Giải Tự nhiên và xã hội 3 Bài 12: Các bộ phận của thực vật và chức năng của chúng
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 61 Quan sát
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 61 Câu hỏi: Chỉ và nói tên những bộ phận của cây đậu tương.
Trả lời:
1. Rễ cây
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 61 Câu 1: Chỉ ra sự khác nhau giữa rễ cây hành và rễ cây cải.
Trả lời:
Sự khác nhau: Rễ cây hành là rễ chùm, còn rễ cây cải là rễ cọc.
Trả lời:
- Rễ cọc: Cây xoài, cây cam.
- Rễ chùm: Cây lúa, cây ngô.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 62 Câu hỏi
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 62 Câu hỏi: Kể tên một số cây khác có rễ cọc, rễ chùm mà em biết.
Trả lời:
- Rễ cọc: Cây nhãn, cây vải, cây chanh, cây bưởi, cây phượng, cây mít, cây ổi, cây táo,…
- Rễ chùm: Cây hành, cây tỏi, cây cau, cây hoa ly, cây dừa, cây hoa huệ,…
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 63 Quan sát
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 63 Câu hỏi: Dựa vào hình dưới đây, em hãy nêu chức năng của rễ cây.
Trả lời:
Chức năng của rễ cây là hút nước và chất khoáng để nuôi cây.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 63 Câu hỏi
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 63 Câu 1: Vì sao chúng ta phải tưới nước và bón phân cho cây?
Trả lời:
Chúng ta phải tưới nước và phân bón cho cây vì cần cung cấp nước và chất khoáng cho cây phát triển. Trong phân bón có chất khoáng, nước hòa tan chất khoáng giúp cây dễ hấp thụ hơn.
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 63 Câu 2: Rễ cây còn có chức năng nào khác?
Trả lời:
Rễ cây còn có chức năng giúp cây bám chặt vào đất.
2. Thân cây
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 64 Quan sát
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 64 Câu 1:
- Cây nào có thân gỗ, cây nào có thân thảo?
- Cây nào có thân mọc đứng, cây nào có thân leo hoặc thân bò?
Trả lời:
- Cây có thân gỗ: Cây phượng vĩ, cây bằng lăng.
- Cây có thân thảo: Cây tía tô, cây bí ngô, cây mướp, cây dưa hấu, cay hướng dương, cây bí đao.
- Cây có thân mọc đứng: Cây phượng vĩ, cây tía tô, cây bằng lăng, cây hướng dương.
- Cây có thân leo: Cây mướp, cây bí đao.
- Cây có thân bò: Cây bí ngô, cây dưa hấu.
Trả lời:
- Cây phượng vĩ: Thân cây đứng, lớn, to, chắc chắn.
- Cây tía tô: Thân cây đứng, nhỏ, yếu.
- Cây mướp: Thân cây nhỏ, yếu, leo.
- Cây bí ngô: Thân cây nhỏ, yếu, bò.
- Cây dưa hấu: Thân cây nhỏ, yếu, bò.
- Cây bằng lăng: Thân cây đứng, lớn, to, vững.
- Cây bí đao: Thân cây nhỏ, yếu, leo.
- Cây hướng dương: Thân cây đứng, nhỏ, yếu.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 65 Thực hành
Trả lời:
- Một số cây thân gỗ: cây bưởi, cây bạch đàn, cây xà cừ,… Chúng có thân đứng.
- Một số cây thân thảo:
+ Cây đậu, cây bí, cây mướp, cây mồng tơi…. Chúng có thân leo.
+ Cây rau khoai, cây rau muống,… Chúng có thân bò.
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 65 Câu 2: Hoàn thành bảng theo gợi ý dưới đây.
Trả lời:
STT |
Tên cây |
Thân gỗ |
Thân thảo |
Thân đứng |
Thân leo |
Thân bò |
1 |
Cây phượng vĩ |
X |
|
X |
|
|
2 |
Cây mồng tơi |
|
X |
|
X |
|
3 |
Cây xà cừ |
X |
|
X |
|
|
4 |
Cây hoa lan |
|
X |
X |
|
|
5 |
Cây đào |
X |
|
X |
|
|
6 |
Cây bí |
|
X |
|
X |
|
7 |
Cây dưa hấu |
|
X |
|
|
X |
8 |
Cây rau khoai |
|
X |
|
|
X |
9 |
Cây ổi |
X |
|
X |
|
|
10 |
Cây đậu |
|
X |
|
X |
|
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 66 Thực hành
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 66 Câu hỏi:
Tìm hiểu chức năng của thân cây.
Chuẩn bị: Ba bông hoa màu trắng và ba cốc nước:
- Cốc 2 đựng nước pha màu thực phẩm xanh;
- Cốc 3 đựng nước pha màu thực phẩm đỏ.
Tiến hành: Cắm mỗi bông hoa vào một cốc nước đã chuẩn bị.
Sau khoảng 3 giờ, màu sắc các bông hoa thay đổi như thế nào? Vì sao?
Kết luận: Qua thí nghiệm, hãy cho biết thân cây có chức năng gì.
Trả lời:
Sau khoảng 3 giờ, màu sắc các bông hoa thay đổi theo màu nước.
Vì thân cây đã hút nước từ cốc lên hoa.
Kết luận: Qua thí nghiệm, thân cây có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng lên các bộ phận của cây.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 66 Câu hỏi
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 66 Câu 1: Vì sao cắm hoa vào nước giúp hoa tươi lâu?
