Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Bài 4: Công chúa và người dẫn chuyện
Đọc: Công chúa và người dẫn chuyện trang 20, 21
* Nội dung chính Công chúa và người dẫn chuyện: Câu chuyện kể về vai diễn công chúa và người dẫn chuyện của Giét-xi. Tuy không được diễn vai công chúa nữa nhưng Giét-xi đã nhận ra mỗi người có một vẻ đẹp riêng, và vai người dẫn chuyện cũng rất hợp với cô.
* Khởi động
Trả lời:
- Chào các bạn, tôi là hoa hồng. Tôi có bộ váy màu đỏ với mùi hương cơ thể thơm ngát. Những cánh tay lá của tôi có hình răng cưa xanh đậm. Mọi người hay gọi tôi là công chúa bởi tôi sở hữu một vẻ đẹp kiều diễm, xinh xắn.
* Đọc văn bản
Văn bản: Công chúa và người dẫn chuyện
Sau bữa ăn trưa, cô giáo thông báo Giét-xi được chọn đóng vai công chúa trong vở kịch sắp tới. Cảm nhận được ánh mắt ngưỡng mộ của bạn bè, Giét-xui vui lắm.
Về nhà, Giét-xi hào hứng kể cho mẹ nghe. Cả tuần ấy, tối nào mẹ cũng tập lời thoại cùng Giét-xi. Giét-xi siêng năng luyện tập và nhớ lời thoại rất nhanh. Nhưng khi lên sân khấu diễn thử, mọi lời thoại trong đầu Giét-xi đều bay đi đâu hết. Cuối cùng, cô giáo đành nói:
- Giét-xi à, cô đã bổ sung vai dẫn chuyện cho vở kịch. Cô nghĩ vai đó hợp với em hơn. Em có đồng ý đổi vai không?
Lời cô rất dịu dàng nhưng Giét-xi thấy buồn lắm. Sao không buồn khi phải nhường vai chính cho bạn!
Thấy Giét-xi buồn, mẹ thủ thỉ:
- Hôm nay, mẹ con mình cùng nhổ cỏ vườn nhé.
Khu vườn vào xuân, những cây hồng leo khoác tấm áo xanh mới.
- Mẹ con mình sẽ nhổ hết cỏ và hoa dại ở đây. Từ giờ, vườn nhà ta chỉ có hoa hồng thôi. – Vừa nói, mẹ vừa chạm tay vào khóm bồ công anh.
- Đừng, mẹ! Con thích hoa bồ công anh. Loài hoa nào cũng đẹp, kể cả bồ công anh. – Giét-xi nói.
Mẹ mỉm cười:
- Đúng rồi, mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng con ạ. Con người cũng vậy. Không phải ai cũng thành công chúa, nhưng điều đó không có gì đáng xấu hổ.
Giét-xi đoán mẹ đã biết chuyện thay vai diễn của mình.
Mẹ dịu dàng nói:
- Con gái bé nhỏ của mẹ, con có giọng đọc truyền cảm, rất hợp với vai người dẫn chuyện. Nếu thiếu người dẫn chuyện, vở kịch cũng khó mà thành công được con ạ.
(Du-nan biên soạn, Hòa Vân dịch)
* Trả lời câu hỏi
Trả lời:
Thái độ của Giét-xi đối với mỗi vai diễn được giao:
- Với vai công chúa: Cảm nhận được ánh mắt ngưỡng mộ của bạn bè, Giét-xui vui lắm. Về nhà, Giét-xi hào hứng kể cho mẹ nghe.
- Với vai người dẫn chuyện: Lời cô rất dịu dàng nhưng Giét-xi thấy buồn lắm. Sao không buồn khi phải nhường vai chính cho bạn!
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 21 Câu 2: Vì sao Giét-xi buồn khi phải đổi sang vai người dẫn chuyện?
Trả lời:
Vì phải nhường vai diễn chính cho bạn.
A. Mẹ muốn dạy cho Giét-xi biết cách làm cỏ vườn.
B. Mẹ muốn Giét-xi biết tên các loại hoa cỏ trong vườn.
C. Mẹ muốn Giét-xi hiểu: Cũng như các loài hoa, mỗi người có vẻ đẹp và giá trị riêng.
D. Mẹ muốn Giét-xi quên đi chuyện đóng kịch.
Trả lời:
C. Mẹ muốn Giét-xi hiểu: Cũng như các loài hoa, mỗi người có vẻ đẹp và giá trị riêng.
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 21 Câu 4: Đoán xem Giét-xi cảm thấy thế nào khi trò chuyện cùng mẹ.
