên, êm ả như vậy!

Bài 2 (trang 68 VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 2): Ghi lại ý kiến góp ý của thầy cô hoặc bạn bè về bài trình bày của em.

Trả lời:

- Ghi lại ý kiến góp ý.

Vận dụng

Bài 1 (trang 68 VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 2): Ghi lại những thông tin thú vị về miền quê mà bạn đã giới thiệu để chia sẻ với người thân.

Trả lời:

Em tiến hành chia sẻ với người thân thông tin về những miền quê em hoặc bạn đã giới thiệu.

Bài 2 (trang 68 VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 2): Tìm đọc sách báo về quê hương, đất nước.

- Tên bài:

- Tên tác giả:

- Ghi lại các thông tin em yêu thích trong bài đọc:

Trả lời:

- Tên sách: Nước Việt Nam

- Tác giả: Hạo Nhiên

- Nội dung: giới thiệu về các vùng miền, các danh lam thắng cảnh của Việt Nam.

Xem thêm các bài giải VBT Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

 

Câu hỏi liên quan

- Các từ đồng nghĩa với từ quê hương là: quê cha đất tổ, quê quán, nơi chôn rau cắt rốn,... - Đặt câu: + Dù đã đi xa nhưng em lúc nào cũng nhớ nơi chôn rau cắt rốn của mình. + Quê quán của em ở Hà Nội.
Xem thêm
- Tên sách: Nước Việt Nam
Xem thêm
Theo em, tác giả muốn nói về những thay đổi của cảnh vật khi mùa xuân tới. * Học thuộc lòng bài thơ.
Xem thêm
Mỗi dịp nghỉ hè, em thường về thăm quê. Quê em ở ngoại thành Hà Nội. Nơi đây là một vùng quê xinh đẹp và yên bình. Thời tiết ngày hè rất nóng bức. Ông mặt trời thức dậy từ sớm để đánh thức mọi vật. Phía xa, cánh đồng lúa rộng mênh mông. Những bông lúa chín nặng trĩu, vàng ươm. Các bác nông dân đang làm việc hăng say. Đầu làng, lũy tre in với mái đình cổ kính và nghiêm trang. Trên triền đê, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ. Những buổi chiều mát mẻ, em thường cùng các anh chị ra đây để thả diều. Những con diều bay cao trong gió như ước mơ của tuổi thơ đang bay cao bay xa. Thỉnh thoảng, trong làng lại vang lên tiếng gà gáy. Dòng sông hiền hòa chảy qua làng, bồi đắp phù sa màu mỡ cho ruộng đồng. Em mong sao làng quê em vẫn mãi bình yên, êm ả như vậy! Kết thúc kì nghỉ hè, em phải trở về với cái ồn ào, tấp nập của phố phường Hà Nội nhưng những bình yên quê hương đem lại vẫn luôn thổn thức trong tâm trí em. Mỗi dịp rảnh rỗi, em lại trở về quê hương.
Xem thêm
Đoạn văn đầu à Giới thiệu về cây cà chua
Xem thêm
Em tiến hành chia sẻ với người thân thông tin về những miền quê em hoặc bạn đã giới thiệu.
Xem thêm
Trong bài thơ, những từ ngữ gợi lên vẻ đẹp của nắng xuân, mưa xuân, gió xuân là: - Mưa xuân: Uốn mềm ngọn lúa - Nắng xuân: trong veo - Gió xuân: thơm hương lá
Xem thêm
- Miền quê em yêu mến: ngoại thành Hà Nội.
Xem thêm
Em tiến hành chia sẻ với người thân thông tin về những miền quê em hoặc bạn đã giới thiệu.
Xem thêm
Em học được ngoài cách tả lần lượt từng bộ phận của cây, ta có thể tả đặc điểm của cây theo từng thời kì phát triển. Có thể kết hợp tả sự vật, hoạt động có liên quan đến cây.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Bước mùa xuân
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!