Giải SGK Toán 7 Bài 28 (Kết nối tri thức): Phép chia đa thức một biến

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Toán lớp 7 Bài 28: Phép chia đa thức một biến sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 Bài 28. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 7 Bài 28: Phép chia đa thức một biến

A. Các câu hỏi trong bài

Giải Toán 7 trang 39 Tập 2

Mở đầu trang 39 Toán 7 Tập 2:

Bài toán: Tìm đa thức P sao cho A = B . P, trong đó

A = 2x4 - 3x3 - 3x2 + 6x - 2 và B = x2 - 2.

Tròn: “Mình nghĩ mãi là chưa giải được bài toán này. Vuông có cách nào giải không?”

Vuông: “Ừ nhỉ! Nếu A và B là hai số thì chỉ việc lấy A chia cho B là xong nhưng A và B lại là hai đa thức”.

Anh Pi: “Cũng thế thôi các em ạ. Trước hết các em phải tìm hiểu cách chia hai đa thức”.

Lời giải:

Sau bài học này chúng ta sẽ giải quyết được câu hỏi trên như sau:

Thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Lấy hạng tử bậc cao nhất của A chia cho hạng tử bậc cao nhất của B:

2x4 : x2 = 2x2.

Bước 2: Lấy A trừ đi tích B . 2x2 ta được dư thứ nhất là -3x3 + x2 + 6x - 2.

Giải Toán 7 Bài 28 (Kết nối tri thức): Phép chia đa thức một biến (ảnh 1)

Bước 3: Lấy hạng tử bậc cao nhất của dư thứ nhất chia cho hạng tử bậc cao nhất của B:

(-3x3) : x2 = -3x.

Bước 4: Lấy dư thứ nhất trừ đi tích B . (-3x) ta được dư thứ hai là x2 - 2.

Giải Toán 7 Bài 28 (Kết nối tri thức): Phép chia đa thức một biến (ảnh 1)

Bước 5: Lấy hạng tử bậc cao nhất của dư thứ hai chia cho hạng tử bậc cao nhất của B:

x2 : x2 = 1.

Bước 6: Lấy dư thứ hai trừ đi tích B . 1 ta được dư thứ ba là 0.

Giải Toán 7 Bài 28 (Kết nối tri thức): Phép chia đa thức một biến (ảnh 1)

Dư cuối cùng bằng 0 nên quá trình chia kết thúc.

Vậy A : B = 2x2 - 3x + 1.

Giải Toán 7 trang 40 Tập 2

HĐ 1 trang 40 Toán 7 Tập 2:

Tìm thương của mỗi phép chia hết sau:

a) 12x3 : 4x; b) (-2x4) : x4; c) 2x5 : 5x2.

Lời giải:

a) 12x3 : 4x =12x34x=3x2.

b) (-2x4) : x4 = 2x4x4=2.

c) 2x5 : 5x2 =2x55x2=25x3.

HĐ 2 trang 40 Toán 7 Tập 2:

Giả sử x ≠ 0. Hãy cho biết:

a) Với điều kiện nào (của hai số mũ) thì thương hai lũy thừa của x cũng là một lũy thừa của x với số mũ nguyên dương?

b) Thương hai lũy thừa của x cùng bậc bằng bao nhiêu?

Lời giải:

a) Gọi hai lũy thừa của x lần lượt là xm và xn (m, n  ℕ).

Khi đó thương hai lũy thừa của x là: xm : xn = xm-n.

Để xm-n là lũy thừa của x với số mũ nguyên dương thì m - n > 0 hay m > n.

Do đó m  ℕ, n  ℕ sao cho m > n.

b) Gọi hai lũy thừa của x cùng bậc là xm và xm (m  ℕ).

Khi đó thương hai lũy thừa của x cùng bậc là: xm : xm = 1.

Vậy thương hai lũy thừa của x cùng bậc bằng 1.

Luyện tập 1 trang 40 Toán 7 Tập 2:

Thực hiện các phép chia sau:

a) 3x7 : 12x4; b) (-2x) : x; c) 0,25x5 : (-5x2).

Lời giải:

a) 3x7 : 12x4 = 3:12 . (x7 : x4) = 3 . 2 . x7-4 = 6x3.

b) (-2x) : x = -2. (x : x) = -2.

c) 0,25x5 : (-5x2) = [0,25 : (-5)]. (x5 : x2) = - 0,05x3.

Giải Toán 7 trang 41 Tập 2

Câu hỏi trang 41 Toán 7 Tập 2:

Kiểm tra lại rằng ta có phép chia hết A : B = 2x2 - 5x + 1, nghĩa là xảy ra:

A = B . (2x2 - 5x + 1).

Lời giải:

Ta có B . (2x2 - 5x + 1)

= (x2 - 4x - 3) . (2x2 - 5x + 1)

= x2 . (2x2 - 5x + 1) + (-4x) . (2x2 - 5x + 1) – 3 . (2x2 - 5x + 1)

= (x2 . 2x2 – x2 . 5x + x2 . 1) + [(–4x) . 2x2 – (–4x) . 5x + (–4x) . 1]

        – (3 . 2x2 – 3 . 5x + 3 . 1)

= (2x4 – 5x3 + x2) + (– 8x3 + 20x2 – 4x) – (6x2 – 15x + 3)

= 2x4 – 5x3 + x2 – 8x3 + 20x2 – 4x – 6x2 + 15x – 3

= 2x4 + (– 5x3 – 8x3) + (x2 + 20x2 – 6x2) + (– 4x + 15x) – 3

= 2x4 - 13x3 + 15x2 + 11x - 3

= A.

Vậy ta có phép chia hết A : B = 2x2 - 5x + 1.

Luyện tập 2 trang 41 Toán 7 Tập 2:

Thực hiện phép chia:

a) (-x6 + 5x4 - 2x3) : 0,5x2.

b) (9x2 - 4) : (3x + 2).

Lời giải:

a) (-x6 + 5x4 - 2x3) : 0,5x2

= (-x6 : 0,5x2) + (5x4 : 0,5x2) + [(-2x3) : 0,5x2]

= (-1 : 0,5) . (x6 : x2) + (5 : 0,5) . (x4 : x2) + (-2 : 0,5) . (x3 : x2)

= – 2x4 + 10x2 – 4x

b) Ta đặt tính chia như sau:

Giải Toán 7 Bài 28 (Kết nối tri thức): Phép chia đa thức một biến (ảnh 1)

Vậy (9x2 - 4) : (3x + 2) = 3x - 2.

Vận dụng trang 41 Toán 7 Tập 2:

Em hãy giải bài toán trong tình huống mở đầu.

Lời giải:

Thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Lấy hạng tử bậc cao nhất của A chia cho hạng tử bậc cao nhất của B:

2x4 : x2 = 2x2.

Bước 2: Lấy A trừ đi tích B . 2x2 ta được dư thứ nhất là -3x3 + x2 + 6x - 2.

Giải Toán 7 Bài 28 (Kết nối tri thức): Phép chia đa thức một biến (ảnh 1)

Bước 3: Lấy hạng tử bậc cao nhất của dư thứ nhất chia cho hạng tử bậc cao nhất của B:

(-3x3) : x2 = -3x.

Bước 4: Lấy dư thứ nhất trừ đi tích B . (-3x) ta được dư thứ hai là x2 - 2.

Giải Toán 7 Bài 28 (Kết nối tri thức): Phép chia đa thức một biến (ảnh 1)

Bước 5: Lấy hạng tử bậc cao nhất của dư thứ hai chia cho hạng tử bậc cao nhất của B:

x2 : x2 = 1.

Bước 6: Lấy dư thứ hai trừ đi tích B . 1 ta được dư thứ ba là 0.

Giải Toán 7 Bài 28 (Kết nối tri thức): Phép chia đa thức một biến (ảnh 1)

Dư cuối cùng bằng 0 nên quá trình chia kết thúc.

Vậy A : B = 2x2 - 3x + 1.

Giải Toán 7 trang 42 Tập 2

HĐ 3 trang 42 Toán 7 Tập 2:

Bốn bước đầu tiên khi chia đa thức D = 5x3 - 3x2 - x + 7 cho đa thức E = x2 + 1 được viết gọn như sau:

Giải Toán 7 Bài 28 (Kết nối tri thức): Phép chia đa thức một biến (ảnh 1) 

Hãy mô tả lại các bước đã thực hiện trong phép chia đa thức D cho đa thức E.

Lời giải:

Thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Lấy hạng tử bậc cao nhất của đa thức D chia cho hạng tử bậc cao nhất của đa thức E.

5x3 : x2 = 5x.

Bước 2. Lấy D trừ đi tích E . 5x ta được dư thứ nhất là -3x2 - 6x + 7.

Giải Toán 7 Bài 28 (Kết nối tri thức): Phép chia đa thức một biến (ảnh 1)

Bước 3. Lấy hạng tử bậc cao nhất của dư thứ nhất chia cho hạng tử bậc cao nhất của đa thức E.

-3x2 : x2 = -3.

Bước 4. Lấy dư thứ nhất trừ đi tích E . (-3) ta được dư thứ hai là -6x + 10.

Bước 5. Đa thức -6x + 10 có bậc 1, đa thức E có bậc 2 nên phép chia dừng.

Giải Toán 7 Bài 28 (Kết nối tri thức): Phép chia đa thức một biến (ảnh 1)

HĐ 4 trang 42 Toán 7 Tập 2:

Bốn bước đầu tiên khi chia đa thức D = 5x3 - 3x2 - x + 7 cho đa thức E = x2 + 1 được viết gọn như sau:

Giải Toán 7 Bài 28 (Kết nối tri thức): Phép chia đa thức một biến (ảnh 1) 

Kí hiệu dư thứ hai là G = -6x + 10. Đa thức này có bậc bằng 1. Lúc này phép chia có thể tiếp tục được không? Vì sao?

Lời giải:

Để thực hiện phép chia thì bậc của đa thức bị chia phải lớn hơn hoặc bằng bậc của đa thức chia.

Ta thấy bậc của đa thức dư G bằng 1, bậc của đa thức chia E bằng 2.

Do 1 < 2 nên phép chia không thể tiếp tục.

HĐ 5 trang 42 Toán 7 Tập 2:

Bốn bước đầu tiên khi chia đa thức D = 5x3 - 3x2 - x + 7 cho đa thức E = x2 + 1 được viết gọn như sau:

Giải Toán 7 Bài 28 (Kết nối tri thức): Phép chia đa thức một biến (ảnh 1)

Hãy kiểm tra lại đẳng thức: D = E . (5x - 3) + G.

Lời giải:

Ta có E . (5x - 3) + G

= (x2 + 1) . (5x - 3) + (-6x + 10)

= x2 . (5x - 3) + 1 . (5x - 3) - 6x + 10

= (x2 . 5x – 3 . x2) + (1 . 5x – 1 . 3) – 6x + 10

= (5x3 – 3x2) + (5x – 3) – 6x + 10

= 5x3 - 3x2 + 5x - 3 - 6x + 10

= 5x3 - 3x2 + (5x - 6x) + (-3 + 10)

= 5x3 - 3x2 - x + 7

= D.

Vậy D = E . (5x - 3) + G.

Luyện tập 3 trang 42 Toán 7 Tập 2:

Tìm dư R và thương Q trong phép chia đa thức A = 3x4 - 6x - 5 cho đa thức

B = x2 + 3x - 1 rồi viết A dưới dạng A = B . Q + R.

Lời giải:

Thực hiện phép chia ta được:

Giải Toán 7 Bài 28 (Kết nối tri thức): Phép chia đa thức một biến (ảnh 1)

Do đó dư R bằng -105x + 25; thương Q bằng 3x2 - 9x + 30.

Vậy 3x4 - 6x - 5 = (x2 + 3x - 1) . (3x2 - 9x + 30) - 105x + 25.

Thử thách nhỏ trang 42 Toán 7 Tập 2:

Tròn: “Đố Vuông tìm được dư trong phép chia x3 - 3x2 + x - 1 cho x2 - 3x”.

Vuông: “Mình chỉ nhìn qua cũng biết được dư là x - 1”.

Em có biết tại sao Vuông làm nhanh thế không?

Lời giải:

Ta có: x3 - 3x2 + x - 1 = (x3 - 3x2) + (x - 1) = x(x2 - 3x) + (x – 1).

Đa thức x3 - 3x2 chia cho đa thức x2 - 3x được kết quả là x, dư 0.

Nên dư của phép chia đa thức x3 - 3x2 + x - 1 cho đa thức x2 - 3x là dư của phép chia đa thức x - 1 cho đa thức x2 - 3x.

Bậc của đa thức x - 1 là 1, bậc của đa thức x2 - 3x là 2 nên không thể thực hiện phép chia.

Do đó dư của phép chia x3 - 3x2 + x - 1 cho x2 - 3x bằng x - 1.

B. Bài tập

Giải Toán 7 trang 43 Tập 2

Bài 7.30 trang 43 Toán 7 Tập 2:

Tính:

a) 8x5 : 4x3; b) 120x7 : (-24x5);

c) 34(-x)3 : 18x d) -3,72x4 : (-4x2).

Lời giải:

a) 8x5 : 4x3 = (8 : 4) . (x5 : x3) = 2x2.

b) 120x7 : (-24x5) = [120 : (-24)] . (x7 : x5) = -5x2.

c) 34(-x)3 : 18x = 34. (-x3) : 18x = 34:18 . (x3 : x) = 34.8x3-1 - 6x2.

d) -3,72x4 : (-4x2) = [(-3,72) : (-4)] . (x4 : x2) = 0,93x2.

Bài 7.31 trang 43 Toán 7 Tập 2:

Thực hiện các phép chia đa thức sau:

a) (-5x3 + 15x2 + 18x) : (-5x);

b) (-2x5 - 4x3 + 3x2) : 2x2.

Lời giải:

a) (-5x3 + 15x2 + 18x) : (-5x)

= (-5x3) : (-5x) + 15x2 : (-5x) + 18x : (-5x)

= [(-5) : (-5)] . (x3 : x) + [15 : (-5)] . (x2 : x) + [18 : (-5)] . (x : x)

= x2 + (-3)x + (– 3,6)

= x2 - 3x - 3,6

b) (-2x5 - 4x3 + 3x2) : 2x2

= (-2x5) : 2x2 + (-4x3) : 2x+ 3x2 : 2x2

= (-2 : 2) . (x5 : x2) + (-4 : 2) . (x3 : x2) + (3 : 2) . (x2 : x2)

-x3 + (-2)x + 1,5

-x3 - 2x + 1,5

Bài 7.32 trang 43 Toán 7 Tập 2:

Thực hiện các phép chia đa thức sau bằng cách đặt tính chia:

a) (6x3 - 2x2 - 9x + 3) : (3x - 1);

b) (4x4 + 14x3 - 21x - 9) : (2x2 - 3).

Lời giải:

a) Đặt tính chia như sau:

Giải Toán 7 Bài 28 (Kết nối tri thức): Phép chia đa thức một biến (ảnh 1)

Vậy (6x3 - 2x2 - 9x + 3) : (3x - 1) = 2x2 – 3.

b) Đặt tính chia như sau:

Giải Toán 7 Bài 28 (Kết nối tri thức): Phép chia đa thức một biến (ảnh 1)

Vậy (4x4 + 14x3 - 21x - 9) : (2x2 - 3) = 2x2 + 7x + 3.

Bài 7.33 trang 43 Toán 7 Tập 2:

Thực hiện phép chia 0,5x5 + 3,2x3 - 2x2 cho 0,25xn trong mỗi trường hợp sau:

a) n = 2;

b) n = 3.

Lời giải:

a) Với n = 2 ta có

(0,5x5 + 3,2x3 - 2x2) : 0,25x2

= 0,5x5 : 0,25x2 + 3,2x3 : 0,25x2 + (-2x2) : 0,25x2

= (0,5 : 0,25) . (x5 : x2) + (3,2 : 0,25) . (x3 : x2) + (-2 : 0,25) . (x2 : x2)

= 2x3 + 12,8x - 8

b) Với n = 3 thì đa thức chia 0,25x3 có bậc bằng 3.

Trong đa thức bị chia 0,5x5 + 3,2x3 - 2x2 có hạng tử -2x2 có bậc bằng 2 < 3 nên ta thực hiện đặt tính chia:

Giải Toán 7 Bài 28 (Kết nối tri thức): Phép chia đa thức một biến (ảnh 1)

Vậy 0,5x5 + 3,2x3 - 2x2 = 0,25x3 . (2x2 + 12,8) - 2x2.

Bài 7.34 trang 43 Toán 7 Tập 2:

Trong mỗi trường hợp sau đây, tìm thương Q(x) và dư R(x) trong phép chia F(x) cho G(x) rồi biểu diễn F(x) dưới dạng:

F(x) = G(x) . Q(x) + R(x).

a) F(x) = 6x4 - 3x3 + 15x2 + 2x - 1; G(x) = 3x2.

b) F(x) = 12x4 + 10x3 - x - 3; G(x) = 3x2 + x + 1.

Lời giải:

a) Đặt tính chia như sau:

Giải Toán 7 Bài 28 (Kết nối tri thức): Phép chia đa thức một biến (ảnh 1)

Do đó Q(x) = 2x2 - x + 5; R(x) = 2x - 1.

Vậy 6x4 - 3x3 + 15x2 + 2x - 1 = 3x2 . (2x2 - x + 5) + 2x - 1.

b) Đặt tính chia như sau:

Giải Toán 7 Bài 28 (Kết nối tri thức): Phép chia đa thức một biến (ảnh 1)

Do đó Q(x) = 4x2 + 2x - 2; R(x) = -- 1.

Vậy 12x4 + 10x3 - x - 3 = (3x2 + x + 1) . (4x2 + 2x - 2) - x - 1.

Bài 7.35 trang 43 Toán 7 Tập 2:

Bạn Tâm lúng túng khi muốn tìm thương và dư trong phép chia đa thức 21x - 4 cho 3x2.

Em có thể giúp bạn Tâm được không?

Lời giải:

Ta thấy bậc của đa thức bị chia 21x - 4 (là 1) nhỏ hơn bậc của đa thức chia 3x2 (là 2).

Do đó không thể thực hiện được phép chia.

Vậy thương của phép chia bằng 0 và dư của phép chia là 21x - 4.

Xem thêm lời giải bài tập SGK Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Luyện tập chung trang 35

Bài 27: Phép nhân đa thức một biến

Luyện tập chung trang 45

Bài tập cuối chương 7

Bài 29: Làm quen với biến cố

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!