Trả lời:
Giét-xi đã không cảm thấy buồn khi trò chuyện với mẹ. Giét-xi cũng hiểu và trân trọng vai diễn người dẫn chuyện của mình hơn.
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 21 Câu 5: Em học được điều gì từ câu chuyện trên?
Trả lời:
Bài học rút ra từ câu chuyện trên: Mỗi người đều có vẻ đẹp và giá trị riêng của mình.
* Luyện tập theo văn bản đọc
Trả lời:
Các danh từ chỉ người trong bài đọc Công chúa và người dẫn chuyện: Cô giáo, Giét-xi, công chúa, bạn, mẹ, vai dẫn chuyện.
Trả lời:
Nhân vật người mẹ trong câu chuyện đã giúp cho Giét-xi nhận ra một bài học thật ý nghĩa. Người mẹ hiền từ và luôn giúp đỡ, động viên con gái mình, khiến Giét-xi nhận ra: Mỗi người đều có vẻ đẹp và giá trị riêng của mình.
Viết: Viết đoạn văn nêu ý kiến trang 21, 22
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 21 Câu 1: Dựa vào các ý đã tìm trong hoạt động Viết ở Bài 3, viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Lưu ý:
- Chọn cách giới thiệu câu chuyện gây được chú ý và nêu nhận xét, đánh giá chung về câu chuyện.
- Trình bày rõ các lí do yêu thích câu chuyện và đưa dẫn chứng minh họa.
- Các câu trong đoạn văn được viết liên tục, không xuống dòng.
Đoạn văn tham khảo:
Câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” là một câu chuyện gây xúc động với tôi mỗi khi nhắc lại. Qua câu chuyện này, chúng ta thấy được một bài học về lòng hiếu thảo trong gia đình. Hình ảnh người mẹ hết lòng bao dung, yêu thương đứa con trai đã in đậm trong tâm trí tôi. Tình mẹ vẫn luôn là tình cảm cao quý, thiêng liêng và đồng thời cũng là niềm cảm hứng cho văn học muôn đời. Câu chuyện đã gửi gắm đến mỗi chúng ta là con cái, hãy hiếu thảo và yêu thương bố mẹ mình nhiều hơn.
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 22 Câu 2: Đọc soát và chỉnh sửa bài viết
Trả lời:
Em tự đọc lại bài viết của mình, phát hiện các lỗi và sửa chữa.
Đọc mở rộng trang 22
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 22 Câu 1: Đọc câu chuyện về những người có năng khiếu nổi bật:
Trả lời:
HS tự tìm đọc các câu chuyện trên sách báo hoặc Internet.
Tham khảo:
- Thần đồng đất Việt: Mạc Đĩnh Chi, Trạng Quỳnh,…
- Danh nhân thế giới: Lin-côn, Na-pô-lê-ông, Ma-ri Quy-ri, Ê-đi-xơn, Niu-tơn, Anh-xtanh, Hê-len, Nô-ben,…
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 22 Câu 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Trả lời:
Phiếu đọc sách |
||
Tên câu chuyện: Sọ dừa |
Tác giả: dân gian |
Ngày đọc: 1/2/2023 |
Nội dung chính: Là câu chuyện kể về nhân vật trong lốt Sọ Dừa xấu xí nhưng có tài năng. Cậu làm công việc chăn bò cho nhà phú ông, lấy được cô Út làm vợ và thi đỗ trạng nguyên. Mặc cho sự ghen ghét đố kị của hai người chị vợ, hai vợ chồng Sọ Dừa vẫn vượt những thử thách éo le để đoàn tụ. |
||
Lí do yêu thích câu chuyện: Truyện đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với người bất hạnh. |
||
Mức độ yêu thích: 5 sao |
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 22 Câu 3: Trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện em đã đọc.
Trả lời:
HS trao đổi với các bạn của mình về nội dung câu chuyện đã đọc.
* Vận dụng
Trả lời:
Tác giả em yêu thích: tác giả dân gian với những câu chuyện cổ tích: Cây khế, Tấm Cám,…
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: