Giải SGK Kinh tế Pháp luật 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 11 Bài 15. Mời các bạn đón xem:

Giải Kinh tế Pháp luật 11 Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo

Mở đầu trang 111 KTPL 11: Hãy chia sẻ hiểu biết của em về một trường hợp khiếu nại, tố cáo của công dân mà em biết

Lời giải:

- Trường hợp khiếu nại: Anh H chạy quá tốc độ cho phép bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng phương tiện và xuất trình giấy tờ. Anh H xuất trình các giấy tờ theo quy định pháp luật. Cảnh sát giao thông tiến hành lập biên bản và xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ. Nhưng cho rằng mình không chạy quá tốc độ cho phép và quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông là không chính xác, nên H khiếu nại đối với quyết định xử phạt này. Việc khiếu nại được cơ quan có thẩm quyền thụ lí và cung cấp camera ghi hình về thời điểm anh H chạy vượt quá tốc độ pháp luật cho phép và quyết định xử phạt là đúng.

- Trường hợp tố cáo: Gia đình ông H ở gần xưởng sản xuất của một doanh nghiệp hoạt động suốt ngày đêm khiến cơ sở thường xuyên xả bụi, khói, phát tán mùi hôi thối, ô nhiễm rất nghiêm trọng ra khu dân cư làm cho nhiều người không chịu được và mắc bệnh. Ông H làm đơn gửi đến Uỷ ban nhân dân xã và cảnh sát môi trường để yêu cầu xử lí hành vi vi phạm của doanh nghiệp.

1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo

Câu hỏi trang 111 KTPL 11: Anh A có được khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hay không?

Lời giải:

Anh A được quyền khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính, vì anh phát hiện lỗi xử phạt của lực lượng cảnh sát giao thông chưa đúng với lỗi mình vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kĩ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình"

Câu hỏi trang 111 KTPL 11: Anh A nên thực hiện quyền đó như thế nào?

Lời giải:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Khiếu nại năm 2011, anh A là người khiếu nại có thể thực hiện khiếu nại bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

Câu hỏi trang 111 KTPL 11: Em còn biết các quy định nào khác của pháp luật về quyền khiếu nại?

Lời giải:

Điều 6 Luật khiếu nại năm 2011 về các hành vi bị nghiêm cấm:

1. Cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại.

2. Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại; không giải quyết khiếu nại; làm sai lệch các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố ý giải quyết khiếu nại trái pháp luật.

3. Ra quyết định giải quyết khiếu nại không bằng hình thức quyết định.

4. Bao che cho người bị khiếu nại; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại.

5. Cố tình khiếu nại sai sự thật;

6. Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng.

7. Lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác.

8. Vi phạm quy chế tiếp công dân;

9. Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Câu hỏi trang 113 KTPL 11: Từ thông tin trên, em hãy cho biết ông A có nghĩa vụ gì khi khiếu nại?

Lời giải:

Ông A có các nghĩa vụ khiếu nại:

+ Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;

+ Có nghĩa vụ trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lí của việc khiếu nại;

+ Có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lí thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình;

+ Cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại và chịu trách nhiệm về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu;

+ Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại;

+...

Câu hỏi trang 113 KTPL 11: Em hãy nêu những quy định pháp luật nào khác về nghĩa vụ của công dân về khiếu nại.

Lời giải:

Các quy định khác của pháp luật về nghĩa vụ của người khiếu nại:

Trong tố tụng hình sự.

+ Người khiếu nại không được từ chối việc cung cấp thông tin hoặc tài liệu khi cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại yêu cầu. Trong trường hợp người khiếu nại từ chối cung cấp thông tin và những tài liệu cần thiết thì việc khiếu nại sẽ không được giải quyết và người khiếu nại không có quyền khiếu nại lên cấp trên.

+ Nếu người khiếu nại không trình bày trung thực sự việc, cung cấp những thông tin, tài liệu không chính xác, giả mạo thì người khiếu nại phải chịu trách nhiệm trước. pháp luật về việc làm nói trên dưới hình thức như trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật, trách nhiệm dân sự hoặc nặng nhất là trách nhiệm hình sự về tội vu khống. Khi có kết quả giải quyết khiếu nại cuối cùng thì người khiếu nại có nghĩa vụ chấp hành kết quả giải quyết đó.

Câu hỏi trang 114 KTPL 11: Việc anh C thực hiện quyền tố cáo hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường của nhà máy H có phù hợp với quy định pháp luật không? Vì sao?

Lời giải:

Việc anh C thực hiện quyền tố cáo hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường của nhà máy H đến cơ quan có thẩm quyền là phù hợp với quy định của pháp luật. Anh C đang thực hiện quyền tố cáo của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Tố cáo năm 2018.

Câu hỏi trang 114 KTPL 11: Còn những quy định nào khác về quyền tố cáo của công dân mà em biết?

Lời giải:

Những quy định pháp luật khác về quyền tố cáo của công dân: Điều 8 Luật Tố cáo năm 2018 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo,...

Câu hỏi trang 115 KTPL 11: Cho biết ông C đã thực hiện quyền và nghĩa vụ nào của người tố cáo.

Lời giải:

Ông C thực hiện quyền tố cáo của công dân theo quy định tại Điều 9 Luật tố cáo năm 2018. Nghĩa vụ của ông C là khi tố cáo phải cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung mà ông đã tố cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Tố cáo năm 2018.

Câu hỏi trang 115 KTPL 11: Hãy lấy ví dụ minh hoạ việc thực hiện quy định về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo.

Lời giải:

 Gia đình bà V lấn chiếm đất trống khu tập thể dành cho khu vui chơi của trẻ em để mở quán ăn gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sinh hoạt của khu tập thể. Trước đây, khu đất trống là chỗ vui chơi của trẻ em ở khu tập thể đã được sử dụng trong nhiều năm. Các hộ gia đình trong khu tập thể rất bức xúc vì ảnh hưởng đến sinh hoạt và trẻ em không còn chỗ để vui chơi. Vì vậy, ông Q sống trong khu tập thể đã làm đơn tố cáo đến các cơ quan có thẩm quyền và cung cấp đầy đủ các hình ảnh vứt rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường, hình ảnh lấn chiếm chỗ vui chơi của trẻ em trong khu tập thể. Khi lãnh đạo Uỷ ban nhân dân mời ông Q lên để làm việc, ông Q đã đến trụ sở Uỷ ban nhân dân cung cấp trực tiếp các thông tin, bức xúc của người dân tại khu tập thể.

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo

Câu hỏi trang 116 KTPL 11: Theo em, cá nhân tố cáo sai sự thật phải chịu hậu quả gì?

Lời giải:

Cá nhân tố cáo sai sự thật tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi trang 116 KTPL 11: Em hãy cho biết người bị tố cáo sai sự thật cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích của mình?

Lời giải:

- Người bị tố cáo sai sự thật có quyền yêu cầu người tố cáo phải bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra (theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 9 Luật Tố cáo năm 2018).

- Hành vi gửi đơn tố cáo của người tố cáo trong trường hợp này là đưa ra các thông tin sai lệch làm ảnh hưởng đến nhân phẩm, uy tín của người khác; người bị tố cáo sai sự thật có quyền yêu cầu người tố cáo sai sự thật về minh bồi thường thiệt hại từ việc tố cáo của họ gây ra (theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015).

3. Đánh giá một số hành vi thường gặp trong đời sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo

Câu hỏi trang 117 KTPL 11: Theo em, trong tình huống 1, việc làm của chị H là đúng hay sai? Vì sao?

Lời giải:

Tình huống 1:Việc làm của chị H là sai. Chị H có thể thay mẹ minh đi khiếu nại vì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011, trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lí do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được uỷ quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại.

Câu hỏi trang 117 KTPL 11: Trong tình huống 2, anh T phải vận dụng quy định nào của pháp luật để bảo vệ bí mật cho thông tin cá nhân của mình?

Lời giải:

Tình huống 2: Anh T có nghĩa vụ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Tố cáo năm 2018 “Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được". Anh T được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Luật Tố cáo năm 2018. Như vậy, anh T có thể sử dụng điểm b khoản 1 Điều 9 Luật Tố cáo năm 2018 và điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Tố cáo năm 2018 để bảo vệ bí mật cho thông tin cá nhân của mình.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 118 KTPL 11: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Người khiếu nại phải là người thành niên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

b. Người khiếu nại có quyền uỷ quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

c. Trong thời gian khiếu nại, người khiếu nại không phải chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.

d. Người tố cáo có quyền được áp dụng các biện pháp bảo vệ khi có nguy hiểm.

e. Người tố cáo phải bồi thường thiệt hại do hành vi tố cáo sai sự thật.

Lời giải:

- Nhận định a. Không đồng tinh với nhận định a vì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011, trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại.

- Nhận định b. Đồng tình với nhận định b vì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011, người khiếu nại có quyền nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc uỷ quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

- Nhận định c. Không đồng tình với nhận định c vì theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011, người khiếu nại phải chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định tại Điều 35 của Luật này.

- Nhận định d. Đồng tình với nhận định d vì theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 9 Luật Tố cáo năm 2018, người tố cáo có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ mình.

