Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Bài mở đầu (Cánh diều): Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn Khoa học tự nhiên 8

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài mở đầu (Cánh diều): Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh Diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải KHTN 8 Bài mở đầu: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn Khoa học tự nhiên 8

Mở đầu trang 4 Bài mở đầu KHTN lớp 8: Quan sát ống đong đựng dung dịch copper(II) sulfate (hình 1), ghi lại thể tích của dung dịch trong ống đong và báo cáo kết quả trước lớp.

Quan sát ống đong đựng dung dịch copper(II) sulfate (hình 1) ghi lại thể tích của dung dịch

Trả lời:

Quan sát hình 1, xác định được thể tích dung dịch trong ống đong là 55 mL.

I. Một số dụng cụ và hoá chất trong môn Khoa học tự nhiên 8

Câu hỏi 1 trang 6 KHTN lớp 8Vì sao không nên kẹp ống nghiệm quá cao hoặc quá thấp?

Trả lời:

Khi kẹp ống nghiệm, cần kẹp ở vị trí 1/3 ống nghiệm, tính từ miệng ống nghiệm xuống.

Không nên kẹp ống nghiệm quá cao để dễ dàng thao tác thí nghiệm; không nên kẹp ống nghiệm quá thấp tránh để tuột, rơi ống nghiệm, đặc biệt là ống nghiệm đã chứa hoá chất, gây nguy hiểm.

Luyện tập trang 7 KHTN lớp 8: Tìm dụng cụ cần thiết trong cột B phù hợp với mục đích sử dụng trong cột A.

Tìm dụng cụ cần thiết trong cột B phù hợp với mục đích sử dụng trong cột A

Trả lời:

a) ghép với 2.

b) ghép với 4.

c) ghép với 6.

d) ghép với 1.

e) ghép với 3.

g) ghép với 5.

Câu hỏi 2 trang 8 KHTN lớp 8: Vì sao phải hơ nóng đều ống nghiệm?

Trả lời:

Khi đun hoá chất cần phải hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất. Việc hơ nóng đều ống nghiệm giúp nhiệt toả đều, tránh làm nứt, vỡ ống nghiệm khi lửa tụ nhiệt tại một điểm.

II. Quy tắc sử dụng hoá chất an toàn

III. Thiết bị điện

Câu hỏi 3 trang 9 KHTN lớp 8: Trong gia đình cũng có một số thiết bị điện cơ bản, kể tên những thiết bị đó?

Trả lời:

- Điện trở, biến trở thường có trong các thiết bị sử dụng điện: quạt điện, bếp điện, ti vi, …

- Pin thường có trong các thiết bị điều khiển, đồ chơi trẻ em.

- Công tắc, cầu chì, aptômát thường mắc trong mạch điện để bảo vệ các thiết bị sử dụng điện.

- Ổ cắm điện, dây nối là các thiết bị điện hỗ trợ khi lắp mạch điện.

Câu hỏi 4 trang 9 KHTN lớp 8: Ngoài đèn led xanh như ở hình 12 kể ra các điốt hay led khác mà em biết.

Ngoài đèn led xanh như ở hình 12 kể ra các điốt hay led khác mà em biết

Trả lời:

Trên thực tế có một số loại đèn led phổ biến như:

Ngoài đèn led xanh như ở hình 12 kể ra các điốt hay led khác mà em biết

Ngoài đèn led xanh như ở hình 12 kể ra các điốt hay led khác mà em biết

Câu hỏi 5 trang 9 KHTN lớp 8: Kể và mô tả về một số loại pin mà em biết.

Trả lời:

- Pin tiểu (Pin 2A/ pin con thỏ, pin 3A) thường dùng trong các thiết bị điện tử cẩm tay như đồng hồ treo tường, điều khiển, đồ chơi trẻ em, …

Kể và mô tả về một số loại pin mà em biết

- Pin trung (pin C) có hình trụ tròn, có kích thước 50 × 26mm, có dung lượng trung bình là khoảng 6000mAh và được sử dụng linh hoạt trong các thiết bị thông dụng như mồi lửa bếp ga, đài cát – sét, …

- Pin đại (pin D, pin LR20) là loại pin có dung lượng lớn nhất trong các loại pin hình trụ, với dung lượng tối đa lên tới 12.000 mAh, kích thước là 60 × 34 mm. Thường được sử dụng trong các mẫu đèn pin cỡ lớn.

Kể và mô tả về một số loại pin mà em biết

- Pin cúc áo (pin điện tử) là loại pin dẹt, có kích thước rất nhỏ với đường kính khoảng 20mm, chiều cao khoảng 2,9 mm đến 3,2 mm tùy thuộc vào kiểu máy và có dung lượng từ 110mAh đến 150mAh. Thường được dùng làm nguồn điện cho các thiết bị, đồ dùng, vật dụng nhỏ như đồng hồ, đồ chơi.

Kể và mô tả về một số loại pin mà em biết

Câu hỏi 6 trang 10 KHTN lớp 8Cho biết ở nhà em dùng công tắc ở những vị trí nào, thiết bị nào.

Trả lời:

- Công tắc dùng để bật, tắt các thiết bị và thường sử dụng trong các mạch điện chiếu sáng hoặc đi kèm với đồ dùng điện nên trong mạch điện công tắc thường lắp ở vị trí trên dây pha, nối tiếp với dây tải, sau cầu chì.

- Ở nhà em thường được lắp ở các vị trí như hai đầu cầu thang, nơi có bóng đèn điện, quạt điện, bếp điện.

Câu hỏi 7 trang 10 KHTN lớp 8: Các cầu chì hoặc aptomat thường đặt ở đâu?

Trả lời:

Cầu chì hoặc aptomat thường được mắc sau nguồn điện tổng và ở trước các thiết bị điện trong mạch điện.

Ví dụ như mạch điện sau:

Các cầu chì hoặc aptomat thường đặt ở đâu

Câu hỏi 8 trang 10 KHTN lớp 8: Nêu một số loại đồng hồ đo điện khác mà em biết. Những đồng hồ đó được sử dụng khi nào?

Trả lời:

Một số loại đồng hồ đo điện mà em biết:

- Ôm kế được sử dụng để đo điện trở của mạch điện hay khối vật chất.

Nêu một số loại đồng hồ đo điện khác mà em biết Những đồng hồ đó được sử dụng khi nào

- Oát kế là dụng cụ đo công suất điện năng (hoặc tốc độ cung cấp năng lượng điện).

Nêu một số loại đồng hồ đo điện khác mà em biết Những đồng hồ đó được sử dụng khi nào

Vận dụng trang 11 KHTN lớp 8: Chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất hay với các thiết bị điện. Đề xuất cách xử lí an toàn cho mỗi tình huống đó.

Trả lời:

- Những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất và cách xử lí:

+ Nếu bị bỏng vì acid đặc, nhất là sulfuric acid đặc thì phải dội nước rửa ngay nhiều lần, nếu có vòi nước thì cho chảy mạnh vào vết bỏng 3 – 5 phút, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO3, không được rửa bằng xà phòng.

+ Bị bỏng vì kiềm đặc thì lúc đầu chữa như bị bỏng acid, sau đó rửa bằng dung dịch loãng acetic acid 5% hay giấm.

+ Khi bị ngộ độc bởi các khí độc, cần đình chỉ thí nghiệm, mở ngay cửa và cửa sổ, đưa ngay bệnh nhân ra ngoài chỗ thoáng gió, đưa các bình có chứa hoặc sinh ra khí độc vào tủ hốt hoặc đưa ra ngoài phòng…

- Một số tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với các thiết bị điện và cách xử lí an toàn cho tình huống đó:

+ Thiết bị điện như bóng đèn có thể bị cháy do nguồn điện cung cấp quá lớn.

Xử lí tình huống: ngắt ngay nguồn điện cung cấp và lắp cầu chì trong mạch tránh cho thiết bị điện thí nghiệm sau bị cháy, cần đọc kĩ thông số thiết bị điện và sử dụng nguồn điện cung cấp hợp lí.

+ Mắc ampe kế không đúng cách gây hỏng thiết bị.

Xử lí tình huống: GV cần nhắc nhở kĩ lưỡng tới HS cách mắc ampe kế tránh mắc sai gây hỏng thiết bị, chập mạch điện.

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Câu hỏi liên quan

- Pin tiểu (Pin 2A/ pin con thỏ, pin 3A) thường dùng trong các thiết bị điện tử cẩm tay như đồng hồ treo tường, điều khiển, đồ chơi trẻ em, …
Xem thêm
Cầu chì hoặc aptomat thường được mắc sau nguồn điện tổng và ở trước các thiết bị điện trong mạch điện.
Xem thêm
+ Nếu bị bỏng vì acid đặc, nhất là sulfuric acid đặc thì phải dội nước rửa ngay nhiều lần, nếu có vòi nước thì cho chảy mạnh vào vết bỏng 3 – 5 phút, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO3, không được rửa bằng xà phòng.
Xem thêm
- Điện trở, biến trở thường có trong các thiết bị sử dụng điện: quạt điện, bếp điện, ti vi, …
Xem thêm
a) ghép với 2.
Xem thêm
Không nên kẹp ống nghiệm quá cao để dễ dàng thao tác thí nghiệm; không nên kẹp ống nghiệm quá thấp tránh để tuột, rơi ống nghiệm, đặc biệt là ống nghiệm đã chứa hoá chất, gây nguy hiểm.
Xem thêm
- Ôm kế được sử dụng để đo điện trở của mạch điện hay khối vật chất.
Xem thêm
Quan sát hình 1, xác định được thể tích dung dịch trong ống đong là 55 mL.
Xem thêm
Trên thực tế có một số loại đèn led phổ biến như:
Xem thêm
Khi đun hoá chất cần phải hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất. Việc hơ nóng đều ống nghiệm giúp nhiệt toả đều, tránh làm nứt, vỡ ống nghiệm khi lửa tụ nhiệt tại một điểm.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn Khoa học tự nhiên 8
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!