Giải Tiếng Việt lớp 2 Bài 2: Đồng hồ báo thức trang 85, 86, 87, 88, 89 - Chân trời sáng tạo

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Bài 2: Đồng hồ báo thức trang 85, 86, 87, 88, 89 chi tiết sách Chân trời sáng tạo giúp bạn xem và so sánh lời giải dễ dàng từ đó biết cách ltrả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2. Mời các bạn đón xem:

Giải Tiếng Việt lớp 2 Bài 2: Đồng hồ báo thức trang 85, 86, 87, 88, 89

Khởi động trang 85

Câu hỏi trang 85 sgk, Tiếng Việt lớp 2:

Giới thiệu một đồ vật trong nhà theo gợi ý:

Tiếng Việt lớp 2 Bài 2: Đồng hồ báo thức trang 85, 86, 87, 88, 89 - Chân trời

Trả lời:

- Tên: Quạt điện

- Công dụng:

+ Dùng để quạt mát mùa hè

Khám phá và luyện tập trang 85, 86, 87, 88, 89

Đọc: Đồng hồ báo thức trang 85, 86

1. Bài đọc

Tiếng Việt lớp 2 Bài 2: Đồng hồ báo thức trang 85, 86, 87, 88, 89 - Chân trời

Cùng tìm hiểu:

Câu 1, trang 86 sgk Tiếng Việt lớp 2: 

Bài đọc giới thiệu về loại đồng hồ nào?

Trả lời:

- Bài đọc giới thiệu về đồng hồ báo thức.

Câu 2, trang 86 sgk Tiếng Việt lớp 2: 

Kể tên các loại kim của đồng hồ báo thức.

Trả lời:

- Các loại kim của đồng hồ báo thức: kim giờ, kim phút, kim giây, kim hẹn giờ.

Câu 3, trang 86 sgk Tiếng Việt lớp 2: 

Đồng hồ báo thức giúp bạn nhỏ điều gì?

Trả lời:

- Đồng hồ báo thức giúp bạn nhỏ thức dậy đúng giờ.

Câu 4, trang 86 sgk Tiếng Việt lớp 2: 

Nếu có đồng hồ báo thức, em sẽ sử dụng thế nào?

Trả lời:

- Nếu có đồng hồ báo thức, em dùng để báo thức mỗi sáng sớm để đi học đúng giờ.

Viết trang 86

2. Viết

a) Nghe-viết: Đồng hồ báo thức (Từ đầu đến nhịp phút)

b) Tìm tiếng bắt dầu bằng chữ c hoặc k phù hợp với (*)

Tiếng Việt lớp 2 Bài 2: Đồng hồ báo thức trang 85, 86, 87, 88, 89 - Chân trời

Trả lời:

- kẻ khung, cắt giấy, kí tên

c) Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp:

Tiếng Việt lớp 2 Bài 2: Đồng hồ báo thức trang 85, 86, 87, 88, 89 - Chân trời

Trả lời:

- đòn bẩy, thứ bảy

- bầy chim, trưng bày

- máy cày, cầy hương

- bậc cửa, nổi bật

- gió bấc, bất ngờ

- hạng nhất, nhấc chân.

Từ và câu trang 87

3. Tìm từ ngữ gọi tên các đồ vật giấu trong tranh và xếp vào 2 nhóm

Tiếng Việt lớp 2 Bài 2: Đồng hồ báo thức trang 85, 86, 87, 88, 89 - Chân trời

a) Đồ dùng gia đình

b) Đồ chơi

Trả lời:

a) Đồ dùng gia đình: nồi, cốc, tivi, lọ hoa.

b) Đồ chơi: búp bê, quả bóng, ô tô

4. Thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a) Đặt và trả lời câu hỏi về 1-2 đồ vật ở bài tập 3.

Mẫu: Cái lọ dùng để làm gì? - Cái lọ dùng để cắm hoa.

- Tivi dùng để làm gì?

- Tivi dùng để xem tin tức, xem phim.

- Nồi dùng để làm gì?

- Nồi dùng để nấu đồ ăn.

b) Viết 1-2 câu có sử dụng dấu chấm hỏi.

- Ai mua búp bê cho em?

- Lọ hoa nhà em trông như thế nào?

Nghe - nói trang 88, 89

5. Nói và nghe

a) Nếu là cô bé trong câu chuyện Cô chủ không biết quý tình bạn em sẽ nói gì khi gặp lại chú chó?

Trả lời:

- Nếu là cô bé trong câu chuyện Cô chủ không biết quý tình bạn, khi gặp lại chú chó em sẽ nói xin lỗi với chú chó.

-  Vì đã làm chú chó thất vọng mà bỏ đi, em hứa không bao giờ làm như vậy nữa.

b) Em xin nuôi một chú chó nhỏ nhưng bố mẹ từ chối. Cùng bạn đóng vai nói và đáp lời phù hợp với tình huống.

Trả lời:

* Đóng vai:

A: - Bố mẹ ơi con muốn nuôi một chú chó nhỏ. Bố mẹ cho phép con nhé?

B: - Chưa được đâu con ơi, nếu con cứ bừa bộn như thế này thì mẹ chưa thể đồng ý cho con nuôi chó được. Hãy sắp xếp mọi thứ gọn gàng con yêu nhé!

A: - Dạ vâng, con biết rồi ạ.

6. Giới thiệu đồ vật quen thuộc 

a) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

Tiếng Việt lớp 2 Bài 2: Đồng hồ báo thức trang 85, 86, 87, 88, 89 - Chân trời

+ Đoạn văn giới thiệu đồ vật gì?

+ Bạn nhỏ giới thiệu những bộ phận nào của đồ vật đó? 

+ Đồ vật đó có ích gì đối với bạn nhỏ?

Trả lời: 

- Đoạn văn giới thiệu đồ vật: chiếc đồng hồ đeo tay.

- Bạn nhỏ giới thiệu những bộ phận của đồ vật đó: dây đeo, mặt đồng hồ, kim, nút vặn.

- Đồ vật đó có ích đối với bạn nhỏ: giúp bạn nhỏ luôn đi học đúng giờ.

b) Viết 3 đến 4 câu giới thiệu chiếc đèn bàn dựa vào hình vẽ và gợi ý:

Tiếng Việt lớp 2 Bài 2: Đồng hồ báo thức trang 85, 86, 87, 88, 89 - Chân trời

+ Đó là đồ vật gì?

+ Đồ vật đó có những bộ phận nào?

+ Mỗi bộ phận có đặc điểm gì đồ vật đó giúp ích gì cho em?

Trả lời: 

- Chiếc đèn bàn học của em có màu hồng. Chiếc đèn của em có phần thân đèn, chân đèn, bóng đèn. Phần chân đèn có in hình chú thỏ hồng rất xinh. Phần thân đèn có thể điều chỉnh cao thấp theo ý muốn. Bóng đèn tỏa ra ánh sáng màu vàng nhẹ dễ chịu và tốt cho mắt mỗi khi em ngồi học bài. Em rất yêu chiếc đèn bàn học của em.

Vận dụng trang 89

1. Đọc một truyện về đồ vật hoặc con vật.

a) Chia sẻ về truyện đã đọc.

b) Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.

Tiếng Việt lớp 2 Bài 2: Đồng hồ báo thức trang 85, 86, 87, 88, 89 - Chân trời

Trả lời:

a) Truyện Dê và Cáo:

Tiếng Việt lớp 2 Bài 2: Đồng hồ báo thức trang 85, 86, 87, 88, 89 - Chân trời

Truyện kể về một con cáo nhân lúc con sư tử hung bạo đi ra ngoài mà lẻn vào hang của sư tử ăn tất cả thức ăn có trong hang. Sau khi ăn uống no nê, cáo đi dạo xung quanh và tận hưởng cảm giác vui vẻ lâng lâng sau khi ăn một bữa ngon lành. Không may nó đã bị té xuống một cái giếng sâu nhưng không có nhiều nước. Nó cố gắng leo lên để thoát ra ngoài nhưng lại không thành công. Bỗng nhiên khi đó cáo nghe giọng của dê hỏi rằng cáo đang làm gì ở dưới đó vậy. Cáo mới ngước nhìn và nói rằng nó ở làng bên nhưng đang gặp hạn hán nên nó phải nhảy xuống giếng để mà lấy nước. Nghe cáo nói vậy dê liền nhảy xuống giếng. Lợi dụng việc dê nhảy xuống, cáo nhanh chóng dựa vào mấy cái sừng dài của để leo lên khỏi giếng. Sau khi leo lên cáo còn quay lại nói dê thật ngốc khi đã tin lời cáo và nhảy xuống giếng.

b) Viết vào Phiếu đọc sách:

- Tên truyện: “Dê và Cáo”

-   Con vật: Dê, Cáo

- Hoạt động:

+ Cáo lẻn vào hang của sư tử ăn tất cả thức ăn

+ Cáo té xuống giếng

+ Dê ngốc nhảy xuống giếng

+ Cáo dựa vào mấy cái sừng dài của để leo lên khỏi giếng

- Đặc điểm:

+ Con Cáo ranh mãnh

+ Dê ngốc nghếch khi tin lời con con Cáo ranh mãnh

+ Bài học: Trong cuộc sống nhất định không được tin tưởng ai đó một cách mù quáng.

2. Chia sẻ cách em giữ gìn đồ vật trong nhà.

Trả lời:

- Cách em giữ gìn đồ vật trong nhà: 

    + Cất đi khi sử dụng xong

    +  Không va chạm mạnh vào đồ vật 

    + Dùng khăn lau sạch bề mặt đồ vật khi bị bẩn

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Ôn tập 5 Tập 1 trang 80, 81

Bài 1: Cô chủ không biết quý tình bạn

Bài 3: Đồ đạc trong nhà

Bài 4: Cái bàn học của tôi

Bài 1: Bàn tay dịu dàng

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!