- Nhận định e. Đồng tình với nhận định e vì theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 9 Luật Tổ cáo năm 2018, nếu người tố cáo có hành vi tố cáo sai sự thật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác thì người có quyền lợi bị ảnh hưởng có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự hoặc chịu các hình thức xử lí theo quy định tại Điều 65 Luật Tố cáo năm 2018 và Điều 156, Điều 166 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Luyện tập 2 trang 119 KTPL 11: Em hãy cho biết hành vi nào dưới đây thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo

a. Anh A (công chức của Uỷ ban nhân dân huyện H) không đồng ý với quyết định điều động công tác nên đã gửi đơn khiếu nại đến người đã ra quyết định đó.

b. Chị B không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm về hành vi lấn chiếm lòng lề đường mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại.

c. Bác T là người bị khiếu nại, đã cung cấp thông tin, tài liệu khi người giải quyết khiếu nại yêu cầu.

d. Chị Y đã nộp đơn tố cáo Công ty cổ phần X đến cơ quan chức năng về hành vi xả nước thải chưa qua xử lí ra môi trường của công ty này.

e. Khi cơ quan chức năng yêu cầu, chị V đã trình bày không trung thực về nội dung tố cáo cũng như cung cấp thông tin liên quan mà mình có được.

g. Bị tố cáo oan về hành vi sử dụng, buôn bán trái phép chất ma tuý nên anh N đã giải trình và đưa ra các chứng cứ để chứng minh mình vô tội.

Lời giải:

- Hành vi thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo là: a (hành vi thể hiện quyền khiếu nại), c (hành vi thể hiện nghĩa vụ công dân về khiếu nại), d (hành vi thể hiện quyền công dân về tố cáo), g (hành vi thể hiện quyền công dân về tố cáo).

- Hành vi không thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo là: b (hành vi vi phạm nghĩa vụ của người khiếu nại), e (hành vi vi phạm phạm nghĩa vụ công dân về tố cáo).

Luyện tập 3 trang 119 KTPL 11: Em hãy đánh giá và chỉ ra hậu quả của các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo dưới đây:

a. Nhân viên D phát hiện Giám đốc của cơ quan có hành vi lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản công với số tiền 500 triệu đồng nên đã đưa thông tin này lên mạng xã hội để mọi người biết.

b. Trên đường đi học về, N nhìn thấy anh T điều khiển xe tải chở trái phép các loài động vật quý hiếm. N đã không tố cáo hành vi vi phạm của anh T.

Lời giải:

- Trường hợp a: D đưa thông tin của Giám đốc lên mạng xã hội là hành vi vi phạm nghĩa vụ của người tố cáo, xâm phạm đến bí mật đời sống cá nhân, làm ảnh hưởng đến

danh dự, uy tín của Giám đốc. Hành vi này có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp b: N không tố giác khi nhìn thấy anh T điều khiển xe tải chở trái phép các loài động vật quý hiếm là hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo. Hành vi của N khiến các loài động vật quý hiếm không được bảo tồn, bảo vệ kịp thời, ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên quốc gia. N nên thực hiện quyền tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 119 KTPL 11: Hãy viết một bức thư chia sẻ với bạn những việc làm tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo của em

Lời giải:

(*) Gợi ý: HS có thể viết thư chia sẻ về một số việc làm, như:

- Tố cáo hành vi xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường của doanh nghiệp trên địa bàn đang sinh sống (nếu có).

- Tố cáo hành vi sử dụng chất phụ gia, hóa chất độc hại trong việc chế biến, bảo quản thực phẩm…

- ….

Vận dụng 2 trang 119 KTPL 11: Em hãy nhận xét về một số hành vi thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Nhận xét:

- Khi thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo sẽ góp phần ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức, Nhà nước và xã hội; góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội...

- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo có thể gây nên nhiều hậu quả tiêu cực như:

+ Ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí nhà nước;

+ Có thể gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân;

+ Làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, kinh tế của công dân;

+ Người thực hiện hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;...

Xem thêm các bài giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử

 

Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ tổ quốc

Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Câu hỏi liên quan

+ Hành vi khiếu nại của ông A là không đúng pháp luật, vì ông đã thực hiện hành vi trái phép luật nên không được thực hiện quyền khiếu nại. • Ông A không có quyền khởi kiện hành chính đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, vì theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại, người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp này, ông A xây dựng nhà khi chưa xin phép là hành vi trái pháp luật, nên ông không có quyền khởi kiện tại Toà án hành chính.
Xem thêm
- Các trường hợp chủ thể thực hiện đúng: A, B, C. - Các trường hợp chủ thể thực hiện chưa đúng: D.
Xem thêm
(*) Gợi ý: HS có thể viết thư chia sẻ về một số việc làm, như: - Tố cáo hành vi xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường của doanh nghiệp trên địa bàn đang sinh sống (nếu có). - Tố cáo hành vi sử dụng chất phụ gia, hóa chất độc hại trong việc chế biến, bảo quản thực phẩm… - ….
Xem thêm
♦ Giống nhau: - Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp. - Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân. - Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội. ♦ Khác nhau: - Luật điều chỉnh: + Khiếu nại: Luật khiếu nại 2011 + Tố cáo: Luật tố cáo 2018 - Khái niệm: + Khiếu nại: Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của mình. + Tố cáo: Quyền tố cáo là quyền công dân được phép báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. - Chủ thể thực hiện: + Khiếu nại: Công dân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại. + Tố cáo: Chỉ có công dân có quyền tố cáo. - Đối tượng bị khiếu nại, tố cáo: + Khiếu nại: ▪ Quyết định hành chính. ▪ Hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. ▪ Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức + Tố cáo: ▪ Hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; ▪ Hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. - Yêu cầu về tính chính xác của thông tin khiếu nại, tố cáo: + Khiếu nại: Không có quy định. + Tố cáo: Người tố cáo phải: ▪ Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được. ▪ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo. ▪ Nếu tố cáo sai có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vu khống tại Bộ Luật hình sự 2015. - Thời hiệu: + Khiếu nại: ▪ Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. ▪ Đối với trường hợp khiếu nại Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức: Khiếu nại lần đầu thì thời hiệu là 15 ngày kể từ ngày nhận quyết định; Khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. ▪ Đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. + Tố cáo: Không quy định vì nó phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của người tố cáo. - Về việc rút đơn khiếu nại, tố cáo: + Khiếu nại: ▪ Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại. ▪ Cơ quan nhà nước đình chỉ việc giải quyết khi người khiếu nại rút đơn + Tố cáo: ▪ Người tố cáo chỉ có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. ▪ Cơ quan Nhà nước vẫn tiếp tục giải quyết vụ việc tố cáo nếu có căn cứ cho rằng hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật, hoặc người tố cáo bị uy hiếp, mua chuộc.
Xem thêm
 Gia đình bà V lấn chiếm đất trống khu tập thể dành cho khu vui chơi của trẻ em để mở quán ăn gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sinh hoạt của khu tập thể. Trước đây, khu đất trống là chỗ vui chơi của trẻ em ở khu tập thể đã được sử dụng trong nhiều năm. Các hộ gia đình trong khu tập thể rất bức xúc vì ảnh hưởng đến sinh hoạt và trẻ em không còn chỗ để vui chơi. Vì vậy, ông Q sống trong khu tập thể đã làm đơn tố cáo đến các cơ quan có thẩm quyền và cung cấp đầy đủ các hình ảnh vứt rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường, hình ảnh lấn chiếm chỗ vui chơi của trẻ em trong khu tập thể. Khi lãnh đạo Uỷ ban nhân dân mời ông Q lên để làm việc, ông Q đã đến trụ sở Uỷ ban nhân dân cung cấp trực tiếp các thông tin, bức xúc của người dân tại khu tập thể.
Xem thêm
- Hành vi của các chủ thể trong tình huống 1 và 2 đã gây ra những hậu quả sau: + Xúc phạm uy tín, danh dự, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân - trưởng phòng H. + Làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Xem thêm
+ Anh K đã có hành vi gây phiền hà cho tổ chức và công dân khi đến làm các thủ tục cấp giấy phép xây dựng. + Theo quy định của pháp luật, ông B sẽ thực hiện quyền tố cáo bằng cách: 1/ Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 2/ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lí giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo.
Xem thêm
Trong trường hợp 1, khi quyết định tố cáo, bà V lấn chiếm đất khu tập thể, ông Q đã thực hiện đúng nghĩa vụ của người tố cáo, đến trụ sở Uỷ ban nhân dân cung cấp trực tiếp các thông tin, bức xúc của người dân tại khu tập thể.
Xem thêm
- Các hành vi được làm: B. - Các hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo: A, C, D.
Xem thêm
- Trường hợp khiếu nại: Anh H chạy quá tốc độ cho phép bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng phương tiện và xuất trình giấy tờ. Anh H xuất trình các giấy tờ theo quy định pháp luật. Cảnh sát giao thông tiến hành lập biên bản và xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ. Nhưng cho rằng mình không chạy quá tốc độ cho phép và quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông là không chính xác, nên H khiếu nại đối với quyết định xử phạt này. Việc khiếu nại được cơ quan có thẩm quyền thụ lí và cung cấp camera ghi hình về thời điểm anh H chạy vượt quá tốc độ pháp luật cho phép và quyết định xử phạt là đúng. - Trường hợp tố cáo: Gia đình ông H ở gần xưởng sản xuất của một doanh nghiệp hoạt động suốt ngày đêm khiến cơ sở thường xuyên xả bụi, khói, phát tán mùi hôi thối, ô nhiễm rất nghiêm trọng ra khu dân cư làm cho nhiều người không chịu được và mắc bệnh. Ông H làm đơn gửi đến Uỷ ban nhân dân xã và cảnh sát môi trường để yêu cầu xử lí hành vi vi phạm của doanh nghiệp.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!