Giải SGK Lịch sử 11 (Cánh diều) Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 11 Bài 2. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Mở đầu trang 13 Lịch Sử 11: Vậy chủ nghĩa tư bản được xác lập, mở rộng phát triển như thế nào?

Lời giải:

- Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản

+ Ở châu Âu sau Cách mạng tư sản Anh và đặc biệt là Cách mạng tư sản Pháp, chủ nghĩa tư bản từng bước được xác lập. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ cuối thế kỉ XVIII đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ở ngoài châu Âu.

+ Trong thập kỉ 50 - 70 của thế kỉ XX, các cuộc cách mạng tư sản tiếp diễn dưới những hình thức khác nhau và giành được thắng lợi, dẫn đến sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.

- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản:

+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chủ nghĩa chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài. Cùng với việc các nước đế quốc đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, chủ nghĩa tư bản đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới.

+ Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn phát triển mới (còn được gọi là chủ nghĩa tư bản hiện đại).

Câu hỏi trang 14 Lịch Sử 11: Trình bày sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Lời giải:

- Trong những năm 50 - 70 của thế kỉ XIX, các cuộc cách mạng tư sản tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau ở châu Âu và Bắc Mỹ, như: Đấu tranh thống đất nước ở Italia (1859 - 1870); Cải cách nông nô ở Nga (1861); Nội chiến Mỹ (1861 - 1865); Đấu tranh thống nhất đất nước ở Đức (1864 - 1871)…. Nhờ đó, kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia này.

- Nửa sau thế kỉ XIX, giai cấp tư sản giành được thắng lợi, lên cầm quyền ở nhiều nước. Chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Câu hỏi trang 15 Lịch Sử 11: Trình bày quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây

Lời giải:

♦ Yêu cầu số 1: Quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây:

- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, các nước tư bản Âu - Mỹ bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, gắn liền với việc mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng thông qua hoạt động xâm lược thuộc địa bằng vũ lực hoặc các phương thức khác.

- Trong gần bốn thế kỉ, từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động xâm chiếm và đặt ách cai trị ở hầu hết các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.

Ở châu Á: đến cuối thế kỉ XIX, các nước phương Tây đã cơ bản hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị của mình ở châu Á (trừ Nhật Bản và Xiêm).

▪ Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược, trở thành nước thuộc địa.

▪ Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược, xâu xé, trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.

▪ Ở khu vực Đông Nam Á, phần lớn các nước đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

Ở châu Phi: vào nửa đầu thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây mới đặt một số thương điếm ở ven biển. Đến nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đẩy mạnh xâu xé châu Phi. Đầu thế kỉ XX, việc các nước đế quốc phân chia thuộc địa ở châu Phi đã cơ bản hoàn thành.

Ở khu vực Mỹ Latinh:

▪ Từ các thế kỉ XVI, XVII, thực dân Tây Ban Nha và thực dân Bồ Đào Nha xâm lược các nước ở khu vực Mỹ Latinh, lần lượt biến các nước trong khu vực thành thuộc địa.

▪ Đến đầu thế kỉ XIX, các nước Mỹ Latinh đã giành được độc lập. Tuy nhiên, Mỹ đã bành trưởng và can thiệp nội bộ đối với nhiều nước ở khu vực này.

♦ Yêu cầu số 2: Vai trò của thuộc địa đối với các nước đế quốc:

- Đối với các nước đế quốc, thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt:

+ Là nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công;

+ Là thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hóa, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ;

+ Là cơ sở vững chắc cho các nước đế quốc trong các cuộc tranh chấp, chiến tranh.

Câu hỏi trang 16 Lịch Sử 11: Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

Lời giải:

- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước Mỹ Latinh sau khi giành lại độc lập dân tộc từ thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, đã đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Ở châu Á, Nhật Bản và Xiêm sau khi tiến hành duy tân, cải cách cũng đưa đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa. Như vậy, chủ nghĩa tư bản mở rộng, phát triển trên phạm vi toàn cầu, trở thành hệ thống thế giới.

