Giải SGK Toán lớp 4 trang 26, 27, 28, 29 Bài 8: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt - Kết nối tri thức

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Toán lớp 4 trang 26, 27, 28, 29 Bài 8: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt sách Kết nối tri thức giúp bạn xem và so sánh lời giải dễ dàng từ đó biết cách làm bài tập Toán 4. Mời các bạn đón xem:

Toán lớp 4 trang 26, 27, 28, 29 Bài 8: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt

Hoạt động (trang 26, 27)

Giải Toán lớp 4 trang 26 Bài 1: Tìm các góc nhọn, góc tù, góc bẹt trong các góc sau:

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

- Góc nhọn bé hơn góc vuông.

- Góc tù lớn hơn góc vuông.

- Góc bẹt bằng hai góc vuông.

Lời giải:

- Các góc nhọn là:

Góc nhọn đỉnh O, cạnh OM, ON

Góc nhọn đỉnh D, cạnh DU, DV.

- Các góc tù là:

Góc tù đỉnh B, cạnh BP, BQ

Góc tù đỉnh A, cạnh AG, AH.

- Góc bẹt là: Góc bẹt đỉnh E, cạnh EX, EY.

Giải Toán lớp 4 trang 27 Bài 2Việt có hai cái kéo như hình dưới đây:

 (ảnh 2)

Hình cái kéo nào có hai lưỡi kéo tạo thành góc tù? Hình cái kéo nào có hai lưỡi kéo tạo thành góc nhọn?

Phương pháp giải:

- Góc nhọn bé hơn góc vuông.

- Góc tù lớn hơn góc vuông.

Lời giải:

Hình cái kéo màu đỏ có hai lưỡi kéo tạo thành góc tù.

 Hình cái kéo màu xanh có hai lưỡi kéo tạo thành góc nhọn.

Giải Toán lớp 4 trang 27 Bài 3Bạn An chọn một trong ba miếng bánh 1, 2, 3 như hình vẽ, biết rằng:

• Miếng bánh mà An chọn không phải là miếng bé nhất.

• Góc đỉnh O ở hình miếng bánh mà An chọn không là góc bẹt.

Hãy tìm miếng bánh mà bạn An đã chọn.

 (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ để tìm miếng bánh của An đã chọn.

Lời giải:

Quan sát ta thấy:

- Miếng bánh 1 là miếng bánh bé nhất.

- Miếng bánh 3 có góc đỉnh O là góc bẹt.

Vậy miếng bánh bạn An đã chọn là miếng 2.

Luyện tập (trang 27, 28)

Giải Toán lớp 4 trang 27 Bài 1Tìm các góc nhọn, góc tù, góc bẹt trong các góc sau:

 (ảnh 4)

Phương pháp giải:

- Góc nhọn bé hơn góc vuông.

- Góc tù lớn hơn góc vuông.

- Góc bẹt bằng hai góc vuông.

Lời giải:

- Các góc nhọn là:

góc nhọn đỉnh I, cạnh IE, IH

góc nhọn đỉnh I, cạnh IP, IR.

- Các góc tù là:

Góc tù đỉnh O, cạnh OD, OC

Góc tù đỉnh I, cạnh IK, IL.

- Góc bẹt là: Góc bẹt đỉnh V, cạnh VX, VU.

Giải Toán lớp 4 trang 28 Bài 2Con nhện bò theo một trong hai đường đi màu đỏ hoặc màu xanh để về tổ (như hình vẽ).

 (ảnh 5)

a) Tìm đường đi cho nhện, biết rằng đường đi này có ít nhất một góc tù.

b) Dùng thước đo góc để xác định số đo của góc đỉnh O; cạnh OM, ON.

Phương pháp giải:

a) Quan sát hình vẽ để xác định con đường có ít nhất một góc tù.

b) Dùng thước đo góc để xác định số đo của góc đỉnh O; cạnh OM, ON.

Lời giải:

a) Quan sát hình ta thấy, đường màu xanh có 2 góc tù. Vậy con nhện bò theo đường màu xanhđể về tổ.

b) Góc đỉnh O; cạnh ON, cạnh OM bằng 120o.

Giải Toán lớp 4 trang 28 Bài 3a) Quan sát các mặt đồng hồ dưới đây rồi cho biết lúc mấy giờ thì kim giờ và kim phút tạo thành góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc vuông.

 (ảnh 6)

b) Em hãy tìm một thời điểm khác mà khi đó kim giờ và kim phút của đồng hồ tạo thành góc vuông.

Phương pháp giải:

Xác định giờ trên mỗi đồng hồ đòng thời quan sát góc tạo bởi kim giờ và kim phút để trả lời câu hỏi của bài toán.

Lời giải:

a)

 (ảnh 7)

Lúc 2 giờ thì kim kim giờ và kim phút tạo thành góc nhọn;

Lúc 4 giờ thì kim giờ và kim phút tạo thành góc tù;

 Lúc 6 giờ thì kim giờ và kim phút tạo thành góc bẹt;

Lúc 9 giờ thì kim giờ và kim phút tạo thành góc vuông.

b) Ví dụ:

- Lúc 3 giờ thì kim giờ và kim phút tạo thành góc vuông.

- Lúc 6 giờ 15 phút thì kim giờ và kim phút tạo thành góc vuông.

Giải Toán lớp 4 trang 28 Bài 4Có một bánh xe bằng gỗ đã hỏng (như hình vẽ). Con mọt gỗ đang gặm một trong hai cái nan xe màu đỏ. Biết nan xe đó và một nan xe màu xanh tạo thành một góc tù. Tìm nan xe mà con mọt gỗ đang gặm.

 (ảnh 8)

Phương pháp giải:

- Quan sát hoặc dùng thước đo góc để xác định góc tù tạo bởi một nan xe màu đỏ và một nan xe màu xanh

- Kết luận nan màu đỏ nào mà con mọt gỗ đang gặm.

Lời giải:

Ta thấy, nan màu xanh và nan B màu đỏ tạo thành một góc tù.

Vậy nan xe mà con mọt gỗ đang gặm là nan B.

Luyện tập (trang 29)

Giải Toán lớp 4 trang 29 Bài 1Mỗi chiếc quạt xoè ra tạo thành một góc. Bạn Nga đếm số góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt rồi tạo một biểu đồ như hình vẽ. Nhưng bạn ấy bị nhằm một cột, hỏi cột đó là cột nào?

 (ảnh 9)

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức:

- Góc nhọn bé hơn góc vuông.

- Góc tù lớn hơn góc vuông.

- Góc bẹt bằng hai góc vuông.

Lời giải:

 (ảnh 10)

Ta thấy có 2 góc nhọn, 1 góc vuông, 3 góc tù và 3 góc bẹt.

Vậy bạn Nga nhầm cột góc vuông.

Giải Toán lớp 4 trang 29 Bài 2Số?

Hình bên có ..... góc nhọn, ..... góc vuông, ..... góc tù.

 (ảnh 11)

Phương pháp giải:

- Góc nhọn bé hơn góc vuông.

- Góc tù lớn hơn góc vuông.

- Góc bẹt bằng hai góc vuông.

Lời giải:

- Các góc nhọn là:

Góc đỉnh B, cạnh BA, BH;

Góc đỉnh A, cạnh AB, AH

Góc đỉnh A, cạnh AH, AC

Góc đỉnh C, cạnh CA, CH.

- Các góc vuông là:

Góc đỉnh H, cạnh HA, HB;

Góc đỉnh H, cạnh HA, HC.

- Góc tù: góc đỉnh A, cạnh AB, AC.

Vậy hình bên có 4 góc nhọn, 2 góc vuông, 1 góc tù.

Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Câu hỏi liên quan

- Các góc nhọn là: Góc đỉnh B, cạnh BA, BH; Góc đỉnh A, cạnh AB, AH Góc đỉnh A, cạnh AH, AC Góc đỉnh C, cạnh CA, CH. - Các góc vuông là: Góc đỉnh H, cạnh HA, HB; Góc đỉnh H, cạnh HA, HC. - Góc tù: góc đỉnh A, cạnh AB, AC. Vậy hình bên có 4 góc nhọn, 2 góc vuông, 1 góc tù.
Xem thêm
Góc ở hình a là góc bẹt. Góc ở hình b là góc nhọn. Góc ở hình c là góc vuông. Góc ở hình d là góc tù.
Xem thêm
Góc ở hình a là góc nhọn. Góc ở hình b là góc tù. Góc ở hình c là góc vuông. Góc ở hình d là góc bẹt. Góc ở hình e là góc nhọn. Góc ở hình g là góc tù.
Xem thêm
Hình cái kéo màu đỏ có hai lưỡi kéo tạo thành góc tù.  Hình cái kéo màu xanh có hai lưỡi kéo tạo thành góc nhọn.
Xem thêm
Ta thấy có 2 góc nhọn, 1 góc vuông, 3 góc tù và 3 góc bẹt. Vậy bạn Nga nhầm cột góc vuông.
Xem thêm
Ta thấy, nan màu xanh và nan B màu đỏ tạo thành một góc tù. Vậy nan xe mà con mọt gỗ đang gặm là nan B.
Xem thêm
a) Quan sát hình ta thấy, đường màu xanh có 2 góc tù. Vậy con nhện bò theo đường màu xanhđể về tổ. b) Góc đỉnh O; cạnh ON, cạnh OM bằng 120o.
Xem thêm
Quan sát ta thấy: - Miếng bánh 1 là miếng bánh bé nhất. - Miếng bánh 3 có góc đỉnh O là góc bẹt. Vậy miếng bánh bạn An đã chọn là miếng 2.
Xem thêm
a) Lúc 2 giờ thì kim kim giờ và kim phút tạo thành góc nhọn; Lúc 4 giờ thì kim giờ và kim phút tạo thành góc tù;  Lúc 6 giờ thì kim giờ và kim phút tạo thành góc bẹt; Lúc 9 giờ thì kim giờ và kim phút tạo thành góc vuông. b) Ví dụ: - Lúc 3 giờ thì kim giờ và kim phút tạo thành góc vuông. - Lúc 6 giờ 15 phút thì kim giờ và kim phút tạo thành góc vuông.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!