Giải Lịch sử 6 Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á ( từ đầu công nguyên đến thế kỉ 10)
Trả lời:
- Tác động của quá trình giao lưu thương mại đến Đông Nam Á:
+ Thương nhân Ấn Độ hoạt động mạnh mẽ ở Đông Nam Á, tập trung ở các cảng thị lớn của các vương quốc Phù Nam, Ca-lin-ga; Sri Vi-giay-a…
+ Thương nhân Trung Quốc mở rộng hoạt động quan hệ buôn bán với các trung tâm thương mại vùng Đông Nam Á hải đảo.
+ Các vương quốc Đông Nam Á đã đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến đường biển kết nối Á – Âu.
+ Tại Đông Nam Á đã xuất hiện nhiều thương cảng lớn, như: Lâm Ấp (ở Chăm-pa); Pa-lem-bang (ở Si Vi-giay-a)…
- Tác động của quá trình giao lưu văn hóa đến Đông Nam Á:
+ Nhiều thành tựu văn hóa của Trung Quốc, Ấn Độ… du nhập vào Đông Nam Á. Ví dụ: Phật giáo, Ấn Độ giáo…
+ Các yếu tố văn hóa nước ngoài dần có sự hòa nhập với văn hóa bản địa của cư dân Đông Nam Á.
+ Trên cơ sở các yếu tố văn hóa nước ngoài, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa của mình.
Trả lời:
- Tác động của giao lưu thương mại:
+ Thương nhân Ấn Độ, Trung Quốc hoạt động mạnh mẽ ở Đông Nam Á.
+ Các vương quốc Đông Nam Á đã đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến đường biển kết nối Á – Âu.
+ Xuất hiện nhiều thương cảng, như: Lâm Ấp (Chăm-pa); Pa-lem-bang (Si Vi-giay-a)…
Trả lời:
- Tác động của quá trình giao lưu văn hóa:
+ Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập và hòa nhập vào các tín ngưỡng dân gian.
+ Tiếp thu hệ thống chữ viết của Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình.
+ Tiếp thu văn học của người Ấn Độ và sáng tạo ra những bộ sử thi.
+ Kiến trúc – điêu khắc mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ.
Trả lời:
Trả lời:
Giới thiệu Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam, Việt Nam)
- Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc ở làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về phía Tây Nam.
- Những công trình đền tháp ở Mỹ Sơn được xây dựng và tu bổ liên tục từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ XIII để thờ thần Shiva (một trong ba vị thần quan trọng nhất của Ấn Độ giáo) và các vị thần - vua của người Chăm-pa.
- Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ, các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại của ngọn núi Mêru (ngọn núi thiêng trong Ấn Độ giáo).
- Thánh địa Mỹ Sơn chính là cánh cửa hé mở cho chúng ta thấy được quá khứ rực rỡ của nền văn minh Cham-pa. Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.
Xem thêm lời giải SGK Lịch sử lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại
Bài 10: Sự ra đời và phát triển của các vương quốc ở Đông Nam Á (từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ 10)
Bài 12: Nước Văn Lang
Bài 13: Nước Âu Lạc
Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời bắc thuộc