Trả lời:
Cắm hoa vào nước giúp hoa tươi lâu vì thân hoa đã vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các bộ phận khác để nuôi cây.
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 66 Câu 2: Thân cây còn có chức năng nào khác?
Trả lời:
Thân cây còn có chức năng nâng đỡ tán lá, hoa, quả.
3. Lá cây
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 67 Quan sát
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 67 Câu 1: Hãy chỉ và nói tên các bộ phận của lá cây.
Trả lời:
Học sinh chỉ và nêu các bộ phận của lá cây:
- Gân lá
- Cuống lá
- Phiến lá
Trả lời:
|
Hình dạng |
Kích thước |
Màu sắc |
Lá sắn (khoai mì) |
Các lá nhỏ hình mũi mác xếp theo hình vong tròn |
Nhỏ |
Xanh |
Lá khế |
Các lá nhỏ hình mũi mắc xếp đối xứng dài |
Nhỏ |
Xanh |
Lá sen |
Tròn |
Vừa |
Xanh |
Lá tía tô |
Tam giác |
Nhỏ |
Tím |
Lá chuối |
Thon, dài |
To |
Xanh |
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 67 Thực hành
Trả lời:
Học sinh sưu tầm và chia sẻ với các bạn.
Ví dụ: Lá cây dừa và lá trầu không:
|
Giống |
Khác |
Lá cây dừa |
Màu sắc: Màu xanh |
- Hình dáng: Hình cánh quạt - Kích thước: Lớn |
Lá trầu không |
- Hình dáng: Hình trái tim - Kích thước: Bé |
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 68 Quan sát
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 68 Câu hỏi: Dựa vào hình dưới đây, em hãy nêu chức năng của lá cây.
Trả lời:
Chức năng của lá cây là:
- Thoát hơi nước.
- Trao đổi khí với môi trường.
- Quang hợp dưới ánh mặt trời để tổng hợp chất dinh dưỡng.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 68 Câu hỏi
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 68 Câu hỏi: Vì sao chúng ta cần trồng nhiều cây xanh?
Trả lời:
Chúng ta cần trồng nhiều cây xanh vì cây xanh hấp thụ khí cacbonic và thải ra khí ô xi cho con người.
4. Hoa và quả
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 69 Quan sát
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Câu 1: Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa.
Trả lời:
Học sinh chỉ và nêu tên các bộ phận của hoa:
- Nhụy hoa
- Nhị hoa
- Cánh hoa
- Đài hoa
- Cuống hoa
Trả lời:
|
Kích thước |
Màu sắc |
Mùi hương |
Hoa hồng |
Nhỏ |
Đỏ |
Nồng nàn |
Hoa li |
Vừa |
Hồng |
Nhẹ nhàng, dễ chịu |
Hoa sen |
Vừa |
Trắng |
Ngào ngạt, thanh khiết |
Hoa ban |
Nhỏ |
Hồng trắng |
Không mùi |
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 69 Thực hành
Trả lời:
Học sinh sưu tầm và chia sẻ.
Ví dụ: Hoa cúc họa mi và hoa đào
|
Giống |
Khác |
Hoa cúc họa mi |
Kích thước nhỏ |
- Màu sắc: trắng - Mùi hương: nhẹ nhàng, thoang thoảng. |
Hoa đào |
- Màu sắc: hồng - Mùi hương: không mùi |
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 70 Quan sát
Trả lời:
Học sinh chỉ và nói tên các bộ phận của quả:
- Vỏ quả
- Thịt quả
- Hạt
Trả lời:
|
Hình dạng |
Kích thước |
Màu sắc |
Quả dưa hấu |
Bầu dục |
Lớn |
Vỏ xanh, ruột đỏ |
Quả cam |
tròn |
Vừa |
Vỏ xanh, ruột cam |
Quả bơ |
Bầu dục |
Vừa |
Vỏ xanh, ruột vàng |
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 70 Câu hỏi
Trả lời:
- Quả chôm chôm: bên trong quả có màu trắng.
- Quả lê: bên trong quả có màu trắng.
- Quả xoài: bên trong quả có màu vàng.
- Quả mận: bên trong quả có màu đỏ.
- Quả hồng: bên trong quả có màu cam.
- Quả vải: bên trong quả có màu trắng
- Quả thanh long: bên trong quả có màu đỏ.
- …
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 70 Quan sát
Trả lời:
Mô tả quá trình hạt trở thành cây cà chua có quả chín:
1. Gieo hạt
2. Nảy mầm
3. Cây con
4. Ra hoa
5. Kết trái
6. Quả chín
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 70 Câu hỏi
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 70 Câu 1: Hoa, quả, hạt có chức năng gì?
Trả lời:
- Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Hoa có chức năng tạo ra quả và hạt.
- Quả có chức năng tạo ra hạt.
- Hạt có chức năng duy trì giống nòi, tạo ra cây mới.
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 70 Câu 2: Vì sao người ta cần giữ lại hạt giống?
Trả lời:
Người ta cần giữ lại hạt giống vì hạt có chức năng duy trì giống nòi, tạo ra cây mới.
Xem thêm lời giải bài tập SGK Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 11: Di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên
Ôn tập: Chủ đề cộng đồng địa phương
Bài 13: Các bộ phận của động vật và chức năng của chúng