Giải Lịch sử 6 Bài 18: Vương quốc Chăm-Pa
Trả lời:
- Sự thành lập:
+ Thời kì Bắc thuộc, nhà Hán đã thiết lập sách thống trị đối với vùng đất phía Nam dãy Hoành Sơn của nước ta, đặt tên là quận Nhật Nam.
+ Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân Tượng Lâm (huyện xa nhất của quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ sách cai trị ngoại bang, lập ra nhà nước Lâm Ấp.
- Quá trình phát triển:
+ Trong các thế kỉ III – X, nhà nước Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay. Trong quá trình đó, khoảng thế kỉ VII, tên gọi Lâm Ấp được đổi thành Chăm-pa.
+ Từ sau thế kỉ X, Chăm-pa tiếp tục phát triển và từng bước được sáp nhập, trở thành một bộ phận của đất nước Việt Nam.
Trả lời:
- Phạm vi chủ yếu của Vương quốc Chăm-pa là vùng duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam hiện nay (từ Quảng Nam cho tới Bình Thuận).
Trả lời:
- Quá trình ra đời:
+ Thời kì Bắc thuộc, nhà Hán đã thiết lập sách thống trị đối với vùng đất phía Nam dãy Hoành Sơn của nước ta, đặt tên là quận Nhật Nam.
+ Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân Tượng Lâm (huyện xa nhất của quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ sách cai trị ngoại bang, lập ra nhà nước Lâm Ấp.
- Quá trình phát triển từ thế kỉ II đến thế kỉ X:
+ Trong các thế kỉ III – X, nhà nước Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay. Trong quá trình đó, khoảng thế kỉ VII, tên gọi Lâm Ấp được đổi thành Chăm-pa.
+ Từ sau thế kỉ X, Chăm-pa tiếp tục phát triển và từng bước được sáp nhập, trở thành một bộ phận của đất nước Việt Nam.
Trả lời:
- Nét chính về kinh tế của nhà nước Chăm-pa:
+ Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước là hoạt động kinh tế chủ yếu.
+ Các nghề gốm, đóng thuyền, khai thác lâm sản, đánh bắt cá… rất phát triển.
+ Với vị trí thuận lợi, trong nhiều thế kỉ, vương quốc Chăm-pa trở thành cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên với thương nhân các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Ả-rập.
- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Chăm-pa:
Trả lời:
- Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Chăm-pa:
+ Sáng tạo ra chữ viết riêng (gọi là chữ Chăm cổ).
+ Tín ngưỡng, tôn giáo:
- Thờ tín ngưỡng đa thần.
- Du nhập các tôn giáo từ bên ngoài (Phật giáo, Hin-đu giáo...).
+ Kiến trúc, điêu khắc: xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, Phật như: Thánh địa Mỹ Sơn; Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam)...
+ Lễ hội: nhiều lễ hội được tổ chức trong năm; các lễ hội thường mang ý nghĩa cầu nguyện cho cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu, xã hội hòa bình và hưng thịnh...
Trả lời:
Phương diện |
Nội dung chính |
Sự thành lập |
- Thời kì Bắc thuộc, nhà Hán đã thiết lập sách thống trị đối với vùng đất phía Nam dãy Hoành Sơn của nước ta, đặt tên là quận Nhật Nam. - Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân Tượng Lâm (huyện xa nhất của quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ sách cai trị ngoại bang, lập ra nhà nước Lâm Ấp. |
Quá trình phát triển |
- Trong các thế kỉ III – X, nhà nước Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay. Trong quá trình đó, khoảng thế kỉ VII, tên gọi Lâm Ấp được đổi thành Chăm-pa. - Từ sau thế kỉ X, Chăm-pa tiếp tục phát triển và từng bước được sáp nhập, trở thành một bộ phận của đất nước Việt Nam. |
Phạm vi lãnh thổ |
- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam hiện nay (từ Quảng Nam cho tới Bình Thuận). |
Hoạt động kinh tế |
- Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước là hoạt động kinh tế chủ yếu. - Các nghề gốm, đóng thuyền, khai thác lâm sản, đánh bắt cá… rất phát triển. - Hoạt động trao đổi, buôn bán với thương nhân các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Ả-rập diễn ra sôi nổi. |
Tổ chức xã hội |
- Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo với các tầng lớp chính: tăng lữ, quý tộc, dân tự do và nô lệ. |
Trả lời:
Trả lời:
Giới thiệu hình tượng Vũ nữ Áp-sa-ra trên các bức phù điêu của người Chăm-pa
- Một trong những kiệt tác điêu khắc mà người Champa sáng tạo ra là hình tượng vũ nữ Apsara ở các bức phù điêu, tượng bằng sa thạch. Hình tượng vũ nữ Apsara hiện diện ở hầu khắp các di tích Champa như: khu di tích Mỹ Sơn, Đồng Dương, Trà Kiệu thuộc tỉnh Quảng Nam.
- Apsara của người Champa được thể hiện trên các khối đá sa thạch với:
+ Khuôn mặt đầy đặn, toát lên vẻ đẹp dịu dàng, thuần khiết với hàng lông mày hơi cong, sống mũi cao, đôi mắt hình hạnh nhân.
+ Đầu đội mũ Mrần kiểu Kirata - Mukata có nhiều tầng.
+ Để làm đẹp và tô điểm thêm sự duyên dáng của các vũ nữ, nghệ nhân Champa đã khắc đôi bông tai bằng những tua sợi rất tinh tế và hài hòa.
+ Ngoài ra, với đôi môi mỏng đang mỉm cười đã làm cho vũ nữ tăng thêm phần sinh động.
+ Hầu hết tượng Vũ nữ Apsara luôn ở trong tư thế khỏa thân nửa phần trên của cơ thể, để lộ ra bộ ngực căng đầy sức sống.
+ Eo lưng thon thả cùng với bắp tay, bắp đùi tròn và cả thân mình bắt nhịp như rung bật theo từng động tác múa điệu nghệ khoe diễn những đường cong kiều diễm.
+ Trên cổ, tay, và vòng eo được trang trí những chuỗi hạt ngọc chạm khắc tinh xảo.
Tượng vũ nữ Áp-sa-ra tại Bảo tàng điêu khắc Cham-pa ở Đà Nẵng
- Có thể thấy, bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Chăm-pa đã khắc họa hình tượng Vũ nữ Áp-sa-ra rất tươi đẹp và sống động.
Xem thêm lời giải SGK Lịch sử lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu công nguyên đến trước thế kỉ 10)
Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc