Giải Tin học 7 Bài 9: Định dạng trang tính, chèn thêm và xóa hàng, cột
Video giải bài tập Tin học 7 Bài 9: Định dạng trang tính, chèn thêm và xóa hàng, cột
Thảo luận với bạn để chỉ ra những khác nhau giữa trang tính ở Hình 2 với Hình 1.
Làm thế nào để từ trang tính ở Hình 1 ta có được trang tính ở Hình 2?
Trả lời:
- Trang tính ở hình 2 nhìn dễ nhìn hơn, được trình bày đẹp và dễ đọc hơn.
- Điểm khác nhau: Tiêu đề của Bảng điểm được tô màu và in đậm, được căn giữa bảng. Các đề mục được in đậm, căn giữa và tô màu xanh; tương tự điểm trung bình môn cũng được định dạng khác để nhấn mạnh.
- Để có được trang tính như Hình 2 ta cần chỉnh sửa định dạng của chữ cũng như các cách căn lề.
1. Định dạng trang tính
Trả lời:
Thao tác căn lề dữ liệu các ô tính trong khối ô tính A3:A8 và khối ô tính C3:G8 trong Hình 1 để có kết quả tương tự như Hình 2:
- Bôi đen từ ô A3 đến ô A8, sau đó chọn biểu tượng để căn lề giữa cho các ô đánh số thứ tự.
- Tương tự đối với các ô từ C3: G8, căn giữa cho các ô điểm.
Khám phá trang 48 Tin học lớp 7: Phát biểu nào sau đây là sai?
B. Nút lệnh Merge & Center vừa gộp các ô tính vừa căn lề giữa cho dữ liệu trong ô kết quả.
C. Nút lệnh Wrap Text để thiết lập xuống dòng khi dữ liệu tràn ô tính.
D. Mặc định các ô tính đã được kẻ đường viền.
Trả lời:
Đáp án: D.
Các ô tính không được mặc định kẻ đường viền, đường viền sẽ được người dùng kẻ bằng nhiều cách.
2. Chèn, xóa cột, hàng
Khám phá trang 48 Tin học lớp 7: Em hãy nêu các bước để chèn hàng mới vào vị trí hàng 4.
Trả lời:
- Bôi đen hàng 4 bằng cách ấn vào số 4 ở cột bên trái cùng.
- Trên bảng chọn Home, nhấn Insert\ Insert Cell hoặc Insert\ Insert Cell Rows.
Trả lời:
- Bôi đen cột C bằng cách ấn vào chữ C ở cột bên trên.
- Trên bảng chọn Home, nhấn Delete\ Delete Cell hoặc Delete\ Delete Sheet Columns.
Luyện tập (trang 49)
Luyện tập 1 trang 49 Tin học lớp 7: Nêu các bước thực hiện mỗi công việc dưới đây:
a) Định dạng dữ liệu trong ô tính.
b) Căn lề dữ liệu, thiết lập xuống dòng khi dữ liệu tràn ô tính.
c) Thay đổi độ rộng của cột, chiều cao của hàng.
Trả lời:
Các bước thực hiện:
a) Định dạng dữ liệu trong ô tính:
- Bôi đen ô tính cần định dạng.
- Ấn chuột phải và chọn Format Cells.
b) Căn lề dữ liệu, thiết lập xuống dòng khi dữ liệu tràn ô tính:
- Bôi đen ô tính cần thực hiện.
- Căn lề bằng biểu tượng căn lề trong bảng chọn Home.
- Thiết lập xuống dòng khi dữ liệu tràn ô tính ấn vào Wrap Text ở bảng chọn Home: .
Luyện tập 2 trang 49 Tin học lớp 7: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Khi chèn thêm một hàng, hàng mới sẽ được chèn vào đúng vị trí hàng được chọn.
B. Khi chèn thêm một cột, cột mới được chèn vào đúng vị trí cột được chọn.
C. Có thể chèn đồng thời nhiều hàng hay nhiều cột.
D. Mỗi lần chèn chỉ chèn được một cột hoặc một hàng.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Mỗi lần chèn hàng, cột thì có thể chèn đồng thời nhiều hàng hay nhiều cột.
Thực hành (trang 50)
a) Định dạng để có bảng tính tương tự như Hình 2.
c) Xoá hàng chứa thông tin của bạn Lê Hạnh Chi khỏi danh sách của tổ.
e) Chọn ô tính A3 và di chuyển chuột vào góc phải dưới ô tính này đến khi trỏ chuột trở
g) Thực hiện kẻ đường viên cho ô tính và in trang tính.
Trả lời:
a)
- Nhấn Ctrl + A để bôi đen cả trang tính sau đó chọn font chữ Time New Roman và cỡ chữ 14 cho cả trang.
- Bôi đen từ ô A1 đến G1, ấn Merge & Center để căn giữa và gộp ô cho “BẢNG ĐIỂM HỌC KÌ I MÔN TIN HỌC CỦA TỔ 1”, sau đó chọn màu đỏ cho chữ và ấn Ctrl + B để bôi đậm.
- Bôi đen từ ô A2 đến G2, chọn căn giữa dòng (Center) và căn giữa ô (Middle Align) trong bảng chọn Home, chon Wrap Text, sau đó chọn màu xanh dương cho chữ và bôi đậm bằng cách ấn Ctrl + B.
- Chỉnh độ rộng của cột B để tên học sinh không bị mất.
- Bôi đen từ ô A3 đến ô A8, giữ nút Ctrl và bôi đen từ ô C3 đến ô G8, thực hiện lệnh căn giữa dòng trong bảng chọn Home.
- Bôi đen từ ô G3 đến G8 để chọn màu đỏ và bôi đậm cho số trong ô.
Ta được kết quả sau:
b)
- Ấn vào số 7 ở cột bên trái cùng để bôi đen hàng 7, sau đó ấn Insert\Insert Cell để thêm hàng 6.
- Nhập dữ liệu vào các ô.
c)
- Nhấn vào số 5 ở cột bên trái cùng để bôi đen hàng 5 (hàng 3 trong bảng), sau đó ấn chuột phải và ấn Delete.
d)
- Trong ô H2 nhập Tổng điểm và định dạng cho ô này giống các ô từ A2:G2.
- Nhập công thức vào ô H3: = C3+D3+E3*2+F3*3 và ấn Enter.
- Dùng chức năng tự động sao chép dữ liệu để sao chép xuống các ô đến H7.
e)
- Dữ liệu số vừa điền có giá trị tăng dần từ 1 đến 6, cách điền này nhanh chóng hơn điền tay thủ công.
g)
- Ấn vào ô A2, giữ Shift và ấn vào ô G8 để bôi đen cả bảng, sau đó ấn chuột phải chọn Format Cells, trong mục Border chọn Outline và Inside để các ô trong bảng đều được kẻ.
- Ấn Ctrl + P để mở trang in, sau đó chọn máy in, trang cần in, các định dạng khác và ấn Enter.
h) Ấn Ctrl + S để lưu file.
Thực hành 2 trang 50 Tin học lớp 7: Mở bảng tính Quyen gop.xlsx (do giáo viên cung cấp).
a) Thực hiện định dạng để có trang tính tương tự như Hình 12.
b) Lưu lại bảng tính và thoát khỏi MS Excel.
Trả lời:
- Bôi đen từ A1 đến G1 để gộp ô và căn giữa cho tiêu đề của bảng, sau đó chỉnh định dạng chữ in đậm và màu xanh lá, chọn màu nền cho ô (Fill Color) ấn vào biểu tượng trong bảng chọn Home và bôi màu cam nhạt.
- Bôi đen từ A2 đến G2, chọn căn giữa dòng (Center) và căn giữa ô (Middle Align) trong bảng chọn Home, chon Wrap Text, sau đó chọn màu đỏ cho chữ và bôi đậm bằng cách ấn Ctrl + B, chọn màu nền cho ô (Fill Color) ấn vào biểu tượng trong bảng chọn Home và bôi màu xanh nhạt.
- Bôi đen từ ô A3 đến ô A22, giữ Ctrl và bôi đen từ ô C3 đến ô F22, chọn căn giữa dòng cho dữ liệu trong ô.
- Bôi đen B3 đến B7 và ấn Merge & Center và chọn chữ in đậm và nghiêng. Thực hiện tương tự các ô B8:B12, B13:B17, B18:B22.
- Bôi đen từ ô A23:C23 và ấn Merge & Center và chọn chữ in đậm và nghiêng. Thực hiện tương tự đến ô A27:C27.
- Bôi đen từ A2:G27, ấn chuột phải chọn Format Cells, mục Border và chọn kẻ bảng cho bảng.
Vận dụng (trang 50)
Trả lời:
Các em tham khảo:
- Sau khi định dạng căn giữa, kiểu chữ, kẻ bảng ta có được bảng như sau:
Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 8: Sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức
Bài 10: Sử dụng hàm để tính toán
Bài 12: Sử dụng ảnh minh họa, hiệu ứng động trong bài trình chiếu