Giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 8: Đò ngang | Kết nối tri thức

1900.edu.vn giới thiệu giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 8: Đò ngang sách Kết nối tri thức gồm đầy đủ các phần Đọc, Viết, Đọc mở rộng giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1. Mời các bạn đón xem:

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Bài 8: Đò ngang

Đọc: Đò ngang trang 34, 35, 36

Khởi động

Trao đổi với bạn về những điểm giống và khác nhau giữa hai con thuyền trong tranh dưới đây. 

Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 34, 35, 36, 37 Bài 8: Đò ngang | Kết nối tri thức (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ hai con thuyền trong tranh và chỉ ra điểm giống và khác nhau. 

Lời giải:

- Giống: đều là con thuyền có thể chở người di chuyển trên mặt sông.

- Khác nhau: 

+ Thuyền bên trái có kích thước nhỏ, diện tích bé, có vòm mái đen, không có cánh buồm, trông rất thô sơ.

+ Thuyền bên phải có kích thước lớn, diện tích lớn hơn, có cánh buồm màu đỏ, trông hiện đại hơn.

Bài đọc

ĐÒ NGANG

Trời chưa sáng, bên kia sông đã vang lên tiếng gọi: "Ơ... đò....” Đò ngang tỉnh giấc, vội vã quay lái sang sông đón khách.

Ngày nào cũng vậy, bất kể sớm khuya, đò ngang chăm chỉ lo việc đưa đò giữa hai bờ sông. Đôi lúc, đò ngang nhìn thấy anh thuyền mành đi qua. Thuyền mành vạm vỡ, to lớn, giương cao cánh buồm lộng gió, lướt sóng ào ào, giống như con chim khổng lồ cất cánh tung bay đến những bến bờ xa. Chắc ở những nơi đó có biết bao cái mới lạ để thuyền mành học hỏi, giúp anh ấy lớn lên. Mỗi lần nghĩ vậy, đò ngang lại cảm thấy đôi bờ của mình quá chật hẹp, muốn vứt bỏ tất cả để được đến một nơi nào đó mới và rộng lớn hơn.

Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 34, 35, 36, 37 Bài 8: Đò ngang | Kết nối tri thức (ảnh 2)

Một buổi trưa nắng, đò ngang nằm nghỉ ở bến nước, chợt thuyền mành ghé đến. Đò ngang reo to:

- Chào anh thuyền mành! Đã lâu anh mới ghé lại!

- Chào bạn thân mến! Tôi lại đi ngay vì còn ghé nhiều bến.

- Tuyệt quá! Những nơi anh đến có bao điều mới lạ giúp anh thêm hiểu biết. Tôi chỉ mong được như vậy.

Thuyền mành nghĩ ngợi rồi nói:

- Thực ra ở bất cứ đâu cũng có những điều để chúng ta học hỏi. Như ở ngay bến sông này, anh được gặp rất nhiều thuyền từ khắp nơi đổ về. Và mỗi ngày anh đều đón hàng trăm khách mới, mỗi người một vẻ.

Thấy đò ngang đăm chiêu, thuyền mành nói với giọng thân mật:

- Quan trọng nhất là đò ngang được mọi người quý mến vì làm công việc nối lại đôi bờ. Mỗi khi đò ngang cập bến, mọi người đều ùa ra reo mừng. Quả thật, tôi cũng muốn được như vậy.

Bên kia sông chợt vang lên tiếng: "Ơ... đò....” Đò ngang chào thuyền mành rồi vội vã sang sông đón khách. 

(Theo Võ Quảng)

Từ ngữ:

Đăm chiêu: có vẻ đang phải băn khoăn, suy nghĩ.

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 35 Câu 1: Thuyền mành hiện ra như thế nào trong cảm nhận của đò ngang? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ câu văn thứ 3 của đoạn 2 trong bài đọc để tìm câu trả lời.

Thuyền mành vạm vỡ, to lớn, giương cao cánh buồm lộng gió, lướt sóng ào ào, giống như con chim khổng lồ cất cánh tung bay đến những bến bờ xa. 

Lời giải:

Trong cảm nhận của đò ngang, thuyền mành hiện ra một cách vạm vỡ, to lớn, giương cao cánh buồm lộng gió, lướt sóng ào ào, giống như con chim khổng lồ cất cánh tung bay đến những bến bờ xa. 

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 35 Câu 2Đò ngang nhận ra mình khác thuyền mành như thế nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc câu cuối của đoạn 2 trong bài đọc để tìm câu trả lời.

Mỗi lần nghĩ vậy, đò ngang lại cảm thấy đôi bờ của mình quá chật hẹp, muốn vứt bỏ tất cả để được đến một nơi nào đó mới và rộng lớn hơn.

Lời giải:

Đò ngang nhận ra đôi bờ của mình quá chật hẹp, muốn vứt bỏ tất cả để được đến một nơi nào đó mới và rộng lớn hơn. 

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 35 Câu 3Theo em, thuyền mình muốn nói gì với đò ngang qua câu: “Ở bất cứ đâu cũng có những điều để chúng ta học hỏi.”? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ câu văn, suy nghĩ và trả lời. 

Lời giải:

Thuyền mành muốn nói với đò ngang rằng chỉ cần chúng ta có lòng ham học, mong muốn học hỏi thì dù ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào chúng ta đều có thể tìm học được những điều mới mẻ. Sự học hỏi vốn không có giới hạn. Việc học không bị giới hạn bởi một không gian hay thời gian nào vì thế do dù là những nơi tưởng chừng như nhỏ bé, quen thuộc nhất cũng chứa đựng nhiều bài học có giá trị. 

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 35 Câu 4Thuyền mành giúp đỡ ngang nhận ra giá trị của mình như thế nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ lời thoại của thuyền mành để tìm ra câu trả lời.

- Thực ra ở bất cứ đâu cũng có những điều để chúng ta học hỏi. Như ở ngay bến sông này, anh được gặp rất nhiều thuyền từ khắp nơi đổ về. Và mỗi ngày anh đều đón hàng trăm khách mới, mỗi người một vẻ.

Thấy đò ngang đăm chiêu, thuyền mành nói với giọng thân mật:

- Quan trọng nhất là đò ngang được mọi người quý mến vì làm công việc nối lại đôi bờ. Mỗi khi đò ngang cập bến, mọi người đều ùa ra reo mừng. Quả thật, tôi cũng muốn được như vậy.

Lời giải:

Thuyền mành giúp đò ngang nhận ra giá trị riêng của mình bằng cách chỉ ra cho đò ngang thấy: ở ngay bến sông này, anh được gặp rất nhiều thuyền từ khắp nơi đổ về. Và mỗi ngày anh đều đón hàng trăm khách mới, mỗi người một vẻ. Quan trọng nhất là đò ngang được mọi người quý mến vì làm công việc nối lại đôi bờ. Mỗi khi đò ngang cập bến, mọi người đều ùa ra reo mừng. 

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 35 Câu 5Theo em, câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

A. Ở đâu cũng có những điều mới lạ cho chúng ta học hỏi.

B. Mỗi người một việc, việc nào cũng đáng quý.

C. Người chăm chỉ làm tốt công việc của mình sẽ được tôn trọng và yêu quý.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ nội dung bài đọc và rút ra bài học. Từ đó chọn đáp án đúng. 

Lời giải:

Theo em, câu chuyện muốn nói với chúng ta: Ở đâu cũng có những điều mới lạ cho chúng ta học hỏi, Mỗi người một việc, việc nào cũng đáng quý.

Chọn A và B.

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 36 Câu 1Tìm cách giải thích ở cột B phù hợp với thành ngữ ở cột A. 

Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 34, 35, 36, 37 Bài 8: Đò ngang | Kết nối tri thức (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các thành ngữ ở cột A và nghĩa ở cột B để nối sao cho phù hợp. 

Lời giải:

Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 34, 35, 36, 37 Bài 8: Đò ngang | Kết nối tri thức (ảnh 4)

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 36 Câu 2Thành ngữ nào có thể thay cho bông hoa trong mỗi câu sau?

a. Em rất nể phục Lâm, vì bạn ấy là người rất sáng tạo, ......., giúp lớp em luôn dẫn đầu cả trường trong các hoạt động chung.

b. Lớp chúng em .........., chẳng bạn nào giống bạn nào.

c. Chị ấy .........., nhanh thoăn thoắt, loáng một cái đã xong việc.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu và tìm thành ngữ phù hợp. 

Lời giải:

a. Em rất nể phục Lâm, vì bạn ấy là người rất sáng tạo, dám nghĩ dám làm, giúp lớp em luôn dẫn đầu cả trường trong các hoạt động chung.

b. Lớp chúng em mỗi người một vẻ, chẳng bạn nào giống bạn nào.

c. Chị ấy miệng nói tay làm, nhanh thoăn thoắt, loáng một cái đã xong việc. 

Viết: Viết báo cáo thảo luận nhóm trang 36

Chủ đề

VIẾT BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM

Viết báo cáo thảo luận nhóm về một trong các chủ để dưới đây:

Chủ đề 1: Kế hoạch quyên góp sách báo tặng các trường vùng khó khăn. 

Chủ đề 2: Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.

Chủ đề 3: Kế hoạch trang trí lớp học chuẩn bị cho một ngày đặc biệt của lớp, của trường.

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 36 Câu 1Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 7, viết báo cáo theo yêu cầu của đề bài.

Lưu ý: Dùng dấu gạch ngang đánh dấu mỗi kết quả thảo luận.

Phương pháp giải:

Em dựa vào dàn ý đã lập để viết báo cáo theo yêu cầu. 

Lời giải:

BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM VỀ KẾ HOẠCH QUYÊN GÓP SÁCH BÁO TẶNG CÁC TRƯỜNG VÙNG KHÓ KHĂN

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 4E 

Hôm nay vào lúc 9 giờ ngày 05 tháng 09 năm 2023, tại phòng học lớp 4E, nhóm 1 đã tiến hành thảo luận chủ đề thảo luận nhóm về: "Kế hoạch quyên góp sách báo tặng các trường vùng khó khăn".

Thành phần tham gia

- Nam Tú (chủ tọa)

- Ngọc Anh (thư kí)

- Mai Anh, Minh Ngọc, Quang, Minh Huy, Mai Linh, Trần Quốc, Trần Linh, Ngọc Tú, Huy Bảo, Bảo Châu, Đình Nam (thành viên)

Sau khi thảo luận, chủ tọa đã thống nhất ý kiến và phân công như sau:

+ Phát động quyên góp, tiếp nhận và trao gửi: Mai Anh, Minh Ngọc, Quang

+ Thống kê số lượng sách báo và cân sách: Nam Tú, Minh Huy, Mai Linh, Trần Quốc

+ Tổng hợp sách và báo theo từng phân loại: Trần Linh, Ngọc Tú, Huy Bảo

+ Đóng gói: Ngọc Anh, Bảo Châu, Đình Nam  

Người viết báo cáo

Thư kí 

(kí tên) 

Ngọc Anh

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 36 Câu 2Đọc soát và chỉnh sửa báo cáo.

a. Đọc lại bài làm của em để phát hiện lỗi.

Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 34, 35, 36, 37 Bài 8: Đò ngang | Kết nối tri thức (ảnh 5)

b. Chỉnh sửa lỗi báo cáo (nếu có).

Đọc lại bài viết của em và chỉnh sửa theo nhận xét của thầy cô.

Phương pháp giải:

Em đọc lại bài làm và chỉnh sửa nếu có. 

Lời giải:

Em đọc lại bài làm và chỉnh sửa nếu có. 

Đọc mở rộng trang 37

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 37 Câu 1Đọc một câu chuyện có nhân vật mang đặc điểm nổi bật về ngoại hình hoặc tính cách,... (câu chuyện trong cuốn sách em mang đến lớp hoặc mượn từ tủ sách của lớp, thư viện của trường).

Phương pháp giải:

Em tìm đọc câu chuyện có nhân vật mang đặc điểm nổi bật về ngoại hình hoặc tính cách qua sách báo, internet,… 

Lời giải:

Ví dụ: cuộc phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn

Cốt truyện xoay quanh cuộc sống tự lập và mối quan hệ của những cô bé, cậu bé tí hon ở thành phố Diều và các thành phố hư cấu khác. Trong số các em bé này thì Mít Đặc là một cậu bé nổi đình đám nhất với những ý nghĩ nghịch ngợm và kỳ quặc của cậu. Trái ngược lại với Mít Đặc là Biết Tuốt, một cậu bé hiểu biết rộng, chững chạc và thường bị Mít Đặc ghen tị. Các cô bé, cậu bé này biết làm thành thạo những công việc của một người lớn như biết sửa xe, vẽ tranh, làm khinh khí cầu, làm thơ, chữa bệnh...

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 37 Câu 2Viết phiếu đọc sách theo mẫu. 

Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 34, 35, 36, 37 Bài 8: Đò ngang | Kết nối tri thức (ảnh 6)

Phương pháp giải:

Em tìm đọc câu chuyện và điền vào phiếu thích hợp. 

Lời giải:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên câu chuyện: Hachiko chú chó đợi chờ

Tác giả: Luis Prats

Ngày đọc: 1/10/2023

Nhân vật: Giáo sư Eisaburo Ueno và chú chó Hachiko

Nội dung chính: Cuốn sách kể về cuộc sống và tình cảm, sự trung thành của chú chó Hachiko dành cho người chủ của mình. Giáo sư Eisaburo Ueno là chủ của Hachiko, khi chủ còn sống, Hachiko hàng ngày theo ông đến nhà ga tiễn ông đi làm, đều đặn 5 giờ chiều lại đến nhà ga đón ông trở về. Nhưng rồi giáo sư qua đời, Hachiko thì không biết điều đó, chú chó vẫn làm công việc của mình, chờ chủ trong mòn mỏi bất kể mưa nắng không thiếu một ngày nào trong suốt 10 năm.

Đặc điểm nổi bật của nhân vật: sự trung thành và tình yêu thương

Điều em học được từ nhân vật: Sự trung thành của chú chó khiến Hachiko trở thành biểu tượng cho lòng trung thành ở đất nước Nhật Bản, trở thành chú chó nổi tiếng nhất thế giới. Từng câu chuyện của Hachiko khiến con tim em lay động, những hàng nước mắt vẫn không thể kìm được mỗi lần đọc sách.

Mức độ yêu thích: 5 sao

 
 

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 37 Câu 3Trao đổi với bạn những điều thú vị về câu chuyện em đã đọc.

G: Nói về những điều em đã ghi trong phiếu đọc sách hoặc những điều thú vị khác. 

Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 34, 35, 36, 37 Bài 8: Đò ngang | Kết nối tri thức (ảnh 7)

Phương pháp giải:

Em tiến hành trao đổi với bạn những điều thú vị về câu chuyện em đã đọc. 

Lời giải:

Em thích chú chó Hichiko trong tác phẩm Hikachi chú chó chờ đợi. Câu chuyện không chỉ là đề cập đến sự trung thành của một chú chó đối với chủ nhân của mình mà còn là một tình bạn chân thành, đủ sức làm rung động trái tim của hàng triệu người trên thế giới. 

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 37 Vận dụngTìm trong từ điển thành ngữ một số thành ngữ nói về con người. Trao đổi với người thân về nghĩa của những thành ngữ đó và ghi vào sổ tay. 

Phương pháp giải:

Em tiến hành tìm các thành ngữ nói về con người và trao đổi với người thân. 

Lời giải:

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Chỉ lòng biết ơn, khi ăn được quả ngọt phải nhớ người trồng trọt, chăm sóc.

- Cái nết đánh chết cái đẹp: Nói về nhan sắc và đức hạnh, đức hạnh quan trọng hơn nhan sắc.

- Cha mẹ sinh con, trời sinh tính: Thể xác do cha mẹ ban cho nhưng tánh nết cha mẹ không quyết định được.

- Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà: Ý nói vấn đề dạy dỗ con cái đừng quá nuông chiều dễ sinh hư.

- Chín người mười ý: Mỗi người mỗi ý, khó mà chiều theo cho đặng, cho đều.

- Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh: Dù ít hay nhiều thì con cháu cũng sẽ có nét giống với ông bà, cha mẹ không chỉ ở vẻ bề ngoài mà còn ở tính cách.  

Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 6: Nghệ sĩ trống

Bài 7: Những bức chân dung

Bài 9: Bầu trời trong quả trứng

Bài 10: Tiếng nói của cỏ cây

Bài 11: Tập làm văn

Câu hỏi liên quan

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Chỉ lòng biết ơn, khi ăn được quả ngọt phải nhớ người trồng trọt, chăm sóc.
Xem thêm
Ví dụ: cuộc phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn
Xem thêm
a. Em rất nể phục Lâm, vì bạn ấy là người rất sáng tạo, dám nghĩ dám làm, giúp lớp em luôn dẫn đầu cả trường trong các hoạt động chung.
Xem thêm
Em thích chú chó Hichiko trong tác phẩm Hikachi chú chó chờ đợi
Xem thêm
Chọn A và B.
Xem thêm
Thuyền mành giúp đò ngang nhận ra giá trị riêng của mình bằng cách chỉ ra cho đò ngang thấy
Xem thêm
Trong cảm nhận của đò ngang, thuyền mành hiện ra một cách vạm vỡ, to lớn, giương cao cánh buồm lộng gió, lướt sóng ào ào, giống như con chim khổng lồ cất cánh tung bay đến những bến bờ xa. 
Xem thêm
Đò ngang nhận ra đôi bờ của mình quá chật hẹp, muốn vứt bỏ tất cả để được đến một nơi nào đó mới và rộng lớn hơn. 
Xem thêm
Thuyền mành muốn nói với đò ngang rằng chỉ cần chúng ta có lòng ham học, mong muốn học hỏi thì dù ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào chúng ta đều có thể tìm học được những điều mới mẻ
Xem thêm
- Giống: đều là con thuyền có thể chở người di chuyển trên mặt sông.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Đò ngang
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!