Giải Sinh học 11 Bài 23: Khái quát về sinh sản ở sinh vật
Mở đầu trang 157 Sinh học 11: Ở ong mật, ong cái có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) trong khi ong đực lại có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n). Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự khác nhau về bộ nhiễm sắc thể ở ong đực và ong cái?
Lời giải:
Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về bộ nhiễm sắc thể ở ong đực và ong cái là do ong cái được sinh ra khi trứng được thụ tinh, còn trứng không được thụ tinh sẽ phát triển thành ong đực.
I. Khái niệm và vai trò của sinh sản ở sinh vật
Câu hỏi 1 trang 157 Sinh học 11: Những ví dụ nào sau đây là sinh sản ở sinh vật? Giải thích.
a) Tôm, cua mọc lại càng sau khi bị gãy.
b) Voi mẹ sinh ra voi con.
c) Cây cam ra hoa, kết trái.
d) Cây đậu phát triển từ hạt đậu.
Lời giải:
a) Tôm, cua mọc lại càng sau khi bị gãy không phải là sinh sản ở sinh vật. Do không có sự tạo thành cá thể mới, mà chỉ tái tạo một bộ phận của cơ thể.
b) Voi mẹ sinh ra voi con là sinh sản ở sinh vật. Do có sự tạo thành cá thể mới.
c) Cây cam ra hoa, kết trái là sinh sản ở sinh vật. Do có sự tạo thành cá thể mới trong trường hợp cây cam sinh sản hữu tính và tạo hạt.
- Có thể không phải là sinh sản ở sinh vật. Do không có sự tạo thành cá thể mới khi cây cam tạo quả không hạt.
d) Cây đậu phát triển từ hạt đậu không phải là sinh sản ở sinh vật. Do không có sự tạo thành cá thể mới, đây là một giai đoạn trong quá trình phát triển của cây đậu.
Luyện tập trang 157 Sinh học 11: Cho ví dụ về một số sinh vật (động vật, thực vật) có hình thức sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính.
Lời giải:
Ví dụ về một số sinh vật có hình thức sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính:
- Sinh sản vô tính: cây thuốc bỏng, rau má, khoai lang, cây chuối; thủy tức, sao biển, ong, giun dẹp,…
- Sinh sản hữu tính: cây đào, cây nhãn, cây lạc, cây ngô; con mèo, con gà, ếch, voi, con thỏ,…
II. Các dấu hiệu đặc trưng của sinh sản ở sinh vật
Câu hỏi 2 trang 158 Sinh học 11: Quan sát Hình 23.2 và 23.3, hãy xác định các dấu hiệu đặc trưng trong quá trình sinh sản ở dâu tây và người.
Lời giải:
Các dấu hiệu đặc trưng trong quá trình sinh sản ở dâu tây và người:
Dấu hiệu đặc trưng
|
Sinh sản ở dâu tây
|
Sinh sản ở người
|
Hình thành cơ thể mới
|
Cơ thể mới được hình thành từ một phần cơ thể mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
|
Sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
|
Vật chất di truyền và truyền đạt vật chất di truyền
|
Sinh sản vô tính dựa trên cơ sở quá trình nguyên phân. Do đó, tế bào ở cơ thể mới mang bộ nhiễm sắc thể giống hệt bộ nhiễm sắc thể ở tế bào cơ thể mẹ.
|
Sinh sản hữu tính dựa trên cơ sở quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Do đó, cơ thể mới có sự tái tổ hợp vật chất di truyền của bố và mẹ, tạo nên nhiều tổ hợp gene đa dạng.
|
Điều hòa sinh sản
|
Quá trình sinh sản vô tính được điều hòa chủ yếu thông qua cơ chế kiểm soát chu kì tế bào.
|
Quá trình sinh sản hữu tính được điều hòa chủ yếu thông qua điều hòa quá trình phát sinh giao tử dưới sự tác động của các hormone.
|
Vận dụng trang 158 Sinh học 11:Nhiều loài sinh vật trong tự nhiên (ruột khoang, trùng sốt rét,…) có thể sinh sản vô tính hoặc sinh sản hữu tính tùy theo từng giai đoạn phát triển, điều kiện môi trường,… Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với các loài sinh vật đó?
Lời giải:
Nhiều loài sinh vật trong tự nhiên (ruột khoang, trùng sốt rét,…) có thể sinh sản vô tính hoặc sinh sản hữu tính tùy theo từng giai đoạn phát triển, điều kiện môi trường,… Điều này có ý nghĩa giúp chúng tạo ra thế hệ mới, đảm bảo cho loài tiếp tục tồn tại và phát triển. Sinh sản vô tính giúp nhanh chóng tạo ra nhiều cá thể con, thích nghi với điều kiện sống ổn định, thuận lợi; sinh sản vô tính tạo ra các tổ hợp gene đa dạng, giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống → Giúp duy trì sự tồn tại và phát triển của loài.
Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi liên quan
Những giống cây trồng thụ phấn chéo như lúa, ngô thường bị phân hóa thành nhiều dòng với những đặc điểm khác nhau qua một số thế hệ vì hạt phấn của cây này có thể thụ phấn cho cây khác (nhờ tác nhân gió, côn trùng,..), sự kết hợp ngẫu nhiên của các vật chất di truyền sẽ tạo ta các tổ hợp gene mới → phân hóa thành nhiều dòng với những đặc điểm khác nhau.
Xem thêm
a) Tôm, cua mọc lại càng sau khi bị gãy không phải là sinh sản ở sinh vật. Do không có sự tạo thành cá thể mới, mà chỉ tái tạo một bộ phận của cơ thể.
b) Voi mẹ sinh ra voi con là sinh sản ở sinh vật. Do có sự tạo thành cá thể mới.
c) Cây cam ra hoa, kết trái là sinh sản ở sinh vật. Do có sự tạo thành cá thể mới trong trường hợp cây cam sinh sản hữu tính và tạo hạt.
- Có thể không phải là sinh sản ở sinh vật. Do không có sự tạo thành cá thể mới khi cây cam tạo quả không hạt.
d) Cây đậu phát triển từ hạt đậu không phải là sinh sản ở sinh vật. Do không có sự tạo thành cá thể mới, đây là một giai đoạn trong quá trình phát triển của cây đậu.
Xem thêm
Vai trò của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính đối với sinh vật:
- Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính đều tạo ra các thế hệ con cháu, đảm bảo cho loài tiếp tục tồn tại và phát triển.
- Sinh sản vô tính nhanh chóng tạo ra các cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài trong điều kiện môi trường sống ổn định, thuận lợi. Các dạng thân củ, thân rễ, thân hành,… giúp thực vật tồn tại khi điều kiện sống bất lợi và phát triển khi điều kiện sống thuận lợi.
- Sinh sản hữu tính tạo ra các cá thể gene mới có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài, đồng thời tạo ra các tổ hợp gene đa dạng, giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống.
Xem thêm
- Quá trình sinh sản hữu tính ở cây dưa chuột: Giao tử đực được hình thành trong bao phấn, giao tử cái được hình thành trong bầu nhụy. Giao tử đực và giao tử cái kết hợp với nhau tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi nằm trong hạt.
- Quá trình sinh sản hữu tính ở ếch: Giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (tế bào trứng) kết hợp với nhau tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi, phôi phát triển thành cơ thể con.
Xem thêm
Để nhân giống vô tính một cây bưởi với nhiều đặc tính quý, người ta sử dụng phương pháp nhân giống vô tính (chiết cành). Vì cơ sở của biện pháp nhân giống vô tính (chiết cành) là dựa trên hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cơ thể con được hình thành từ bộ phận hoặc cơ quan của cơ thể mẹ, nhờ đó giữ được đặc tính quý của cây.
Xem thêm
Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về bộ nhiễm sắc thể ở ong đực và ong cái là do ong cái được sinh ra khi trứng được thụ tinh, còn trứng không được thụ tinh sẽ phát triển thành ong đực.
Xem thêm
Thực vật và động vật duy trì nòi giống nhờ quá trình sinh sản. Cá thể mới luôn có một số đặc điểm giống với cá thể thế hệ trước vì vật chất di truyền của thế hệ trước được truyền đạt cho thế hệ sau.
Xem thêm
Nhiều loài sinh vật trong tự nhiên (ruột khoang, trùng sốt rét,…) có thể sinh sản vô tính hoặc sinh sản hữu tính tùy theo từng giai đoạn phát triển, điều kiện môi trường,… Điều này có ý nghĩa giúp chúng tạo ra thế hệ mới, đảm bảo cho loài tiếp tục tồn tại và phát triển. Sinh sản vô tính giúp nhanh chóng tạo ra nhiều cá thể con, thích nghi với điều kiện sống ổn định, thuận lợi; sinh sản vô tính tạo ra các tổ hợp gene đa dạng, giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống → Giúp duy trì sự tồn tại và phát triển của loài.
Xem thêm
Các hình thức sinh sản của các loài sinh vật gồm: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Xem thêm
Ví dụ về một số sinh vật có hình thức sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính:
- Sinh sản vô tính: cây thuốc bỏng, rau má, khoai lang, cây chuối; thủy tức, sao biển, ong, giun dẹp,…
- Sinh sản hữu tính: cây đào, cây nhãn, cây lạc, cây ngô; con mèo, con gà, ếch, voi, con thỏ,…
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Khái quát về sinh sản ở sinh vật
Được cập nhật 11/09/2023
429 lượt xem