Giải SGK Sinh học 11 (Cánh diều) Bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 11 Bài 10. Mời các bạn đón xem:

Giải Sinh học 11 Bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi

Giải Sinh học 11 trang 68

Mở đầu trang 68 Sinh học 11: Bảng 10.1 thể hiện kết quả xét nghiệm máu lúc đói của một người phụ nữ 30 tuổi. Dựa vào kết quả xét nghiệm, dự đoán người này bị bệnh gì?

Bảng 10.1 thể hiện kết quả xét nghiệm máu lúc đói của một người phụ nữ 30 tuổi

Lời giải:

Quan sát kết quả xét nghiệm máu lúc đói của người phụ nữ trên cho thấy, chỉ số glucose của người này (7,4 mmol/L) cao hơn mức bình thường (4,1 – 5,6 mmol/L). Do đó, người này có thể mắc bệnh tiểu đường.

I. Bài tiết

Luyện tập trang 68 Sinh học 11: Nêu các cơ quan tham gia bài tiết và sản phẩm bài tiết ở động vật.

Lời giải:

Các cơ quan tham gia bài tiết và sản phẩm bài tiết ở động vật:

Cơ quan bài tiết

Sản phẩm bài tiết

Da

Mồ hôi (nước, urea, muối,…).

Gan

Sản phẩm khử các chất độc và bilirubin (sản phẩm phân giải của hồng cầu).

Phổi

Khí CO2, hơi nước.

Thận

Nước tiểu (nước, urea, chất thừa, chất thải,…).

Câu hỏi trang 69 Sinh học 11: Quan sát hình 10.2, nêu vai trò của thận trong điều hòa thể tích máu, huyết áp máu.

Quan sát hình 10.2, nêu vai trò của thận trong điều hòa thể tích máu, huyết áp máu

Lời giải:

Vai trò của thận trong điều hòa thể tích máu, huyết áp máu: Khi huyết áp giảm hoặc thể tích máu giảm (ví dụ như khi cơ thể bị mất máu, mất nước) sẽ kích thích thận tăng tiết renin. Renin kích thích tạo angiotensin II. Angiotensin II kích thích co động mạch tới thận, giảm lượng nước tiểu tạo thành. Ngoài ra, angiotensin II còn kích thích tuyến thượng thận tiết hormone aldosterone, aldosterone kích thích tăng tái hấp thụ Na+ và nước ở ống lượn xa, làm giảm lượng nước tiểu. Kết quả là thể tích máu, huyết áp tăng về mức bình thường.

Giải Sinh học 11 trang 70

Câu hỏi trang 70 Sinh học 11: Quan sát hình 10.3, nêu vai trò của thận trong điều hòa áp suất thẩm thấu máu

Quan sát hình 10.3, nêu vai trò của thận trong điều hòa áp suất thẩm thấu máu

Lời giải:

Vai trò của thận trong điều hòa áp suất thẩm thấu máu: Áp suất thẩm thấu máu tăng (ví dụ như khi ăn mặn, tăng glucose máu, cơ thể mất nước) sẽ kích thích tiết hormone ADH. ADH kích thích tăng tái hấp thụ nước ở ống lượn xa và ống góp, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu, từ đó, làm giảm áp suất thẩm thấu của máu.

Câu hỏi trang 70 Sinh học 11: Nêu những biện pháp giúp phòng tránh bệnh sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Lời giải:

- Một số biện pháp giúp phòng tránh bệnh sỏi thận: uống đủ nước; không ăn quá nhiều protein, quá chua, quá nhiều đường hoặc quá nhiều thực phẩm chứa chất tạo sỏi (rau chân vịt, khoai lang, hạt điều, hạnh nhân,… chứa nhiều oxalat); tránh bổ sung vitamin C liều cao; không nhịn tiểu lâu; đối với những người có nguy cơ mắc sỏi thận, có thể uống bổ sung một số loại thuốc phòng ngừa theo chỉ dẫn của bác sĩ;…

- Một số biện pháp giúp phòng tránh bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu: uống đủ nước; vệ sinh sạch sẽ và đúng cách bộ phận bên ngoài của đường tiết niệu hằng ngày; tình dục an toàn; tránh mặc các loại quần áo, đồ lót quá chật, làm bằng chất liệu khó thoát mồ hôi; tránh tiếp xúc với các chất gây kích thích niệu đạo như nằm trong bồn tắm hòa xà phòng, chất khử mùi tại chỗ,…; không nhịn tiểu;…

II. Cân bằng nội môi

Câu hỏi trang 71 Sinh học 11: Quan sát hình 10.4 và cho biết những cơ quan nào có ảnh hưởng đến thành phần nội môi.

Quan sát hình 10.4 và cho biết những cơ quan nào có ảnh hưởng đến thành phần nội môi

Lời giải:

Những cơ quan có ảnh hưởng đến thành phần nội môi: Hầu hết các mô, cơ quan trong cơ thể đều có ảnh hưởng đến thành phần nội môi, tuy nhiên, thận, gan, phổi là những cơ quan có ảnh hưởng hàng đầu.

Giải Sinh học 11 trang 72

Luyện tập trang 72 Sinh học 11: Quan sát hình 10.6, trình bày cơ chế điều hòa nồng độ glucose máu.

Quan sát hình 10.6, trình bày cơ chế điều hòa nồng độ glucose máu

Lời giải:

Cơ chế điều hòa nồng độ glucose máu:

- Khi nồng độ glucose trong máu tăng quá mức bình thường (sau bữa ăn), tế bào β của tuyến tụy sẽ tăng tiết hormone insulin. Hormone insulin kích thích đưa glucose vào các tế bào cơ thể, đồng thời, kích thích gan tăng nhận và chuyển glucose thành dạng glycogen dự trữ. Kết quả là nồng độ glucose trong máu giảm về mức bình thường.

- Khi nồng độ glucose trong máu giảm quá mức bình thường (xa bữa ăn), tế bào α tuyến tụy sẽ tăng tiết hormone glucagon. Hormone glucagon kích thích gan chuyển hóa glycogen thành glucose đưa vào máu. Kết quả dẫn đến nồng độ glucose máu tăng lên về mức bình thường.

Vận dụng trang 72 Sinh học 11:

• Giải thích tại sao ăn mặn (nhiều muối) thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp.

• Việc thường xuyên nhịn tiểu có thể dẫn đến tác hại gì?

Lời giải:

• Ăn mặn (nhiều muối) thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp vì:

- Khi ăn mặn, áp suất thẩm thấu máu tăng kích thích giải phóng hormone ADH, dẫn tới tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, đồng nghĩa, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu. Đồng thời, ăn mặn cũng khiến cho bạn có cảm giác khát nước nhiều hơn. Kết quả dẫn đến thể tích tuần hoàn tăng lên khiến áp lực lên mạch máu tăng. Lâu dần, áp lực này dẫn đến tình trạng bệnh lí tăng huyết áp. - Ngoài ra, muối cũng làm tăng độ nhạy của tim mạch và thận với adrenaline – một chất có khả năng làm huyết áp tăng lên.

• Tác hại của việc thường xuyên nhịn tiểu:

- Làm bàng quang bị giãn ra, các cơ vòng bên ngoài cũng bị kéo căng dẫn đến khả năng giữ nước tiểu của bàng quang bị hạn chế, mất khả năng kiểm soát các cơ vòng ngoài bàng quang khiến nước tiểu rò rỉ.

- Có thể gây bí tiểu, thậm chí, trong tình huống nghiêm trọng khi nước tiểu ứ đọng ở bàng quang có thể chảy ngược vào thận dẫn tới suy thận và tử vong.

- Khởi nguồn cho một chuỗi các bệnh lí tại thận và ngoài thận như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ, sỏi thận, suy thận,…

Xem thêm lời giải bài tập SGK Sinh học 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật

Bài 9: Miễn dịch ở người và động vật

Ôn tập chủ đề 1

Bài 11: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

Bài 12: Cảm ứng ở thực vật

Câu hỏi liên quan

Cân bằng nội môi là trạng thái cân bằng động nghĩa là các chỉ số của môi trường trong cơ thể có xu hướng thay đổi và dao động xung quanh một khoảng giá trị xác định. Do ảnh hưởng từ sự thay đổi liên tục của các kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Ví dụ: Nồng độ glucose trong máu người luôn dao động trong khoảng 3,9 - 6,4 mmol/L
Xem thêm
Khi các chất độc hại và các chất dư thừa không được thải ra bên ngoài mà lại tích tụ trong cơ thể thì cơ thể sẽ hấp thụ lại các chất độc hại và chất dư thừa, làm cho cơ thể bị ảnh hưởng xấu và mắc bệnh.
Xem thêm
Nước tiểu được tạo thành trong quá trình máu chảy qua các nephron. Quá trình tạo nước tiểu ở nephron gồm các giai đoạn: 1. Lọc: Huyết áp đẩy nước và các chất hoà tan từ máu qua lỗ lọc vào lòng nang Bowman, tạo ra dịch lọc cầu thận. 2. Tái hấp thụ: Nước, các chất dinh dưỡng, các ion cần thiết nhưu Na+, HCO3-, ... trong dịch lọc được các tế bào ống thận hấp thụ trả về máu. 3. Tiết: Chất độc, một số ion dư thừa H+, K+, ... được các tế bào thành ống thận tiết vào dịch lọc. 4. Nước tiểu được ống góp hấp thụ bớt nước và chảy vào bể thận, qua niệu quản vào lưu trữ ở bàng quang trước khi được thải ra ngoài.  Nếu một trong những giai đoạn này bị rối loạn sẽ gây ra một số bệnh rối loạn tiểu tiện ở con người.
Xem thêm
Điều này có thể lý giải là do thuyết thẩm thấu trong tế bào. Khi chúng ta ăn mặn, nồng độ ion Natri sẽ tăng lên trong khoảng gian bào và làm tăng áp lực thẩm thấu, dẫn đến nước được hút ra khỏi tế bào. Quá trình này làm nước bị đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu, khiến cơ thể mất nước và khát.
Xem thêm
- Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao → tuyến tụy tiết ra insulin → gan chuyển glucose thành glicogen dự trữ, đồng thời kích thích tế bào nhận và sử dụng glucose → nồng độ glucose trong máu giảm và duy trì ổn định. - Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều glucose → nồng độ glucose trong máu giảm → tuyết tụy tiết ra glucagon → gan chuyển glicogen thành glucose đưa vào máu → nồng độ glucose trong máu tăng lên và duy trì ổn định - Gan điều hòa nồng độ nhiều chất trong huyết tương như: protein, các chất tan và glucose trong máu.
Xem thêm
Chạy thận nhân tạo giúp cơ thể đào thải các chất độc, nước và muối ra khỏi cơ thể khi chức năng của thận bị suy giảm và không thể thực hiện được nhiệm vụ này. Chạy thận nhân tạo là một cách để điều trị suy thận, giúp người bị bệnh có thể tiếp tục sinh hoạt một cách bình thường.
Xem thêm
Vai trò của thận trong điều hòa áp suất thẩm thấu máu: Áp suất thẩm thấu máu tăng (ví dụ như khi ăn mặn, tăng glucose máu, cơ thể mất nước) sẽ kích thích tiết hormone ADH. ADH kích thích tăng tái hấp thụ nước ở ống lượn xa và ống góp, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu, từ đó, làm giảm áp suất thẩm thấu của máu.
Xem thêm
• Ăn mặn (nhiều muối) thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp vì: - Khi ăn mặn, áp suất thẩm thấu máu tăng kích thích giải phóng hormone ADH, dẫn tới tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, đồng nghĩa, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu. Đồng thời, ăn mặn cũng khiến cho bạn có cảm giác khát nước nhiều hơn. Kết quả dẫn đến thể tích tuần hoàn tăng lên khiến áp lực lên mạch máu tăng. Lâu dần, áp lực này dẫn đến tình trạng bệnh lí tăng huyết áp. - Ngoài ra, muối cũng làm tăng độ nhạy của tim mạch và thận với adrenaline – một chất có khả năng làm huyết áp tăng lên. • Tác hại của việc thường xuyên nhịn tiểu: - Làm bàng quang bị giãn ra, các cơ vòng bên ngoài cũng bị kéo căng dẫn đến khả năng giữ nước tiểu của bàng quang bị hạn chế, mất khả năng kiểm soát các cơ vòng ngoài bàng quang khiến nước tiểu rò rỉ. - Có thể gây bí tiểu, thậm chí, trong tình huống nghiêm trọng khi nước tiểu ứ đọng ở bàng quang có thể chảy ngược vào thận dẫn tới suy thận và tử vong. - Khởi nguồn cho một chuỗi các bệnh lí tại thận và ngoài thận như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ, sỏi thận, suy thận,…
Xem thêm
Dự đoán: - Người A tăng chỉ số về triglyceride, cholesterol toàn phần và glucose dấn đến có nguy cơ rất cao bị bệnh tim mạch - Người B tăng chỉ số về urea và creatinie dẫn đến nguy cơ mắc bệnh suy thận
Xem thêm
- Mỗi nephron gồm quản cầu thận có chức năng lọc máu - Các tế bào ở thành ống thận (Ống lượn gần, quai Henle và ống lượn xa) có chức năng tái hấp thu các chất cần thiết từ dịch lọc trả về máu, tiết các chất độc vào dịch lọc và dẫn nước tiểu đến bàng quang trước khi thải ra ngoài
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Bài tiết và cân bằng nội môi
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!