Giải SGK Lịch Sử 7 Chủ đề chung 2 (Chân trời sáng tạo) Đô thị: Lịch sử và hiện tại

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Lịch sử lớp 7 Chủ đề chung 2. Đô thị: Lịch sử và hiện tại sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sử 7 Bài Chủ đề chung 2. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch sử 7 Chủ đề chung 2. Đô thị: Lịch sử và hiện tại

Giải Lịch Sử lớp 7 trang 187

Câu hỏi mở đầu trang 187 Lịch Sử và Địa Lí 7: Giữa đô thị và cácnền văn minh cổ đại có mối quan hệ ra sao? Giới thương nhân có vai trò gì trong sự phát triển của đô thị châu Âu trung đại?

Trả lời:

* Mối liên hệ giữa các đô thị cổ đại với các nền văn minh ở khu vực

- Vai trò của các đô thị ở phương Đông cổ đại:

+ Là trung tâm hành chính, quân sự, đầu mối kinh tế, giao thông của các quốc gia cổ đại.

+ Các đô thị gắn liền với sự hưng thịnh và suy tàn của các nền văn minh đầu tiên ở phương Đông.

- Vai trò của các đô thị ở phương tây cổ đại:

+ Là trung tâm kinh tế, chính trị của nhà nước

+ Đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển của các nền văn minh

+ Không khí dân chủ tại các đô thị đã tạo điều kiện cho những sáng tạo văn hóa.

* Vai trò của giới thương nhân đối với các đô thị trung đại ở châu Âu:

+ Hoạt động của thương nhân và thương hội đã thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên, đóng kín trong các lãnh địa.

+ Hoạt động đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến của thương nhân đã góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, hình thành chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.

+ Nhu cầu tìm hiểu tri thức và giải trí của thị dân, đặc biệt là của thương nhân đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, khoa học – kĩ thuật tại các đô thị trung đại.

1. Đô thị và các nền văn minh cổ đại

Câu hỏi trang 187 Lịch Sử và Địa Lí 7: Trình bày những điều kiện địa lí và lịch sử góp phần hình thành nên các đô thị cổ phương Đông.

Trả lời:

Điều kiện địa lí và lịch sử dẫn đến sự hình thành các đô thị ở phương Đông cổ đại:

+ Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sản xuất nồng nghiệp và quần tụ dân cư đông đúc.

+ Do sự phát triển của sản xuất, dân số tăng lên, những khu định cư nhỏ ban đầu đã dần mở rộng thành các khu dân cư đông đúc và có sự phân hóa lao động.

=> Trên những cơ sở đó, các đô thị cổ đại đã được hình thành, tiêu biểu như: Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà; Ma-phít ở Ai Cập; Mô-giô-pa-hít ở Ấn Độ…

Câu hỏi trang 187 Lịch Sử và Địa Lí 7: Đô thị có vai trò như thế nào đối với sự hình thành và phát triển của của văn minh cổ đại phương Đông? Điều đó thể hiện như thế nào qua trường hợp các cô thị của Lưỡng Hà.

Trả lời:

- Vai trò của các đô thị ở phương Đông cổ đại:

+ Là trung tâm hành chính, quân sự, đầu mối kinh tế, giao thông của các quốc gia cổ đại.

+ Các đô thị gắn liền với sự hưng thịnh và suy tàn của các nền văn minh đầu tiên ở phương Đông.

Ở Lưỡng Hà, thành thị là nơi giới thương nhân khắp nơi đổ về để trao đổi và buôn bán. Thế kỉ VII TCN, Ba-bi-lon (Lưỡng Hà) có quy mô trao đổi, buôn bán lớn và sầm uất nhất thời bấy giờ. Sau thế kỉ IV TCN, Ba-bi-lon và những thành thị khác ở Lưỡng Hà suy tàn. Văn minh Lưỡng Hà cũng theo đó mà sụp đổ.

Giải Lịch Sử lớp 7 trang 189

Câu hỏi trang 189 Lịch Sử và Địa Lí 7: Trình bày những điều kiện địa lí và lịch sử góp phần hình thành nên các đô thị cổ đại phương Tây.

Trả lời:

Tác động của điều kiện địa lí và lịch sử đến sự hình thành các đô thị ở Hy Lạp và La Mã cổ đại:

+ Ở Hy Lạp và La Mã, do có: nhiều mỏ khoáng sản; đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh... nên thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.

+ Kinh tế phát triển đã thúc đẩy quá trình quần tụ dân cư và chuyên môn hóa sản xuất diễn ra sớm, dẫn đến sự hình thành của các đô thị ở Hy Lạp và La Mã.

Câu hỏi trang 189 Lịch Sử và Địa Lí 7: Đô thị A-ten và Rô-ma có vai trò như thế nào đối với nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại.

Trả lời:

Đô thị A-ten và Rô-ma đóng vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của nhà nước và là điển hình cho trình độ phát triển của nền văn minh cổ đại phương Tây:

- Đô thị A-ten là đô thị quan trọng nhất của Hy Lạp cổ đại. Những thành tựu của nền văn minh Hy Lạp cổ đại như: mô hình nhà nước dân chủ, văn học, chữ viết, toán học, kiến trúc, điêu khắc,... hầu hết khởi nguồn từ đây.

- Hầu hết những thành tựu của La Mã cổ đại như: hệ thống pháp luật, thể chế cộng hòa, quy hoạch và xây dựng đô thị,... đều khởi nguồn từ đô thị Rô-ma.

