Giải Kinh tế Pháp luật 11 Bài 8: Văn hóa tiêu dùng
Lời giải:
(*) Tham khảo: Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Một trong số các giải pháp đó là nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, trước hết là nâng cao sức cạnh tranh của thương hiệu và chất lượng hàng hóa. Bởi lẽ, thương hiệu hàng hóa, sức cạnh tranh của hàng hóa và cả nền kinh tế của một quốc gia xét đến cùng là sự hội tụ của tinh hoa, sức mạnh quốc gia, dân tộc đó. Không thể có một quốc gia hùng cường, thịnh vượng trong khi sức cạnh tranh nền kinh tế của quốc gia đó lại thua kém nhiều so với các nước.
=> Chính bởi lý do đó, việc người Việt Nam ưu tiên tiêu dùng hàng Việt Nam là một biểu hiện của lòng yêu nước và tinh thần tự tôn dân tộc.
1. Vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế
Thông tin 1. Hiện nay, người tiêu dùng quan tâm đến việc tiêu dùng của mình có gây tổn hại đến môi trường, xã hội hay không (từ khâu chọn nguyên vật liệu, vận chuyển, sản xuất đến thương mại, xử lí rác thải,...). Bản thân người lao động trong các công ty cũng là người tiêu dùng hiện đại, ngày càng có ý thức về bảo vệ môi trường. Họ mong muốn được làm việc ở những công ty được đánh giá là có đạo đức, tôn trọng con người và môi trường. Điều này khiến các doanh nghiệp cũng có xu hướng xây dựng chiến lược kinh doanh đẩy mạnh sản xuất xanh, tạo "thương hiệu xanh", thể hiện trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ môi trường,...
Thông tin 2. Xã hội ngày càng phát triển và thu nhập của người dân càng tăng thì khả năng tiêu dùng hàng cao cấp cũng theo đó mà nhân lên cùng với sự đa dạng về chủng loại, tinh chất và quy mô. Xu hướng này kích thích phát triển các phân khúc thị trường mới, khiến cơ cấu thị trường trong nước được cải thiện theo hướng đa dạng và đồng bộ hơn, làm tăng nhu cầu có khả năng thanh toán cao, do đó, tăng tính hấp dẫn thị trường đầu tư, tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội, tăng thu ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, việc tiêu dùng hàng xa xỉ quá mức so với thu nhập là một biểu hiện của sự lãng phí. Bởi vậy, việc tiêu dùng hợp lí là điều rất đáng được quan tâm.
Lời giải:
- Trong thông tin 1: sự thay đổi của tiêu dùng đã có những tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội. Cụ thể:
+ Người tiêu dùng quan tâm đến việc tiêu dùng của mình có gây tổn hại đến môi trường, xã hội hay không => điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, thân thiện với môi trường.
+ Người lao động trong các công ty cũng là người tiêu dùng hiện đại, có ý thức bảo vệ môi trường và mong muốn được làm việc trong các công ty có đạo đức, tôn trọng con người và môi trường => điều này cũng thúc đẩy các doanh nghiệp có xu hướng xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp hơn, gắn kết lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của xã hội.
- Trong thông tin 2: Sự thay đổi của tiêu dùng vừa có tác động tích cực nhưng đồng thời cũng có tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội. Cụ thể:
+ Mặt tích cực là: xu hướng tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa cao cấp, đã: kích thích sự phát triển của phân khúc thị trường mới; khiến cơ cấu thị trường trong nước được cải thiện đa dạng và đồng bộ hơn; thu hút đầu tư; tạo thêm công ăn việc làm chi người lao động và tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.
+ Mặt tiêu cực: tạo nên sự lãng phí,…
2. Khái niệm và vai trò của văn hoá tiêu dùng
Thông tin. Tết Nguyên đán của Việt Nam được ví như ngày hội mua sắm của người Việt. Không biết tự bao giờ, dịp Tết là khoảng thời gian người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền vào nhóm sản phẩm cao cấp: quần áo, giầy dép, thực phẩm, bánh kẹo, hoa quả, cây cảnh, đồ trang trí,... Một số mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết như: lương thực (gạo tẻ ngon, gạo nếp, đỗ xanh,...), thực phẩm tươi sống (gà ta, thịt lợn, thịt bò,...) và bánh, mứt, kẹo, rượu, bia các loại, các loại đồ uống đóng hộp.... Truyền thống gói bánh chưng, bánh dày, chơi hoa cây cảnh, bày mâm ngũ quả là những phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của các gia đình Việt.
Hầu hết các chợ, siêu thị đều đóng cửa vào ngày mùng Một Tết nên những ngày trước Tết không khí mua sắm rất nhộn nhịp. Điều đặc biệt trong những ngày Tết là mọi người từ già, trẻ, gái, trai đều mặc những bộ áo dài truyền thống hay những bộ trang phục đẹp nhất cùng nhau đi chúc Tết.
Lời giải:
- Những tập quán tiêu dùng của người Việt trong dịp tết Nguyên đán:
+ Mua sắm nhiều loại hàng hóa để phục vụ nhu cầu ngày Tết và sự phòng (vì: hầu hết các chợ, siêu thị đều đóng cửa vào ngày mùng Một Tết).
+ Nhu cầu tiêu dùng tăng cao ở một số nhóm sản phẩm mang tính “truyền thống” như: gạo tẻ, gạo nếp, đỗ xanh, bánh mứt, thịt lợn, thịt gà… Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng sẵn sàng chi tiền vào nhóm sản phẩm cao cấp.
- Những tập quán tiêu dùng này đã góp phần khiến không khí ngày tết trở nên nhộn nhịp, tươi vui.
Lời giải:
- Một số tập quán và thói quen tiêu dùng của người Việt Nam:
+ Mua sắm nhiều hàng hóa để phục vụ cho việc thờ cúng trong các dịp lễ, tết. Ví dụ như: bánh trôi, bánh chay trong dịp tết Hàn thực; bánh nướng, bánh dẻo trong dịp tết Trung thu,…
+ Người tiêu dùng vẫn duy trì thói quen mua sắm tại các chợ truyền thống, như: chợ làng, chợ huyện, chợ tại khu dân cư,… mặc dù hệ thống cửa hàng, siêu thị hiện đại đã được mở rộng trên cả nước.
+ Thói quen tiêu dùng “tiết kiệm” (đặc biệt là cư dân ở vùng nông thôn).
Thông tin 1. Chọn mua nhiều hơn các sản phẩm có yếu tố “xanh", lựa chọn các phương thức tiêu dùng bền vững, thân thiện với môi trường, sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm có yếu tố “bền vững”... đang là những thay đổi tích cực của xu hướng tiêu dùng được nhiều doanh nghiệp nắm bắt.
Với giới trẻ, thay vì tiêu dùng kiểu “thời trang nhanh" (mua giá rẻ, thay đổi liên tục, loại bỏ nhiều), nhiều bạn đã chọn cách tái chế, tái sử dụng, thanh lí quần áo, phụ kiện thời trang để hạn chế việc bỏ đi các trang phục cũ - một loại rác thải tác động tiêu cực đến môi trường.
Xu hướng này là một phần lí do khiến nhiều hãng thời trang lớn trên toàn cầu thực hiện các chương trình như đổi cũ - lấy mới, hoặc nhận lại đồ cũ từ khách hàng để tái chế hoặc tái sử dụng, giúp kéo dài vòng đời của quần áo từ đó giảm thiểu lượng rác thải khổng lồ của ngành công nghiệp thời trang ra môi trường.
Thông tin 2. Văn hoá tiêu dùng là tập hợp các hành vi tiêu dùng thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, bị chi phối bởi việc tiêu dùng các sản phẩm thương mại. Nó còn là truyền thống chuyển tải các giá trị văn hoá, các chuẩn mực hiện hành và các tập quán, hành động từ thế hệ này sang thế hệ khác, chủ yếu được thực hiện thông qua các lựa chọn cá nhân trong cuộc sống hằng ngày, thúc đẩy nền kinh tế bằng cách khuyến khích mọi người tiêu dùng hàng hóa vật chất và hàng hóa tinh thần.
Lời giải:
- Xu hướng tiêu dùng xanh, tiêu dùng hợp lí và bền vững đã thúc đẩy các doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược sản xuất, kinh doanh theo hướng:
+ Sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, thân thiện với môi trường; sản phẩm có yếu tố “bền vững”, tính ứng dụng cao và đa dạng.
+ Gắn bó hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội.
Lời giải:
- Văn hóa tiêu dùng góp phần duy trì, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống về tiêu dùng; đồng thời, tạo nên những sắc thái văn hoá ngày càng phong phú và đa dạng của cộng đồng, dân tộc.
Xem thêm lời giải bài tập SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: