Giải Toán 7 Luyện tập chung trang 107
Giải Toán 7 trang 107 Tập 1
a) Mức độ thường xuyên tập thể dục buổi sáng của các bạn trong lớp (rất thường xuyên, thường xuyên, không thường xuyên).
b) Phương tiện giao thông các bạn trong lớp sử dụng để đến trường.
Lời giải:
a) Phương pháp thu thập dữ liệu: Thực hiện khảo sát 15 bạn bất kỳ trong lớp bằng bảng hỏi về mức độ thường xuyên tập thể dục buổi sáng của các bạn.
Câu trả lời của các bạn trong lớp là một trong các lựa chọn: Rất thường xuyên, thường xuyên, không thường xuyên.
Khi đó dữ liệu thu được là dữ liệu định tính.
b) Phương pháp thu thập dữ liệu: Thực hiện khảo sát 15 bạn bất kỳ trong lớp bằng cách phỏng vấn về phương tiện giao thông các bạn trong lớp sử dụng để đến trường.
Câu hỏi phỏng vấn có thể là: “Bạn sử dụng phương tiện giao thông gì để đến trường?”.
Câu trả lời có thể là: Đi bộ, xe đạp, xe máy (bố mẹ chở), xe buýt,…
Khi đó dữ liệu thu được là dữ liệu định tính.
a) Để xác định sức bật cao của học sinh khối 7, giáo viên đã yêu cầu các bạn trong câu lạc bộ bóng rổ bật cao và ghi lại kết quả.
b) Để khảo sát ý kiến của học sinh về quy định mới, nhà trường đã chọn ngẫu nhiên một số học sinh khối 7 và phát phiếu khảo sát.
Lời giải:
a) Khi thực hiện thu thập dữ liệu về sức bật cao của học sinh khối 7 thì giáo viên chỉ khảo sát các bạn trong câu lạc bộ bóng rổ, chưa bao gồm các bạn không tham gia câu lạc bộ bóng rổ nên không đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ học sinh khối 7.
Vậy dữ liệu thu được trong trường hợp này không đảm bảo tính đại diện.
b) Khi thực hiện thu thập dữ liệu về ý kiến của học sinh về quy định mới thì nhà trường đã khảo sát ngẫu nhiên một số bạn học sinh khối 7 do đó đã đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ học sinh trong trường.
Vậy dữ liệu thu được trong trường hợp này đảm bảo tính đại diện.
Lời giải:
Quan sát biểu đồ Hình 5.36 ta thấy tỉ lệ học sinh béo phì chiếm khoảng 15% tổng số hcoj sinh.
Do đó số học sinh béo phì của trường là khoảng:
1 500 . 15% = (học sinh).
Vậy số học sinh béo phì của trường khoảng 225 học sinh.
Lời giải:
Để vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn nhiệt độ không khí trung bình tại Hà Nội trong 6 năm từ 2014 đến 2019, ta thực hiện các bước sau:
Bước 1. Vẽ trục ngang biểu diễn năm, trục đứng biểu diễn nhiệt độ (đơn vị là oC).
Do nhiệt độ cao nhất là 25,9oC, nhiệt độ thấp nhất là 24,6oC nên ở trục đứng ta chọn đơn vị là 0,2oC và giá trị lớn nhất là 26oC.
Bước 2. Với mỗi thời điểm trên trục ngang, nhiệt độ tại từng năm được biểu diễn bởi một điểm.
Nhiệt độ không khí trung bình tại Hà Nội năm 2014 được biểu diễn bởi điểm 24,6;
Nhiệt độ không khí trung bình tại Hà Nội năm 2015 được biểu diễn bởi điểm 25,3;
Nhiệt độ không khí trung bình tại Hà Nội năm 2016 được biểu diễn bởi điểm 25,2;
Nhiệt độ không khí trung bình tại Hà Nội năm 2017 được biểu diễn bởi điểm 25,1;
Nhiệt độ không khí trung bình tại Hà Nội năm 2018 được biểu diễn bởi điểm 25,1;
Nhiệt độ không khí trung bình tại Hà Nội năm 2019 được biểu diễn bởi điểm 25,9.
Bước 3. Nối các điểm liên tiếp với nhau bằng các đoạn thẳng.
Bước 4. Ghi chú thích cho các trục, điền giá trị tại các điểm (nếu cần) và đặt tên “Nhiệt độ không khí trung bình tại Hà Nội” cho biểu đồ để hoàn thiện biểu đồ.
Ta có biểu đồ như dưới đây:
Xem thêm lời giải bài tập SGK Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 18: Biểu đồ hình quạt tròn
Bài tập cuối chương 5 trang 108, 109