2. Các đô thị châu Âu thời trung đại và vai trò của giới thương nhân

Giải Lịch Sử lớp 7 trang 190

Câu hỏi trang 190 Lịch Sử và Địa Lí 7: Quan sát bảng thống kê 2.6, lược đồ 2.9, đọc thông tin trong bài, em hãy xác định: Vùng nào ở châu Âu tập trung các đô thị phát triển vào thế kỉ XIV? Vùng nào tập trung đô thị phát triển vào thế kỉ XV? Tại sao lại có sự thay đổi này?

Quan sát bảng thống kê 2.6 lược đồ 2.9 đọc thông tin trong bài trang 190 SGK Lịch Sử và Địa Lí 7 (ảnh 1)

Trả lời:

- Nước Ý là nơi tập trung các đô thị phát triển vào thế kỉ XIV.

- Vùng ven biển Ban-tích là nơi tập trung các đô thị phát triển vào thế kỉ XV.

- Sự thay đổi này diễn ra vì: một số đô thị châu Âu tập hợp lại thành lập các hiệp hội buôn bán với mục đích bảo vệ tự do thương mại, thống nhất thị trường và an toàn cho thương nhân buôn bán đường dài.

Câu hỏi trang 190 Lịch Sử và Địa Lí 7: Hãy nêu vai trò của giới thương nhân đối với sự phát triển của các đô thị châu Âu thời trung đại.

Trả lời:

Vai trò của giới thương nhân đối với các đô thị trung đại ở châu Âu:

+ Hoạt động của thương nhân và thương hội đã thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên, đóng kín trong các lãnh địa.

+ Hoạt động đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến của thương nhân đã góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, hình thành chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.

+ Nhu cầu tìm hiểu tri thức và giải trí của thị dân, đặc biệt là của thương nhân đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, khoa học – kĩ thuật tại các đô thị trung đại.

Luyện tập & Vận dụng

Giải Lịch Sử lớp 7 trang 192

Luyện tập 1 trang 192 Lịch Sử và Địa Lí 7: Em hãy trình bày những hoạt động của tầng lớp thương nhân thời trung đại ở Tây Âu. Vì sao tầng lớp thương nhân lại có vai trò quan trọng với sự phát triển của các đô thị châu Âu trung đại?

Trả lời:

- Hoạt động của tầng lớp thương nhân thời trung đại ở Tây Âu:

+ Trao đổi buôn bán các sản phẩm thủ công nghiệp nhưu len, đồ lông thú, đồ da, mũ…

+ Thương nhân liên kết với giới quý tộc quyền quý, lập nên hội đồng đô thị.

+ Thương nhân bỏ tiền xây dựng những công trình công cộng như: nhà thờ, đô thị, đài phun nước, bảo trợ các nhà văn hóa…

+ Thành lập Hiệp hội buôn bán, tổ chức các hội chợ, thúc đẩy hàng hóa giữa các vùng, các quốc gia.

Vai trò của giới thương nhân đối với các đô thị trung đại ở châu Âu:

+ Hoạt động của thương nhân và thương hội đã thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên, đóng kín trong các lãnh địa.

+ Hoạt động đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến của thương nhân đã góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, hình thành chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.

+ Nhu cầu tìm hiểu tri thức và giải trí của thị dân, đặc biệt là của thương nhân đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, khoa học – kĩ thuật tại các đô thị trung đại.

Vận dụng 2 trang 192 Lịch Sử và Địa Lí 7: Những thành tựu nào của văn minh đô thị thời cổ đại vẫn còn giá trị với thế giới ngày nay?

Trả lời:

- Một số thành tựu của văn minh đô thị thời cổ đại vẫn còn giá trị với thế giới ngày nay: thể chế cộng hòa, cách quy hoạch và xây dựng đô thị….

Vận dụng 3 trang 192 Lịch Sử và Địa Lí 7: Tổ chức thương mại nào có số nước tham gia đông nhất? Tổ chức đó có điểm gì giống với Liên minh Han-xi-tích? Tham khảo trang web: https://www.wto.org/ cho câu trả lời của em.

Trả lời:

- Tổ chức thương mại có số nước tham gia đông nhất là WTO.

- Điểm giống nhau giữa WTO và Liên minh Han-xi-tích là: ra đời với mục đích thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 20: Đặc điểm dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a

Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a

Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực

Chủ đề chung 1: Các cuộc đại phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI

Câu hỏi liên quan

Mối liên hệ giữa các đô thị cổ đại với các nền văn minh ở khu vực
Xem thêm
Vai trò của giới thương nhân đối với các đô thị trung đại ở châu Âu:
Xem thêm
- Một số thành tựu của văn minh đô thị thời cổ đại vẫn còn giá trị với thế giới ngày nay: thể chế cộng hòa, cách quy hoạch và xây dựng đô thị….
Xem thêm
- Vai trò của các đô thị ở phương Đông cổ đại:
Xem thêm
Điều kiện địa lí và lịch sử dẫn đến sự hình thành các đô thị ở phương Đông cổ đại:
Xem thêm
Tác động của điều kiện địa lí và lịch sử đến sự hình thành các đô thị ở Hy Lạp và La Mã cổ đại:
Xem thêm
- Hoạt động của tầng lớp thương nhân thời trung đại ở Tây Âu:
Xem thêm
- Cống hiến quan trọng nhất mà các phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô và Ph Ma-gien-lăng đem lại cho lịch sử nhân loại là: Tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới để tăng cường giao lưu giữa các châu lục.
Xem thêm
- Tổ chức thương mại có số nước tham gia đông nhất là WTO.
Xem thêm
1- Lục địa Bắc Mỹ
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Chủ đề chung 2 Đô thị: Lịch sử và hiện tại CTST
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!