Giải Tin học 10 Bài 19: Câu lệnh rẽ nhánh if
Khởi động
Trả lời:
<Điều kiện>: Nếu ngày mai thời tiết đẹp hoặc nếu ngày mai thời tiết xấu.
1. Biểu thức Lôgic
Hoạt động
Hoạt động 1 trang 101 Tin học 10: Khái niệm biểu thức lôgic
Biểu thức nào sau đây có thể đưa vào vị trí <điều kiện> trong lệnh:
Nếu <điều kiện> thì
A. m, n = 1, 2
B. a + b > 1
C. a * b < a + b
D. 12 + 15 > 2 * 13
Trả lời:
Đáp án: B, C, D
Điều kiện chính là biểu thức Lôgic (biểu thức so sánh số hoặc xâu kí tự). Trong các biểu thức trên có phương án B, C, D có thể đưa vào vị trí điều kiện.
Câu hỏi
Câu hỏi trang 102 Tin học 10: Mỗi biểu thức sau có giá trị True hay False?
a) 100%4 = = 0 b) 111//5 ! = 20 or 20%3 ! = 0
Trả lời:
a) 100%4 = = 0 ⇒ true (vì số dư 100:4=0)
b) 111//5 ! = 20 or 20%3 ! = 0
22 ! = 20 or 2! = 0
⇒ True
2. Lệnh IF
Hoạt động
Hoạt động 2 trang 102 Tin học 10: Cấu trúc lệnh if trong Python
Cho trước số tự nhiên n (được gán hoặc nhập từ bàn phím). Đoạn chương trình như sau kiểm tra n > 0 thì thông báo “n là số lớn hơn 0”.
if n > 0:
print(“n là số lớn hơn 0”)
Em có nhận xét gì về cấu trúc lệnh if? Sau <điều kiện> lệnh if có kí tự gì?
Lệnh print() được viết như thế nào?
Trả lời:
Sau if là <điều kiện>
Sau <điều kiện> có dấu “:” và lệnh print được viết lùi vào và thẳng hàng.
Câu hỏi
Câu hỏi trang 103 Tin học 10: Đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì?
k = int( input(“Nhập một số nguyên dương: ”))
if k <= 0:
print( “Bạn nhập sai rồi!”)
Trả lời:
Đoạn chương trình kiểm tra số nguyên nhập vào có phải là số nguyên dương không.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 104 Tin học 10: Viết biểu thức lôgic ứng với mỗi câu sau:
a) Số x nằm trong khoảng (0; 10).
b) Số y nằm ngoài đoạn [1; 2].
c) Số z nằm trong đoạn [0; 1] hoặc [5; 10].
Trả lời:
a) x > 0 and x < 10
b) y >= 1 and y <= 2
c) (z >=0 and z <=1) or (z >= 5 and z <= 10)
Luyện tập 2 trang 104 Tin học 10: Tìm một vài giá trị m, n thoả mãn các biểu thức sau:
a) 100%m == 0 and n%5 ! = 0
b) m%100 == 0 and m%400 ! = 0
c) n%3 == 0 or (n%3 ! = 0 and n%4 == 0)
Trả lời:
a) m = {1; 2; 4; 10...}; n = {1; 2;3;4…}
b) m = {100; 200; 300}
c) n = {4; 8; 16; 20}
Vận dụng
Trả lời:
a = float (input(“nhập số lượng mua:”))
if a<5:
t=a*12000
else:
t=a * 10000
print (“số tiền phải trả là:”, t, “đồng”)
Hình 1. Chương trình minh họa
Hình 2. Kết quả chạy thử chương trình
Trả lời:
n = int (input(“Nhập năm: “))
# Kiem tra nam nhuan
if (n % 400 == 0) or ((n % 4 == 0) and (n % 100 != 0)):
print(“Năm nhuận”)
else:
print(“Năm không nhuận”)
Xem thêm lời giải bài tập SGK Tin học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: