Soạn Ngưỡng cửa
Đọc: Ngưỡng cửa trang 84, 85
Khởi động
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Nếu phải xa ngôi nhà của mình nhiều ngày, em sẽ cảm thấy rất nhớ nhung và chỉ muốn được quay trở về nhà.
Bài đọc
Ngưỡng cửa
(Trích)
Nơi ấy ai cũng quen
Ngay từ thời tấm bé
Khi tay bà, tay mẹ
Còn dắt vòng đi men.
Nơi bố mẹ ngày đêm
Lúc nào qua cũng vội
Nơi bạn bè chạy tới
Thường lúc nào cũng vui.
Nơi ấy đã đưa tôi
Buổi đầu tiên đến lớp
Nay con đường xa tắp
Vẫn đang chờ tôi đi.
Nơi ấy ngôi sao khuya
Soi vào trong giấc ngủ
Ngọn đèn khuya bóng mẹ
Sáng một vầng trên sân.
(Vũ Quần Phương)
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 85 Câu 1: “Nơi ấy” trong bài thơ chỉ cái gì?
Em đọc kĩ các câu thơ để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
“Nơi ấy” trong bài thơ chỉ ngưỡng cửa.
Em quan sát kĩ các bức tranh và kết hợp đọc các đoạn thơ để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Những điều mà ngưỡng cửa đã chứng kiến trong cuộc sống của bạn nhỏ là:
- Tập đi
- Bạn bè cùng tới chơi
- Đi học
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 85 Câu 3: Theo em, hình ảnh “con đường xa tắp” muốn nói đến điều gì?
a. Hành trình học tập còn dài lâu
b. Nhiều điều mới mẻ chờ đón em ở phía trước
Em đọc kĩ các đáp án và lựa chọn đáp án mà em thấy đúng.
Trả lời:
Theo em, hình ảnh “con đường xa tắp” muốn nói: Nhiều điều mới mẻ chờ đón em ở phía trước.
Em đọc các khổ thơ và trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Ngưỡng cửa đã nhắc bạn nhỏ nhớ tới:
- Bà, bố và mẹ: Giúp bạn ấy cảm nhận được tình yêu thương, sự chăm sóc mà gia đình dành cho mình
- Bạn bè: Giúp bạn ấy cảm nhận được niềm vui khi có các bạn.
Nói và nghe: Sự tích nhà sàn trang 86
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 86 Câu 1: Dựa vào tranh, đoán nội dung câu chuyện
(Theo Truyện cổ dân tộc Mường)
Em quan sát kĩ các bức tranh và đoán xem bức tranh muốn nói lên điều gì?
Trả lời:
- Tranh 1: Ngày xưa, con người sống trong hốc cây, lều cỏ và hang đá.
- Tranh 2: Người đàn ông cởi trói và tha cho rùa, rùa chỉ ông cách làm nhà ở
- Tranh 3: Mọi người cùng nhau dựng ngôi nhà theo chiếc mai rùa.
- Tranh 4: Kể từ đó, người dân có nhà sàn để ở, tránh được mưa nắng.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 86 Câu 2: Nghe kể chuyện
Em chú ý nghe cô giáo kể chuyện
Trả lời:
Sự tích ngôi nhà sàn
Ngày xưa, người ta chưa biết làm nhà, phải ở trong hang đá, chưa có làng mạc, thành phố như bây giờ. Ở một vùng nọ, có một ông tên là Cài làm lụng vất vả mà vẫn đói, vì thú rừng phá hoại nương rẫy. Ông Cài đặt bẫy bắt thú rừng. Lần ấy, ông bắt được một chú Rùa gầy. Ông định đem về ăn thịt cho bõ tức.
Rùa xin ông tha chết và hứa mách ông cách làm nhà ở. Nghe hay hay, ông liền cởi trói cho Rùa. Rùa gầy từ từ đứng dậy và nói:
− Ông là người sáng dạ. Ông nhìn xem: Toàn thân tôi là một ngôi nhà đấy!
Ông Cài ngắm nhìn hồi lâu, hình dung một ngôi nhà trong đầu, rồi nói:
− Bốn chân Rùa là bốn cái cột. Mu Rùa là mái nhà. Miệng Rùa là lối vào nhà. Hai mắt Rùa là hai cửa sổ. Có phải thế không?
Rùa gật đầu khen và xin được về với họ hàng. Từ đó con người có nhà sàn để ở, tránh được mưa nắng.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 86 Câu 3: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
Em chia câu chuyện thành các đoạn, tương ứng với mỗi bức tranh và kể lại.
Trả lời:
- Đoạn 1 – Tranh 1:
Ngày xưa, người ta chưa biết làm nhà, phải ở trong hang đá, chưa có làng mạc, thành phố như bây giờ.
- Đoạn 2 – Tranh 2:
Ở một vùng nọ, có một ông tên là Cài làm lụng vất vả mà vẫn đói, vì thú rừng phá hoại nương rẫy. Ông Cài đặt bẫy bắt thú rừng. Lần ấy, ông bắt được một chú Rùa gầy. Ông định đem về ăn thịt cho bõ tức.
Rùa xin ông tha chết và hứa mách ông cách làm nhà ở. Nghe hay hay, ông liền cởi trói cho Rùa. Rùa gầy từ từ đứng dậy và nói:
− Ông là người sáng dạ. Ông nhìn xem: Toàn thân tôi là một ngôi nhà đấy!
- Đoạn 3 – Tranh 3:
Ông Cài ngắm nhìn hồi lâu, hình dung một ngôi nhà trong đầu, rồi nói:
− Bốn chân Rùa là bốn cái cột. Mu Rùa là mái nhà. Miệng Rùa là lối vào nhà. Hai mắt Rùa là hai cửa sổ. Có phải thế không?
- Đoạn 4 – Tranh 4:
Rùa gật đầu khen và xin được về với họ hàng. Từ đó con người có nhà sàn để ở, tránh được mưa nắng.
Viết: Đồ đạc trong nhà trang 87
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 87 Câu 1: Nghe – viết:
Cùng em trò chuyện như là bạn thân.
Quạt nan mang đến gió lành trời xa.
Nhắc em ngày tháng thường là trôi mau.
Như ngôi sao nhỏ gọi về niềm vui.
Trả lời:
Em chủ động viết bài vào vở.
Chú ý:
- Viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp
- Viết hoa chữ cái đầu mỗi dòng thơ.
- Câu có 6 tiếng lùi vào 2 – 3 ô li, câu có 8 tiếng lùi vào 1 – 2 ô li.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 87 Câu 2: Làm bài tập a hoặc b.
a. Tìm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng chứa iêu hoặc ươu.
b. Chọn en hoặc eng thay cho ô vuông.
a. Quan sát kĩ các bức tranh và viết từ ngữ tương ứng
b. Đọc kĩ các từ ngữ và điền vần thích hợp.
Trả lời:
a.
- Những từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng chứa iêu: thả diều, đà điểu, cái niêu, thời khóa biểu, trải chiếu, phiếu bé ngoan,...
- Những từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng chứa ươu: hươu cao cổ, chim khướu, ốc bươu,...
b.
hoa loa kèn, bác thợ rèn, giấy khen, tiếng kẻng, kêu reng reng
hứa hẹn, nguyên vẹn, dế mèn, chen chúc, ven sông
Trả lời:
Em có thể tham khảo một số câu chuyện, bài thơ sau:
Chú gấu con ngoan
Bác Voi tới nhà Gấu con chơi và tặng Gấu con một rổ lê thơm. Gấu con mừng lắm và không quên cám ơn bác Voi.
Gấu con chọn quả lê to nhất mang đến cho ông nội. Ông nội rất vui, xoa đầu Gấu con và bảo:
– Gấu con thật ngoan, đáng yêu nhất nhà!
Gấu con mang quả lê to thứ nhì đưa cho mẹ. Mẹ cũng rất vui, ôm hôn Gấu con và bảo:
– Gấu con của mẹ thật ngoan, mẹ thương nhất nhà!
Gấu con lại chọn quả lê to thứ ba mang đến cho Gấu em. Gấu em thích quá, ôm lấy quả lê, cười khúc khích. Gấu con thấy Gấu em vui cũng vui theo.
Thế là hai anh em Gấu con vừa cười vừa lăn khắp nhà.
YÊU MẸ!
Mẹ đi làm
Từ sáng sớm
Dậy thổi cơm
Kho thịt cá
Em kề má
Được mẹ thơm
Ôi mẹ ơi!
Yêu mẹ lắm.
THƯƠNG ÔNG
Ông bị đau chân
Nó sưng nó tấy
Đi phải chống gậy
Khập khiễng khập khà
Bước lên thềm nhà
Nhấc chân quá khó
Thấy ông nhăn nhó
Việt chơi ngoài sân
Lon ton lại gần
Âu yếm nhanh nhảu
“Ông vịn vai cháu
Cháu đỡ ông lên!”
Ông bước lên thềm
Trong lòng sung sướng
Quẳng gậy cúi xuống
Quên cả đớn đau
Ôm cháu xoa đầu
“Hoan hô thằng bé
Bé thế mà khỏe
Vì nó thương ông”
Bài giảng Tiếng Việt lớp 3 trang 82, 83 Bài 17: Ngưỡng cửa - Kết nối tri thức
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: