Giải Sinh học 11 Bài 28: Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật
Mở đầu trang 183 Sinh học 11: Trong cơ thể thực vật cũng như động vật diễn ra rất nhiều quá trình sinh lí. Các quá trình sinh lí trong cơ thể diễn ra như thế nào?
Lời giải:
Trong cơ thể thực vật cũng như động vật diễn ra rất nhiều quá trình sinh lí:
- Trong cơ thể thực vật, các quá trình sinh lí gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau. Quá trình thoát hơi nước ở lá cây tạo động lực cho sự hấp thụ nước và chất khoáng ở rễ cũng như cho phép CO2 xâm nhập vào lá cung cấp cho quang hợp. Quá trình quang hợp cung cấp các chất hữu cơ, từ đó tổng hợp nên vật chất trong cơ thể hoặc được sử dụng trong quá trình hô hấp để tạo năng lượng cho cơ thể. Thực vật tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản được là kết quả của các quá trình trao đổi chất trên. Khi một quá trình sinh lí tại một cơ quan nào đó bị rối loạn cũng sẽ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí khác, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sống của cơ thể.
- Trong cơ thể động vật diễn ra nhiều quá trình sinh lí như tiêu hóa, hô hấp, bài tiết, tuần hoàn,… Các quá trình sinh lí diễn ra mật thiết với nhau, quá trình sinh lí của cơ quan, hệ cơ quan này sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh lí của cơ quan, hệ cơ quan khác và đều chịu sự điều khiển, điều hòa, phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết.
Dừng lại và suy ngẫm (trang 184)
Câu hỏi trang 184 Sinh học 11: Nghiên cứu Hình 28.1, trình bày mối quan hệ giữa:
- Quang hợp và hô hấp.
- Hấp thụ nước và thoát hơi nước.
Lời giải:
- Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp: Quang hợp và hô hấp là hai quá trình sinh lí quan trọng, liên quan đến trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra trong cây. Hai quá trình này liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó quang hợp tạo ra chất hữu cơ và O2 cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp. Ngược lại CO2 là sản phẩm của hô hấp được sử dụng làm nguyên liệu cho quang hợp. Hô hấp còn tạo ra các sản phẩm trung gian làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào rễ, tạo điều kiện cho rễ hút nước, cung cấp nguyên liệu cho quang hợp.
- Mối quan hệ giữa hấp thụ nước và thoát hơi nước: Quá trình hấp thụ nước vào mạch gỗ, sau đó được vận chuyển lên thân và lá để cung cấp cho các hoạt động sống của cây. Quá trình hấp thụ nước càng mạnh thì việc thoát hơi nước cũng diễn ra càng thuận lợi. Quá trình thoát hơi nước ở lá tạo ra lực hút nước và chất khoáng từ rễ lên thân và lên lá.
Dừng lại và suy ngẫm (trang 184)
Câu hỏi trang 184 Sinh học 11: Nghiên cứu Hình 28.2, nêu mối quan hệ giữa:
- Tuần hoàn và bài tiết.
- Tiêu hóa và tuần hoàn.
Lời giải:
- Mối quan hệ giữa tuần hoàn và bài tiết: Hệ tuần hoàn và hệ bài tiết có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng, khí oxygen tới các cơ quan của hệ bài tiết, giúp các cơ quan thực hiện tốt chức năng. Hệ tuần hoàn mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết. Hệ bài tiết sẽ lọc từ máu các chất độc, chất thừa để bài tiết ra ngoài qua nước tiểu.
- Mối quan hệ giữa tiêu hóa và tuần hoàn: Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các cơ quan của cơ thể thông qua hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn mang các chất thải của của quá trình trao đổi chất của cơ quan tiêu hóa (như CO2, các chất thải,…) đến các cơ quan bài tiết.
Luyện tập và vận dụng (trang 184)
Câu hỏi 1 trang 184 Sinh học 11: Hệ thống mở là gì? Tại sao nói cơ thể thực vật và động vật là những hệ thống mở, tự điều chỉnh?
Lời giải:
- Hệ thống mở là hệ thống có sự trao đổi năng lượng, vật chất và thông tin với môi trường xung quanh.
- Cơ thể thực vật và động vật là những hệ thống mở vì: Giữa cơ thể động, thực vật và môi trường sống luôn có sự trao đổi, tác động qua lại thông qua quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Thực vật thu nhận nước, chất khoáng, CO2 và ánh sáng từ môi trường, tạo chất hữu cơ và thải O2 ra môi trường. Động vật lấy O2 qua hệ hô hấp, chất dinh dưỡng qua hệ tiêu hóa và thải ra ngoài môi trường CO2, chất thải, chất thừa, chất không cần thiết qua hệ hô hấp, hệ tiêu hóa và hệ bài tiết.
- Cơ thể thực vật và động vật là những hệ thống tự điều chỉnh vì: Cơ thể động, thực vật có khả năng duy trì sự cân bằng động các chỉ số của hệ thống. Ở thực vật, sự tự điều chỉnh được thực hiện thông qua điều hòa tương quan hormone thực vật, nhờ cơ chế liên hệ ngược. Ở động vật, sự tự điều chỉnh được thực hiện thông qua quá trình điều hòa của hệ thần kinh và hệ nội tiết theo cơ chế liên hệ ngược.
Câu hỏi 2 trang 184 Sinh học 11: Dựa vào mối liên quan giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể, giải thích nhận định cơ thể thực vật hoặc động vật là một thể thống nhất.
Lời giải:
Cơ thể thực vật hoặc động vật là một thể thống nhất vì: Trong cơ thể sinh vật, các quá trình sinh lí luôn tác động qua lại và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cung cấp vật chất và năng lượng đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng. Ngược lại, các quá trình sinh trưởng, phát triển; sinh sản và cảm ứng có tác động trở lại đối với quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật.
Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi liên quan
- Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp: Quang hợp và hô hấp là hai quá trình sinh lí quan trọng, liên quan đến trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra trong cây. Hai quá trình này liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó quang hợp tạo ra chất hữu cơ và O2 cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp. Ngược lại CO2 là sản phẩm của hô hấp được sử dụng làm nguyên liệu cho quang hợp. Hô hấp còn tạo ra các sản phẩm trung gian làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào rễ, tạo điều kiện cho rễ hút nước, cung cấp nguyên liệu cho quang hợp.
- Mối quan hệ giữa hấp thụ nước và thoát hơi nước: Quá trình hấp thụ nước vào mạch gỗ, sau đó được vận chuyển lên thân và lá để cung cấp cho các hoạt động sống của cây. Quá trình hấp thụ nước càng mạnh thì việc thoát hơi nước cũng diễn ra càng thuận lợi. Quá trình thoát hơi nước ở lá tạo ra lực hút nước và chất khoáng từ rễ lên thân và lên lá.
Xem thêm
- Mối quan hệ giữa tuần hoàn và bài tiết: Hệ tuần hoàn và hệ bài tiết có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng, khí oxygen tới các cơ quan của hệ bài tiết, giúp các cơ quan thực hiện tốt chức năng. Hệ tuần hoàn mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết. Hệ bài tiết sẽ lọc từ máu các chất độc, chất thừa để bài tiết ra ngoài qua nước tiểu.
- Mối quan hệ giữa tiêu hóa và tuần hoàn: Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các cơ quan của cơ thể thông qua hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn mang các chất thải của của quá trình trao đổi chất của cơ quan tiêu hóa (như CO2, các chất thải,…) đến các cơ quan bài tiết.
Xem thêm
- Hệ thống mở là hệ thống có sự trao đổi năng lượng, vật chất và thông tin với môi trường xung quanh.
- Cơ thể thực vật và động vật là những hệ thống mở vì: Giữa cơ thể động, thực vật và môi trường sống luôn có sự trao đổi, tác động qua lại thông qua quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Thực vật thu nhận nước, chất khoáng, CO2 và ánh sáng từ môi trường, tạo chất hữu cơ và thải O2 ra môi trường. Động vật lấy O2 qua hệ hô hấp, chất dinh dưỡng qua hệ tiêu hóa và thải ra ngoài môi trường CO2, chất thải, chất thừa, chất không cần thiết qua hệ hô hấp, hệ tiêu hóa và hệ bài tiết.
- Cơ thể thực vật và động vật là những hệ thống tự điều chỉnh vì: Cơ thể động, thực vật có khả năng duy trì sự cân bằng động các chỉ số của hệ thống. Ở thực vật, sự tự điều chỉnh được thực hiện thông qua điều hòa tương quan hormone thực vật, nhờ cơ chế liên hệ ngược. Ở động vật, sự tự điều chỉnh được thực hiện thông qua quá trình điều hòa của hệ thần kinh và hệ nội tiết theo cơ chế liên hệ ngược.
Xem thêm
Cơ thể thực vật hoặc động vật là một thể thống nhất vì: Trong cơ thể sinh vật, các quá trình sinh lí luôn tác động qua lại và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cung cấp vật chất và năng lượng đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng. Ngược lại, các quá trình sinh trưởng, phát triển; sinh sản và cảm ứng có tác động trở lại đối với quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật.
Xem thêm
Trong cơ thể thực vật cũng như động vật diễn ra rất nhiều quá trình sinh lí:
- Trong cơ thể thực vật, các quá trình sinh lí gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau. Quá trình thoát hơi nước ở lá cây tạo động lực cho sự hấp thụ nước và chất khoáng ở rễ cũng như cho phép CO2 xâm nhập vào lá cung cấp cho quang hợp. Quá trình quang hợp cung cấp các chất hữu cơ, từ đó tổng hợp nên vật chất trong cơ thể hoặc được sử dụng trong quá trình hô hấp để tạo năng lượng cho cơ thể. Thực vật tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản được là kết quả của các quá trình trao đổi chất trên. Khi một quá trình sinh lí tại một cơ quan nào đó bị rối loạn cũng sẽ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí khác, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sống của cơ thể.
- Trong cơ thể động vật diễn ra nhiều quá trình sinh lí như tiêu hóa, hô hấp, bài tiết, tuần hoàn,… Các quá trình sinh lí diễn ra mật thiết với nhau, quá trình sinh lí của cơ quan, hệ cơ quan này sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh lí của cơ quan, hệ cơ quan khác và đều chịu sự điều khiển, điều hòa, phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật
Được cập nhật 11/09/2023
448 lượt xem