Giải SGK Lịch sử lớp 8 Bài 3: Cách mạng công nghiệp
Trả lời:
- Một số thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp:
+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.
+ Năm 1769, R. Ác-rai phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
+ Năm 1784, Giêm Oát đã phát minh ra máy hơi nước.
+ Năm 1785, E. Các-rai phát minh ra máy dệt, đưa tốc độ sản xuất tăng lên 39 lần.
+ Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
- Tác động của cách mạng công nghiệp:
+ Tác động đến đời sống sản xuất: làm thay đổi căn bản quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động; bộ mặt của các nước tư bản có sự thay đổi căn bản; đưa nhân loại bước sang nền văn minh công nghiệp.
+ Tác động đến xã hội: hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản, đó là tư sản và vô sản.
1. Cách mạng công nghiệp Anh
Trả lời:
- Những thành tựu tiêu biểu:
+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.
+ Năm 1769, R. Ác-rai phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
+ Năm 1784, Giêm Oát đã phát minh ra máy hơi nước.
+ Năm 1785, E. Các-rai phát minh ra máy dệt, đưa tốc độ sản xuất tăng lên 39 lần.
+ Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
- Thành tựu tiêu biểu nhất là: máy hơi nước, vì:
+ Trước khi động cơ hơi nước ra đời: con người chủ yếu lao động dựa vào sức mạnh của cơ bắp (lao động thủ công); hoặc sử dụng một số loại máy móc chạy bằng năng lượng gió (cối xay gió…) và nước. Tuy vậy, do còn nhiều hạn chế, nên năng suất lao động của con người chưa cao; khối lượng sản phẩm sản xuất ra chưa nhiều và các loại năng lượng gió, nước ở thời điểm này vẫn chưa thể tạo ra sự chuyển biến căn bản trong đời sống sản xuất.
+ Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa điểm… sau đó, máy hơi nước nhanh chóng được ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, như: sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải… Lúc này, các loại máy móc đã thay thế sức lao động chân tay của con người, giúp nền sản xuất có sự chuyển biến mạnh mẽ từ: sản xuất thủ công sang cơ khí hóa
2. Cách mạng công nghiệp lan ra các nước châu Âu và Mỹ
Trả lời:
- Cách mạng công nghiệp ở Pháp:
+ Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ năm 1830.
+ Diễn ra trước tiên trong công nghiệp nhẹ, rồi lan sang công nghiệp nặng.
+ Kết quả: kinh tế Pháp nhanh chóng phát triển, đứng thứ hai thế giới (sau Anh).
- Cách mạng công nghiệp ở Đức:
+ Bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XIX.
+ Phát triển dựa trên một nền công nghiệp nặng, hiện đại và tập trung, trong đó công nghiệp luyện kim, hoá chất đóng vai trò chủ đạo.
+ Kết quả: giữa thế kỉ XIX, kinh tế Đức phát triển với tốc độ rất cao. Đến khi thống nhất đất nước (1871), Đức đã trở thành một nước công nghiệp.
- Cách mạng công nghiệp ở Mỹ:
+ Quá trình công nghiệp hoá diễn ra khá sớm.
+ Diễn ra trước tiên trong công nghiệp nhẹ, rồi lan sang công nghiệp nặng.
+ Kết quả: đến giữa thế kỉ XIX, nước Mỹ đã đứng hàng thứ tư trên thế giới về giá trị sản xuất công nghiệp (sau Anh, Pháp, Đức).
3. Những tác động của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và xã hội
Trả lời:
- Những mặt trái của cách mạng công nghiệp:
+ Gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường;
+ Giai cấp tư sản tăng cường bóc lột giai cấp vô sản (nhất là lao động phụ nữ và trẻ em).
+ Các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm và tranh giành thuộc địa...
Trả lời:
* Tác động đến đời sống sản xuất:
- Làm thay đổi căn bản quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển, tạo ra nguồn của cải dồi dào cho xã hội.
- Bộ mặt của các nước tư bản thay đổi với nhiều khu công nghiệp lớn và thành phố đông dân mọc lên,...
- Chuyển xã hội loài người từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.
* Tác động đối với đời sống xã hội
- Hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản, đó là tư sản và vô sản.
+ Giai cấp tư sản nhờ công nghiệp hoá đã giàu lên nhanh chóng, trở thành giai cấp thống trị trong xã hội.
+ Giai cấp vô sản ngày càng đông đảo và bị tư sản bóc lột nặng nề.
- Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng sâu sắc.
Luyện tập - Vận dụng
Trả lời:
Quốc gia |
Thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp |
||
Năm |
Nhà phát minh |
Tên phát minh |
|
Anh |
1764 |
Giêm Ha-gri-vơ |
Máy kéo sợi Gien-ni |
1769 |
R. Ác-rai |
Máy kéo sợi chạy bằng sức nước |
|
1784 |
Giêm Oát |
Máy hơi nước |
|
1784 |
Hen-ri Cót |
Kĩ thuật dùng than cốc luyện gang thành sắt |
|
1785 |
E. Các-rai |
Máy dệt |
|
1814 |
Xti-phen-xơn |
Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước |
|
Mĩ |
1793 |
E. Whitney |
Máy tỉa hạt bông |
1807 |
Phơn-tơn |
Tàu thủy chạy bằng hơi nước |
|
1831 |
C.M. Cô-míc |
Máy gặt cơ khí |
|
1838 |
S. Moóc-xơ |
Hệ thống điện tín sử dụng mã Moóc-xơ |
Trả lời:
- Đồng ý với ý kiến “xã hội loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp là nhờ cách mạng công nghiệp”. Vì:
+ Trước khi tiến hành cách mạng công nghiệp: con người chủ yếu lao động dựa vào sức mạnh của cơ bắp (lao động thủ công); hoặc sử dụng một số loại máy móc chạy bằng năng lượng gió (cối xay gió…) và nước. Tuy vậy, do còn nhiều hạn chế, nên năng suất lao động của con người chưa cao; khối lượng sản phẩm sản xuất ra chưa nhiều và các loại năng lượng gió, nước ở thời điểm này vẫn chưa thể tạo ra sự chuyển biến căn bản trong đời sống sản xuất.
+ Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, với việc tiến hành cách mạng công nghiệp, quá trình sản xuất của con người đã có sự thay đổi căn bản (các loại máy móc đã thay thế sức lao động chân tay của con người), giúp nền sản xuất có sự chuyển biến mạnh mẽ từ: sản xuất thủ công sang cơ khí hóa.
Trả lời:
- Nếu không dùng máy móc trong sản xuất hoặc những phương tiện giao thông hiện đại như tàu hoả, tàu thuỷ,... thì hoạt động sản xuất và cuộc sống của chúng ta sẽ bị đình trệ. Ví dụ:
+ Hoạt động sản xuất của con người chủ yếu sử dụng sức lao động thủ công, nên năng suất thấp, thời gian để làm ra một sản phẩm sẽ kéo dài hơn,…
+ Thời gian di chuyển của con người từ địa điểm này tới địa điểm khác sẽ lâu hơn…
Trả lời:
(*) Tham khảo: Giới thiệu về máy kéo sợi Gien-ni
Trong những năm 1750, các nhà máy dệt may không để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Lúc này, người ta vẫn còn sử dụng xe quay sợi với với một cọc suốt. Vì thế mà mỗi công nhân chỉ làm được một cuộn chỉ mỗi ngày. Đến cuối năm 1764, kĩ sư Giêm Ha-gri-vơ đã phát minh ra máy kéo sợi Gien-ni. Máy này có cấu tạo như xe quay sợi bình thường nhưng lại chứa tới 16 – 18 cọc suốt và chỉ cần một công nhân vận hành máy. Vì lượng cọc suốt nhiều hơn, máy có thể tạo ra nhiều sợi vải hơn khi vận hành, năng suất làm việc cũng tăng lên gấp nhiều lần.
Máy kéo sợi Gien-ni là phát minh quan trọng giúp cho sản lượng nguyên liệu ngành dệt may tại châu Âu tăng lên nhanh chóng. Phát minh này giúp nguồn cung sợi vải cho ngành dệt may tăng lên. Đồng thời, nó cũng giúp giá vải giảm xuống và người tiêu dùng có thể mua vải dễ dàng hơn. Máy kéo sợi Gien-ni mang lại rất nhiều lợi ích cho ngành dệt may Anh quốc lúc bấy giờ.
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 4: Đông nam á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
Bài 5: Cuộc xung đột nam - bắc triều và trịnh - nguyễn
Bài 6: Công cuộc khai phá vùng đất phía nam từ thế kỉ xvi đến thế kỉ XVIII