Giải Sinh học 12 Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng lai hữu tính
Mở đầu trang 72 Sinh 12: Quan sát hình 12.1 và nhận xét sự khác biệt về đặc điểm kiểu hình của cây F, so với cây bố mẹ (P). Nêu ý nghĩa của sự khác biệt này trong công tác chọn tạo giống.
Lời giải:
Kiểu hình ở đời con vượt trội hơn đời bố mẹ
Ý nghĩa: giúp tạo giống có năng suất chất lượng tốt hơn.
Câu hỏi trang 72 Sinh 12: Làm cách nào để tổ hợp các tính trạng tốt ở các giống cây trồng (cùng loài) khác nhau vào cùng một giống?
Lời giải:
Lai hữu tính giúp tổ hợp các tính trạng tốt ở các giống cây trồng (cùng loài) khác nhau vào cùng một giống.
Luyện tập trang 73 Sinh 12: Kể tên một số giống cây trồng được tạo thành từ lai hữu tính.
Lời giải:
Một số giống cây trồng được tạo thành từ lai hữu tính:
- Cây ca cao CCN 51
- Chè LDP1 và LDP2
- Chè CNS 831
Câu hỏi trang 74 Sinh 12: Các nhà chọn giống sử dụng phương pháp nào để cải tiến giống vật nuôi?
Lời giải:
Các biện pháp cải tạo hoặc cải tiến giống vật nuôi thông qua lai hữu tính cũng được sử dụng phổ biến.
Luyện tập trang 75 Sinh 12: Kể tên một số giống vật nuôi là kết quả của công tác chọn, tạo giống bằng lai hữu tính.
Lời giải:
- Gà lai NHLV5
- Vịt pha ngan
Vận dụng trang 75 Sinh 12: Tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng 12.1.
Lời giải:
Giống cây trồng, vật nuôi |
Đặc điểm nổi trội |
Ngô VN116 |
Khả năng phát triển và chịu hạn tốt, ít nhiễm sâu đục thân, có năng suất cao. |
Cá chép V1 |
Tỉ lệ sống và khả năng sinh trưởng cao hơn. |
Gà lai NHLV5 |
Tỉ lệ nuôi sống đến tuổi trưởng thành là 96%, khối lượng lớn |
Xem thêm các bài giải bài tập sgk Sinh học 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 10: Mối quan hệ giữa kiểu gene, môi trường và kiểu hình
Bài 11. Hệ gene, công nghệ gene và ứng dụng