Giải Tiếng Việt lớp 2 Bài 9: Vè chim trang 39, 40, 41
Đọc: Vè chim trang 39, 40
* Khởi động:
Câu hỏi trang 39 Tiếng Việt lớp 2: Nói về một loài chim mà em biết.
Trả lời:
Em biết loài chim tu hú. Tu hú là loài chim lông màu đen (con mái lông đen có đốm trắng), lớn hơn chim sáo, thường kêu và đầu mùa hè.
* Đọc văn bản:
Vè chim
* Trả lời câu hỏi:
Câu 1 trang 40 Tiếng Việt lớp 2: Kể tên các loài chim được nhắc đến trong bài vè.
Trả lời:
Tên các loài chim được nhắc đến trong bài vè: gà, sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, chim khách, sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo.
Câu 2 trang 40 Tiếng Việt lớp 2: Chơi đố vui về các loài chim.
Mẫu: - Chim gì vừa đi vừa nhảy?
- Chim sáo.
Trả lời:
- Chim gì hay nói linh tinh?
- Chim liếu điếu.
Câu 3 trang 40 Tiếng Việt lớp 2: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của các loài chim trong bài vè.
Mẫu : chạy lon xon
Trả lời:
- Từ ngữ chỉ hoạt động của các loài chim trong bài vè: chạy lon xon, đi, nhảy, nói linh tinh, chao đớp mồi, mách lẻo, nhặt lân la, ….
Câu 4 trang 40 Tiếng Việt lớp 2: Dựa vào nội dung bài vè và hiểu biết của em, giới thiệu về một loài chim.
Mẫu: - Tên loài chim: sáo
- Đặc điểm: vừa đi vừa nhảy, hót hay.
Trả lời:
- Tên loài chim: chèo bẻo.
- Đặc điểm: hay chao đớp mồi.
* Luyện tập theo văn bản đọc:
Câu 1 trang 40 Tiếng Việt lớp 2: Tìm những từ ngữ chỉ người được dùng để miêu tả các loài chim dưới đây
Đáp án :
Từ ngữ chỉ người được dùng để miêu tả các loài chim là: bác, em, cậu, cô.
Câu 2 trang 40 Tiếng Việt lớp 2: Đặt một câu với từ ngữ ở bài tập trên.
Mẫu: Bác cú mèo có đôi mắt rất tinh
Trả lời:
- Em sáo xinh vừa đi vừa nhảy.
- Cậu chìa vôi thì hay nghịch hay tếu.
- Cô tu hú giục hè đến mau.
Viết trang 41
Câu 1 trang 41 Tiếng Việt lớp 2: Viết chữ hoa: U, Ư
Trả lời:
- Quan sát chữ viết hoa U :
+ Độ cao: cỡ vừa 5 li, cỡ nhỏ 2,5 li.
+ Gồm 2 nét: nét móc hai đầu (trái – phải) và nét móc ngược phải.
- Chữ viết hoa Ư cấu tạo như chữ viết hoa U, thêm một nét móc nhỏ trên đầu nét 2.
- Cách viết chữ hoa U:
+ Nét 1: đặt bút ở đường kẻ 5 viết nét móc hai đầu (đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài), dừng bút giữa đường kẻ 2.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, đưa bút thẳng lên đường kẻ 6 rồi chuyển hướng bút ngược lại để viết nét móc ngược phải từ trên xuống dưới, dừng bút ở đường kẻ 2.
- Cách viết chữ hoa Ư:
+ Viết như viết chữ U.
+ Sau đó từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đường kẻ 6, chỗ gần đầu nét 2, viết một dấu râu nhỏ ở đuôi dính vào phần đầu nét 2.
Câu 2 trang 41 Tiếng Việt lớp 2: Viết ứng dụng: Rừng U Minh có nhiều loài chim quý.
Trả lời:
- Học sinh viết lưu ý chữ viết hoa, độ cao và khoảng cách của các con chữ.
Nói và nghe: Kể chuyện Cảm ơn họa mi trang 41
Câu 1 trang 41 Tiếng Việt lớp 2: Nghe kể chuyện
Cảm ơn họa mi
(Theo Truyện cổ An-đéc-xen)
Trả lời:
- Tranh 1: Nhà vua tự hào vì có con chim quý.
- Tranh 2: Nhà vua được tặng một con chim đồ chơi bằng máy. Vua và mọi người không để ý đến chim họa mi nữa. Chim họa mi buồn liền bay về rừng xanh.
- Tranh 3: Con chim đồ chơi bị hỏng, mọi người tháo tung ra để sửa nhưng không được.
- Tranh 4: Biết vua ốm, họa mi tìm về hoàng cung cất tiếng hót đầy cảm xúc giúp nhà vua khỏi bệnh.
Câu 2 trang 41 Tiếng Việt lớp 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
Trả lời:
* Vận dụng:
Câu hỏi trang 41 Tiếng Việt lớp 2: Đóng vai chim họa mi, kể cho người thân các sự việc trong câu chuyện trên.
Trả lời:
Xin chào các bạn. Tôi là chim họa mi, là con vật quý của nhà vua. Tôi có giọng hót trong như pha lê khiến ngài rất tự hào. Một hôm, có người tặng nhà vua một con họa mi máy, mình dát kim cương lấp lánh lại có thể hót ba mươi lần liên tục. Từ ngày ấy, vua và mọi người không để ý đến tôi nữa. Tôi buồn lắm liền bay về rừng xanh. Một ngày nọ, con chim đồ chơi bị hỏng, mọi người tháo tung ra để sửa nhưng không được. Vài năm sau, nghe nói nhà vua bị lâm bệnh nặng khó qua khỏi. Nghĩ về tình cảm xưa với đức vua tôi liền quay trở về thăm ngài. Khi nghe tiếng hót của tôi, nhà vua bỗng tỉnh lại và cảm ơn tôi. Từ đó chúng tôi lại thân thiết, yêu quý nhau hơn xưa.
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: