Giải SGK Tin học 10 (Cánh diều) Bài 18: Lập trình giải quyết bài toán trên máy tính

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 18: Lập trình giải quyết bài toán trên máy tính Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 10 Bài 18. Mời các bạn đón xem:

Giải Tin học 10 Bài 18: Lập trình giải quyết bài toán trên máy tính

Khởi động trang 119 Tin học lớp 10: Theo em, cách phát biểu đề bài của một bài tập trong tin học và trong toán học thường khác nhau ra sao?

Trả lời:

Bài toán tin học thường gắn liền với các bài toán thực tế trong cuộc sống và được phát biểu dưới dạng ngôn ngữ tự nhiên, gắn liền với bối cảnh xuất hiện bài toán.

1. Quá trình giải một bài toán bằng lập trình

Hoạt động trang 119 Tin học 10: Việc lập trình trên máy tính để giải quyết một bài toán gồm những bước nào?

Trả lời:

Quá trình giải một bài toán trên máy tính gồm các bước:

Bước 1: Xác định bài toán

Bước 2: Tìm thuật toán giải bài toán và cách tổ chức dữ liệu.

Bước 3: Viết chương trình

Bước 4: Kiểm thử, chạy và hiệu chỉnh chương trình

Luyện tập (trang 123)

Luyện tập 1 trang 123 Tin học 10: Có nhất thiết phải tìm được thuật toán trước khi viết chương trình để giải bài toán đó không?

Trả lời:

Bắt buộc phải tìm ra được thuật toán trước khi viết chương trình để giải bài toán. Bởi có xác định được thuật toán, ta mới xác định được hướng giải quyết phù hợp với các dữ kiện có bài toán, từ đó xác định các cách tổ chức dữ liệu có thể sử dụng tương ứng với các thuật toán đó.

Luyện tập 2 trang 123 Tin học 10: Nếu muốn học một ngôn ngữ lập trình bậc cao, em sẽ phải tìm hiểu những gì ở ngôn ngữ lập trình đó?

Trả lời:

Em cần nắm vững các yếu tố cơ bản của ngôn ngữ lập trình đó:

- Bảng chữ cái

- Quy định về cách viết các thành tố như: tên, câu lệnh, biểu thức,…

- Loại dữ liệu cơ sở có thể lưu trữ và xử lí

- Các phép tính và loại câu lệnh có thể thực hiện

- Các kiểu dữ liệu có cấu trúc

- Thư viện chương trình con cung cấp sẵn cho người lập trình.

Vận dụng (trang 123)

Vận dụng trang 123 Tin học 10: Em hãy giới thiệu một bài toán thực tế mà em biết và trình bày các bước cần thực hiện để giải quyết bài toán đó bằng máy tính.

Trả lời:

Bài toán: Giải phương trình bậc nhất với các dữ liệu đầu vào là các số thực a, b và đầu ra là nghiệm tìm được.

Các bước cần thực hiện:

1. Xác định bài toán:

Cho phương trình bậc nhất với hai số thực a, b

- Tìm nghiệm của phương trình trên

2. Thuật toán

Bước 1. Nhập 2 số nguyên a, b

Bước 2. Kiểm tra xem a = 0 không. Nếu a = 0:

- Nếu b = 0: phương trình vô số nghiệm. Kết thúc bài toán

- Nếu b != 0: phương trình vô nghiệm

Bước 3. Nếu a != 0 thì x = -b/a. Kết thúc bài toán

3. Viết chương trình

a = float(input("Nhập hệ số a: "))

b = float(input("Nhập hệ số b: "))

if a == 0:

if b == 0:

print("Vô số nghiệm")

else:

print("Vô nghiệm")

else:

print("Phương trình có nghiệm x =", -b / a)

Tin học 10 Bài 18: Lập trình giải quyết bài toán trên máy tính | Cánh diều (ảnh 1)

Câu hỏi tự kiểm tra

Câu hỏi trang 123 Tin học 10: Trong các câu sau, những câu nào đúng?

1) Kết quả của bước xác định bài toán có ý nghĩa quan trọng đối với bước tìm thuật toán giải bài toán.

2) Nếu không biết thuật toán của một bài toán thì không thể viết được chương trình để máy tính giải quyết bài toán đó.

3) Việc viết chương trình không liên quan gì đến thuật toán và cách tổ chức dữ liệu.

4) Chỉ cần kiểm thử một chương trình khi không thực hiện được chương trình và gặp báo lỗi trên màn hình.

Trả lời:

Những câu đúng: 1, 2

3) Khi xác định được thuật toán, ta lấy làm cơ sở xác định cách tổ chức dữ liệu.

4) Cần kiểm thử nhiều bộ dữ liệu khác nhau để phát hiện lỗi và sửa chương trình

Xem thêm các bài giải SGK Tin học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 16: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình

Bài 17: Thực hành lập trình giải bài toán trên máy tính

Bài 1: Nhóm nghề thiết kế và lập trình

Bài 2: Dự án nhỏ: Tìm hiểu về lập trình web, lập trình trò chơi và lập trình cho thiết bị di động

Bài 1: Hệ nhị phân và ứng dụng

Câu hỏi liên quan

Bài toán: Giải phương trình bậc nhất với các dữ liệu đầu vào là các số thực a, b và đầu ra là nghiệm tìm được. Các bước cần thực hiện: 1. Xác định bài toán: Cho phương trình bậc nhất với hai số thực a, b - Tìm nghiệm của phương trình trên 2. Thuật toán Bước 1. Nhập 2 số nguyên a, b Bước 2. Kiểm tra xem a = 0 không. Nếu a = 0: - Nếu b = 0: phương trình vô số nghiệm. Kết thúc bài toán - Nếu b != 0: phương trình vô nghiệm Bước 3. Nếu a != 0 thì x = -b/a. Kết thúc bài toán 3. Viết chương trình a = float(input("Nhập hệ số a: ")) b = float(input("Nhập hệ số b: ")) if a == 0: if b == 0: print("Vô số nghiệm") else: print("Vô nghiệm") else: print("Phương trình có nghiệm x =", -b / a)
Xem thêm
Bài toán tin học thường gắn liền với các bài toán thực tế trong cuộc sống và được phát biểu dưới dạng ngôn ngữ tự nhiên, gắn liền với bối cảnh xuất hiện bài toán.
Xem thêm
Em cần nắm vững các yếu tố cơ bản của ngôn ngữ lập trình đó: - Bảng chữ cái - Quy định về cách viết các thành tố như: tên, câu lệnh, biểu thức,… - Loại dữ liệu cơ sở có thể lưu trữ và xử lí - Các phép tính và loại câu lệnh có thể thực hiện - Các kiểu dữ liệu có cấu trúc - Thư viện chương trình con cung cấp sẵn cho người lập trình.
Xem thêm
Bắt buộc phải tìm ra được thuật toán trước khi viết chương trình để giải bài toán. Bởi có xác định được thuật toán, ta mới xác định được hướng giải quyết phù hợp với các dữ kiện có bài toán, từ đó xác định các cách tổ chức dữ liệu có thể sử dụng tương ứng với các thuật toán đó.
Xem thêm
Quá trình giải một bài toán trên máy tính gồm các bước: Bước 1: Xác định bài toán Bước 2: Tìm thuật toán giải bài toán và cách tổ chức dữ liệu. Bước 3: Viết chương trình Bước 4: Kiểm thử, chạy và hiệu chỉnh chương trình
Xem thêm
Những câu đúng: 1, 2 3) Khi xác định được thuật toán, ta lấy làm cơ sở xác định cách tổ chức dữ liệu. 4) Cần kiểm thử nhiều bộ dữ liệu khác nhau để phát hiện lỗi và sửa chương trình
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Lập trình giải quyết bài toán trên máy tính
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!