Giải Lịch sử 6 Bài 13: Nước Âu Lạc
Trả lời:
- Nhà nước Âu Lạc ra đời vào khoảng năm 208 TCN, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần.
- Bước phát triển của nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang:
+ Địa bàn được mở rộng hơn (trên cơ sở hợp nhất các vùng đất của Tây Âu và Lạc Việt).
+ Tổ chức nhà nước chặt chẽ hơn so với nhà nước Văn Lang:
- Vua nắm giữ nhiều quyền hành và có vị thế cao hơn trong việc trị nước.
- Có quân đội mạnh, vũ khí tốt; có thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.
Trả lời:
- Nước Âu Lạc ra đời vào năm 208 TCN, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần.
- Lãnh thổ Âu Lạc chủ yếu thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung bộ của Việt Nam hiện nay.
Câu hỏi trang 64 Lịch sử 6: Hãy vẽ sơ đồ tổ chức Nhà nước Âu Lạc.
Trả lời: sơ đồ tổ chức Nhà nước Âu Lạc:
Trả lời:
Xây thành Cổ Loa và chế tạo nỏ Liên Châu nhằm mục đích: phòng thủ, bảo vệ đất nước khi có giặc ngoại xâm.
Trả lời:
Những nghề sản xuất chính của cư dân Âu Lạc:
+ Nông nghiệp: gieo trồng các loại lúa, rau củ, quả.
+ Thủ công nghiệp: luyện kim, đúc dồng, làm gốm…
Câu hỏi trang 65 Lịch sử 6: Hãy mô tả đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc.
Trả lời:
- Đời sống vật chất của cư dân Âu Lạc:
+ Kinh tế:nông nghiệp và thủ công nghiệp tiếp tục phát triển.
+ Trang phục: cư dân Âu Lạc mặc nhiều loại vải được làm từ sợi đay, tơ tằm...
+ Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình phong phú hơn.
- Đời sống tinh thần của cư dân Âu Lạc:
+ Các tín ngưỡng, phong tục, tập quán cũ vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển.
+ Nhiều lễ hội như hội ngày mùa, hội đấu vật, hội đua thuyền... được tổ chức hằng năm.
Câu 1 trang 66 Lịch Sử 6: Hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây về nhà nước Văn Lang và nước Âu Lạc:
Trả lời:
Trả lời:
- Đời sống vật chất của cư dân Âu Lạc:
+ Kinh tế: nông nghiệp và thủ công nghiệp tiếp tục phát triển.
+ Trang phục: cư dân Âu Lạc mặc nhiều loại vải được làm từ sợi đay, tơ tằm...
+ Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình phong phú hơn.
- Đời sống vật chất của cư dân Âu Lạc:
+ Các tín ngưỡng, phong tục, tập quán cũ vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển.
+ Nhiều lễ hội như hội ngày mùa, hội đấu vật, hội đua thuyền... được tổ chức hằng năm.
Trả lời:
a. Giới thiệu khu di tích Đền Hùng:
- Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ cúng các vua Hùng.
- Toàn bộ Khu di tích này có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ.
- Đền Hùng vừa là thắng cảnh đẹp, vừa là một di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng đối với người Việt Nam. Về với Đền Hùng là về với cội nguồn dân tộc, để tự hào về dòng giống tiên rồng đang chảy trong huyết mạch của mỗi người dân Việt Nam!
b. Giới thiệu khu di tích Thành Cổ Loa:
- Thành Cổ Loa được xây dựng từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên để làm Kinh đô nước Âu Lạc, nay thuộc huyện Đông Anh - Hà Nội.
- Thành Cổ Loa được xây dựng kiểu vòng ốc nên được gọi là Loa thành. Tương truyền rằng có 9 vòng thành xoáy trôn ốc, tuy nhiên đến hiện tại chỉ còn 3 vòng. Thành Nội chu vi 1600m, thành Ngoại chu vi 15km, hình dáng khúc khuỷu, bao gồm vô số những công trình kiến trúc độc đáo như Giếng Ngọc,tượng Cao Lỗ, am Mị Châu,….
- Hiện nay Cổ Loa đã được công nhận là một trong 21 khu du lịch Quốc gia.
Xem thêm lời giải SGK Lịch sử lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á ( từ đầu công nguyên đến thế kỉ 10)
Bài 12: Nước Văn Lang
Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời bắc thuộc
Bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu công nguyên đến trước thế kỉ 10)
Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc