Giải SGK Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 26 (Chân trời sáng tạo): Bốn phương trong không gian

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Tự nhiên xã hội 3 Bài 26 (Chân trời sáng tạo): Bốn phương trong không gian sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tự nhiên và Xã hội 3. Mời các bạn đón xem:

Giải TNXH lớp 3 trang 110, 111, 112, 113 Bài 26: Bốn phương trong không gian

Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 110 Khởi động

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 110 Câu hỏiTrò chơi “Truy tìm đồ vật”

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 26 trang 110 Khởi động | Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Học sinh tham gia trò chơi.

Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 110, 111 Nhận thức

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 110 Câu hỏi:

- Mặt trời mọc ở phương nào và lặn ở phương nào?

- Em còn biết những phương nào khác?

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 26 trang 110, 111 Nhận thức | Chân trời sáng tạo

Trả lời:

- Mặt trời mọc ở phương nào đông và lặn ở phương tây.p>

- Em còn biết những phương bắc, phương nam.

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 111 Câu hỏi:

- Tay phải của Hòa chỉ về phương nào? Tay trái của Hòa chỉ về phương nào?

- Hai phương còn lại ở đâu so với vị trí của Hòa?

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 26 trang 110, 111 Nhận thức | Chân trời sáng tạo

- Nêu cách xác định bốn phương chính dựa vào phương mặt trời mọc và lặn.

Trả lời:

- Tay phải của Hòa chỉ về phương đông. Tay trái của Hòa chỉ về phương tây.

- Hai phương còn lại ở trước mặt và sau lưng so với vị trí của Hòa.

- Cách xác định bốn phương chính dựa vào phương mặt trời mọc và lặn: Dang thẳng hai tay, tay phải chỉ về hướng mặt trời mọc - phương đông, tay trái chỉ về hướng mặt trời lặn - phương tây thì phía trước mặt là phương bắc và phía sau lưng là phương nam.

Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 111 Vận dụng

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 111 Câu hỏiThực hành xác định bốn phương chính trong không gian dựa trên phương mặt trời mọc hoặc lặn.

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 26 trang 111 Vận dụng | Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Học sinh thực hành.

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 26 trang 111 Vận dụng | Chân trời sáng tạo

Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 112 Nhận thức

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 112 Câu hỏi:

- La bàn có các bộ phận nào? Nêu ý nghĩa của các chữ cái có trên mặt la bàn.

- La bàn dùng để làm gì?

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 26 trang 112 Nhận thức | Chân trời sáng tạo

- Xác định bốn phương chính trong không gian bằng la bàn.

+ Địa điểm: lớp học

+ Cách thực hiện:

Đặt la bàn lên mặt bàn

Xoay la bàn để đầu đỏ của kim la bàn và kí hiệu N trùng nhau.

Xác định bốn phương chính trong không gian theo hướng kim chỉ của la bàn.

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 26 trang 112 Nhận thức | Chân trời sáng tạo

Trả lời:

- La bàn có các bộ phận: kim la bàn, chữ cái chỉ các phương.

- Ý nghĩa của các chữ cái có trên mặt la bàn:

+ N: Phương bắc

+ E: Phương đông

+ S: Phương nam

+ W: Phương tây

- La bàn dùng để xác định bốn phương chính trong không gian.

- Học sinh xác định bốn phương chính trong không gian bằng la bàn tại lớp học.

Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 112, 113 Vận dụng

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 113 Câu hỏiSử dụng la bàn xác định một số đồ vật của lớp học tương ứng với bốn phương chính trong không gian.

Trả lời:

Học sinh sử dụng la bàn xác định một số đồ vật của lớp học tương ứng với bốn phương chính trong không gian.

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 113 Câu hỏiTrò chơi “Đông, Tây, Nam, Bắc”

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 26 trang 113 Vận dụng | Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Học sinh tham gia trò chơi.

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 26 trang 113 Vận dụng | Chân trời sáng tạo

Xem thêm các bài giải SGK Tự nhiên và xã hội lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 24: Thực hành tìm hiểu chất và hoạt động có hại cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh

Bài 25: Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe

Bài 27: Quả địa cầu - Mô hình thu nhỏ của Trái Đất

Bài 28: Trái Đất trong hệ Mặt Trời

Bài 29: Bề mặt Trái Đất

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Bốn phương trong không gian
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!