+ Nhờ ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật, nền sản xuất của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, dẫn đến sự hình thành các tổ chức lũng đoạn và tiến hành xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, đồng thời nâng cao hiệu quả công cuộc khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người.

Câu hỏi trang 17 Lịch Sử 11: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 4, trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. Nêu các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Đọc thông tin tư liệu và quan sát Hình 4 trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

Lời giải:

♦ Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền:

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới - chủ nghĩa tư bản độc quyền.

+ Ở giai đoạn đầu, tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, sức mạnh kinh tế chưa lớn. Càng về sau, sức mạnh của các tổ chức độc quyền càng tăng lên và từng bước chi phối toàn bộ nền kinh tế.

+ Tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận cao. Các hình thức độc quyền tiêu biểu là: Các-ten, Xanh-đi-ca ở Đức và Pháp, Tờ-rớt ở Mỹ.

♦ Các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền:

- Chủ nghĩa tư bản độc quyền là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế.

- Chủ nghĩa tư bản độc quyền có năm đặc điểm lớn, được Lênin nêu lên ở những năm đầu thế kỉ XX:

+ Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới một mức độ phát triển cao khiến nó tạo ra những tổ chức độc quyền có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.

+ Sự hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp, và trên cơ sở “tư bản tài chính" đó, xuất hiện một bọn đầu sỏ tài chính.

+ Việc xuất khẩu tư bản, khác với việc xuất khẩu hàng hóa, đã có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt.

+ Sự hình thành những liên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản chia nhau thế giới.

+ Việc các cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.

Câu hỏi trang 18 Lịch Sử 11: Nêu khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Lời giải:

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ được dùng để chỉ chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay. Đây là thời kì chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn mới với những đặc điểm mới so với năm đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc mà Lênin đã nêu lên ở đầu thế kỉ XX.

- Những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại là:

+ Độc quyền nhà nước.

+ Có sức sản xuất phát triển cao.

+ Lực lượng lao động có những chuyển biến quan trọng về cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Không ngừng tự điều chỉnh, thích ứng để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.

+ Là một hệ thống thế giới và ngày càng mang tính toàn cầu.

Câu hỏi 1 trang 19 Lịch Sử 11: Nêu tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Lời giải:

- Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại:

+ Có trình độ sản xuất phát triển cao chưa từng có trong lịch sử phát triển gần năm thế kỉ. Các nước tư bản luôn đi đầu trong phát triển kinh tế thế giới.

+ Có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế, có cơ sở pháp chế kiện toàn và cơ chế vận hành xã hội tương đối hoàn chỉnh.

+ Đã và sẽ tiếp tục có khả năng tự điều chỉnh và thích nghi để tiếp tục tồn tại và phát triển.

+ Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã và sẽ tạo ra cho chủ nghĩa tư bản hiện đại những nguồn lực bên ngoài quan trọng để phát triển kinh tế.

- Thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại:

+ Bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng, mặc dù chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những điều chỉnh quan trọng về quan hệ sở hữu và quản lí.

+ Đối mặt với những vấn đề chính trị, xã hội nan giải. Nền dân chủ tư sản đang bị xói mòn và trên thực tế nền dân chủ chỉ dành cho một bộ phận thiểu số người trong xã hội.

+ Tiềm ẩn những cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu như khủng hoảng tài chính - tiền tệ, khủng hoảng môi trường.

Câu hỏi 2 trang 19 Lịch Sử 11: Trình bày suy nghĩ của em về tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chủ nghĩa tư bản có nhiều tiềm năng để tiếp tục phát triển. Những tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện trên các lĩnh vực: kinh tế, khoa học - công nghệ, cơ sở pháp chế, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh và thích ứng,...  Sự thay đổi, điều chỉnh cả trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đã làm cho chủ nghĩa tư bản hiện đại có sự phát triển vượt bậc, đóng góp lớn đối với sự phát triển của thế giới.

- Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, như: tình trạng bất ổn, khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội,....

Luyện tập 1 trang 19 Lịch Sử 11: Hoàn thành sơ đồ sau để thể hiện các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Hoàn thành sơ đồ sau để thể hiện các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản

Lời giải:

Hoàn thành sơ đồ sau để thể hiện các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản

Luyện tập 2 trang 19 Lịch Sử 11: Nêu sự khác biệt giữa đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Lời giải:

- Đặc điểm mới của chủ nghĩa tư bản hiện đại là:

+ Độc quyền nhà nước.

+ Có sức sản xuất phát triển cao.

+ Lực lượng lao động có những chuyển biến quan trọng về cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Không ngừng tự điều chỉnh, thích ứng để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.

+ Là một hệ thống thế giới và ngày càng mang tính toàn cầu.

Vận dụng 1 trang 19 Lịch Sử 11: Chọn và phân tích một thành tựu của chủ nghĩa tư bản hiện đại có tác động đến cuộc sống ngày nay.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến đời sống kinh tế - xã hội thế giới

- Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến kinh tế

+ Góp phần chuyển dịch nền kinh tế toàn cầu sang nền kinh tế tri thức.

+ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: tăng trưởng mạnh ở các ngành công nghiệp dựa vào đổi mới sáng tạo, nông nghiệp công nghệ cao hay thương mại điện tử,...; giảm tăng trưởng ở các ngành sản xuất dựa vào khai thác lợi thế sẵn có về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

+ Thay đổi phương thức sản xuất theo hướng sản xuất thông minh, góp phần làm giảm chi phí và tiết kiệm thời gian sản xuất dẫn đến hạ giá thành sản phẩm và tăng tính cạnh tranh, hiệu quả của doanh nghiệp.

+ Nhiều sản phẩm, dịch vụ mới ra đời và theo hướng cá nhân hoá để phù hợp với từng người tiêu dùng riêng lẻ.

+ Nhiều mô hình kinh tế mới đã ra đời, như: mô hình kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn và kinh tế số.

- Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến xã hội

Về chất lượng cuộc sống: Cách mạng công nghiệp 4.0 làm tăng năng suất lao động xã hội, từ đó cải thiện đời sống người dân. Thu nhập của người dân được nâng cao; các dịch vụ tiện ích phục vụ cho đời sống ngày càng đầy đủ và tiện nghi; các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, vui chơi giải trí,... cũng được phát triển, hiện đại hóa, đa dạng.

+ Về văn hóa: Internet vạn vật, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây,... giúp mọi người tiếp cận lượng thông tin khổng lồ của toàn nhân loại. Các phương tiện truyền thông giúp lan toả các hoạt động văn hóa.

+ Về việc làm: Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, tạo ra những thay đổi lớn về việc làm. Các ngành nghề đòi hỏi đổi mới sáng tạo ngày càng cao; đồng thời giảm thiểu các công việc thủ công có tính chất lặp đi, lặp lại. Nhiều lĩnh vực có khả năng tự động hóa đã được thay thế một phần hoặc hoàn toàn nên đòi hỏi năng lực, trình độ của người lao động phải được nâng cao. 

+ Làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo: trong Cách mạng công nghiệp 4.0, lao động làm việc trong các lĩnh vực sáng tạo sẽ có thu nhập cao, trong khi lao động phổ thông sẽ có thu nhập thấp.

+ Các vấn đề về an ninh xã hội: Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo điều kiện để các quốc gia ứng phó và xử lí hiệu quả hơn với nhiều thách thức về an ninh, an toàn xã hội. Tuy nhiên, sự gia tăng kết nối thông qua internet cũng đặt ra hàng loạt vấn đề về bảo đảm an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin cá nhân.

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Bài 3: Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết

Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

 

Câu hỏi liên quan

(*) Tham khảo: Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến đời sống kinh tế - xã hội thế giới - Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến kinh tế + Góp phần chuyển dịch nền kinh tế toàn cầu sang nền kinh tế tri thức. + Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: tăng trưởng mạnh ở các ngành công nghiệp dựa vào đổi mới sáng tạo, nông nghiệp công nghệ cao hay thương mại điện tử,...; giảm tăng trưởng ở các ngành sản xuất dựa vào khai thác lợi thế sẵn có về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. + Thay đổi phương thức sản xuất theo hướng sản xuất thông minh, góp phần làm giảm chi phí và tiết kiệm thời gian sản xuất dẫn đến hạ giá thành sản phẩm và tăng tính cạnh tranh, hiệu quả của doanh nghiệp. + Nhiều sản phẩm, dịch vụ mới ra đời và theo hướng cá nhân hoá để phù hợp với từng người tiêu dùng riêng lẻ. + Nhiều mô hình kinh tế mới đã ra đời, như: mô hình kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn và kinh tế số. - Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến xã hội + Về chất lượng cuộc sống: Cách mạng công nghiệp 4.0 làm tăng năng suất lao động xã hội, từ đó cải thiện đời sống người dân. Thu nhập của người dân được nâng cao; các dịch vụ tiện ích phục vụ cho đời sống ngày càng đầy đủ và tiện nghi; các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, vui chơi giải trí,... cũng được phát triển, hiện đại hóa, đa dạng. + Về văn hóa: Internet vạn vật, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây,... giúp mọi người tiếp cận lượng thông tin khổng lồ của toàn nhân loại. Các phương tiện truyền thông giúp lan toả các hoạt động văn hóa. + Về việc làm: Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, tạo ra những thay đổi lớn về việc làm. Các ngành nghề đòi hỏi đổi mới sáng tạo ngày càng cao; đồng thời giảm thiểu các công việc thủ công có tính chất lặp đi, lặp lại. Nhiều lĩnh vực có khả năng tự động hóa đã được thay thế một phần hoặc hoàn toàn nên đòi hỏi năng lực, trình độ của người lao động phải được nâng cao.  + Làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo: trong Cách mạng công nghiệp 4.0, lao động làm việc trong các lĩnh vực sáng tạo sẽ có thu nhập cao, trong khi lao động phổ thông sẽ có thu nhập thấp. + Các vấn đề về an ninh xã hội: Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo điều kiện để các quốc gia ứng phó và xử lí hiệu quả hơn với nhiều thách thức về an ninh, an toàn xã hội. Tuy nhiên, sự gia tăng kết nối thông qua internet cũng đặt ra hàng loạt vấn đề về bảo đảm an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin cá nhân.
Xem thêm
♦ Nêu ý kiến: Không đồng tình với quan điểm: chủ nghĩa tư bản ngày nay đã thay đổi về bản chất, không còn là chủ nghĩa tư bản trước đây ♦ Giải thích: Hiện nay, chủ nghĩa tư bản có nhiều thay đổi, điều chỉnh và có sự phát triển vượt bậc, đóng góp to lớn đối với sự phát triển của thế giới. Tuy nhiên, về bản chất, chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Sự bất công và chế độ bóc lột của chủ nghĩa tư bản hiện đại được thể hiện ở một số phương diện sau: - Thứ nhất, theo đuổi lợi nhuận đã, đang và sẽ là mục tiêu cao nhất và cuối cùng của các nhà tư bản (nguồn gốc của lợi nhuận là giá trị thặng dư do người lao động tạo ra trong quá trình sản xuất, vì vậy, bóc lột vẫn là bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại). - Thứ hai, chủ nghĩa tư bản hiện đại không xóa bỏ được tình trạng phân hóa giàu nghèo trong xã hội, mà sự phân hóa ấy còn tiếp tục gia tăng, gây nên nhiều bất công. + Chênh lệch về thu nhập, mức sống, tài sản giữa người giàu và người nghèo trong thế giới tư bản rất lớn, xu hướng ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Liên hợp quốc, tài sản của 225 người giàu nhất thế giới lớn hơn thu nhập, tài sản của hơn 2,5 tỷ người nghèo trên thế giới. Hay ở Mỹ: chỉ 1% dân số giàu có nhưng lại sở hữu khối lượng tài sản bằng số tài sản của 99% số dân còn lại. + Hiện nay, ở nhiều nước, một bộ phận công nhân có cổ phiếu, cổ phần ở các công ty, tập đoàn tư bản (còn gọi là bộ phận: “công nhân quý tộc”). Tuy nhiên, số lượng những “công nhân quý tộc” này thường ít và phân tán; số lượng cổ phiếu mà họ sở hữu cũng rất nhỏ. Vì vậy, trên thực tế, người lao động vẫn không có tiếng nói gì ảnh hưởng tới phương hướng hoạt động của các công ty, tập đoàn tư bản. + Bên cạnh đó, ở các bước tư bản, tuy đã hình thành một bộ phận “công nhân cổ trắng” (là những người làm công việc lao động trí óc, có trình độ chuyên môn cao), nhưng đó chỉ là một bộ phận nhỏ; đại đa số người lao động trong xã hội vẫn là những người có mức sống thấp, nghèo khổ. - Thứ ba, các cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra, do: những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. - Thứ tư, trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, những mâu thuẫn gắn liền với bản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn hiện diện, dù có những hình thức biểu hiện mới. Đó là mâu thuẫn giữa tư bản và lao động làm thuê, giữa tư bản với tư bản, giữa các cường quốc tư bản với các nước nghèo, kém phát triển, đang phát triển. (*) Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân; bài làm trên mang tính tham khảo.
Xem thêm
- Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu và nhân công, dẫn tới việc tăng cường chính sách xâm lược, mở rộng thuộc địa. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. - Chủ nghĩa đế quốc là hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài: + Trong quá trình xâm lược thuộc địa, các nước đế quốc đã thiết lập hệ thống thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh. + Trong số các nước đế quốc, nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất (khoảng 33 triệu km2 với 400 triệu người, chiếm 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới, gấp 12 lần thuộc địa của Đức và 3 lần thuộc địa của Pháp) được mệnh danh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”.
Xem thêm
- Thời kì xác lập chủ nghĩa tư bản là thời kì tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản. - Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở nhiều nước tư bản, quá trình tích tụ và tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến sự hình thành của các tổ chức độc quyền dưới nhiều hình thức khác nhau, như: cácten, xanhđica ở Đức và Pháp, tơrớt ở Mỹ. - Sự phát triển của các tổ chức độc quyền tạo ra cơ sở vật chất cho bước chuyển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. Trong giai đoạn này, các tổ chức tư bản độc quyền đã chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
Xem thêm
(*) Tham khảo: - Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chủ nghĩa tư bản có nhiều tiềm năng để tiếp tục phát triển. Những tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện trên các lĩnh vực: kinh tế, khoa học - công nghệ, cơ sở pháp chế, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh và thích ứng,...  Sự thay đổi, điều chỉnh cả trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đã làm cho chủ nghĩa tư bản hiện đại có sự phát triển vượt bậc, đóng góp lớn đối với sự phát triển của thế giới. - Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, như: tình trạng bất ổn, khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội,....
Xem thêm
♦ Yêu cầu số 1: Quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây: - Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, các nước tư bản Âu - Mỹ bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, gắn liền với việc mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng thông qua hoạt động xâm lược thuộc địa bằng vũ lực hoặc các phương thức khác. - Trong gần bốn thế kỉ, từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động xâm chiếm và đặt ách cai trị ở hầu hết các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh. + Ở châu Á: đến cuối thế kỉ XIX, các nước phương Tây đã cơ bản hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị của mình ở châu Á (trừ Nhật Bản và Xiêm). ▪ Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược, trở thành nước thuộc địa. ▪ Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược, xâu xé, trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. ▪ Ở khu vực Đông Nam Á, phần lớn các nước đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. + Ở châu Phi: vào nửa đầu thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây mới đặt một số thương điếm ở ven biển. Đến nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đẩy mạnh xâu xé châu Phi. Đầu thế kỉ XX, việc các nước đế quốc phân chia thuộc địa ở châu Phi đã cơ bản hoàn thành. + Ở khu vực Mỹ Latinh: ▪ Từ các thế kỉ XVI, XVII, thực dân Tây Ban Nha và thực dân Bồ Đào Nha xâm lược các nước ở khu vực Mỹ Latinh, lần lượt biến các nước trong khu vực thành thuộc địa. ▪ Đến đầu thế kỉ XIX, các nước Mỹ Latinh đã giành được độc lập. Tuy nhiên, Mỹ đã bành trưởng và can thiệp nội bộ đối với nhiều nước ở khu vực này. ♦ Yêu cầu số 2: Vai trò của thuộc địa đối với các nước đế quốc: - Đối với các nước đế quốc, thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt: + Là nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công; + Là thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hóa, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ; + Là cơ sở vững chắc cho các nước đế quốc trong các cuộc tranh chấp, chiến tranh.
Xem thêm
- Đặc điểm mới của chủ nghĩa tư bản hiện đại là: + Độc quyền nhà nước. + Có sức sản xuất phát triển cao. + Lực lượng lao động có những chuyển biến quan trọng về cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. + Không ngừng tự điều chỉnh, thích ứng để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới. + Là một hệ thống thế giới và ngày càng mang tính toàn cầu.
Xem thêm
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX: + Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước Mỹ Latinh sau khi giành lại độc lập dân tộc từ thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, đã đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Ở châu Á, Nhật Bản và Xiêm sau khi tiến hành duy tân, cải cách cũng đưa đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa. Như vậy, chủ nghĩa tư bản mở rộng, phát triển trên phạm vi toàn cầu, trở thành hệ thống thế giới. + Nhờ ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật, nền sản xuất của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, dẫn đến sự hình thành các tổ chức lũng đoạn và tiến hành xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, đồng thời nâng cao hiệu quả công cuộc khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người.
Xem thêm
- Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ: + Ở châu Âu, sau Cách mạng tư sản Anh và đặc biệt là Cách mạng tư sản Pháp, chủ nghĩa tư bản từng bước được xác lập. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ cuối thế kỉ XVIII đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ở ngoài châu Âu. + Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XVIII, cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Anh, sau đó lan ra các nước Pháp, Đức,… đã tạo ra những chuyển biến to lớn về kinh tế - xã hội, làm thay đổi bộ mặt của các nước này và khẳng định sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản. + Trong thập kỉ 60 - 70 của thế kỉ XX, các cuộc cách mạng tư sản tiếp diễn dưới những hình thức khác nhau và giành được thắng lợi, dẫn đến sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Xem thêm
- Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại: + Có trình độ sản xuất phát triển cao chưa từng có trong lịch sử phát triển gần năm thế kỉ. Các nước tư bản luôn đi đầu trong phát triển kinh tế thế giới. + Có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế, có cơ sở pháp chế kiện toàn và cơ chế vận hành xã hội tương đối hoàn chỉnh. + Đã và sẽ tiếp tục có khả năng tự điều chỉnh và thích nghi để tiếp tục tồn tại và phát triển. + Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã và sẽ tạo ra cho chủ nghĩa tư bản hiện đại những nguồn lực bên ngoài quan trọng để phát triển kinh tế. - Thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại: + Bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng, mặc dù chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những điều chỉnh quan trọng về quan hệ sở hữu và quản lí. + Đối mặt với những vấn đề chính trị, xã hội nan giải. Nền dân chủ tư sản đang bị xói mòn và trên thực tế nền dân chủ chỉ dành cho một bộ phận thiểu số người trong xã hội. + Tiềm ẩn những cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu như khủng hoảng tài chính - tiền tệ, khủng hoảng môi trường.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!