Giải KHTN 8 Bài 34 Hệ thần kinh và các giác quan ở người
Trả lời:
- Quá trình tiếp nhận hình ảnh có sự tham gia của các cơ quan là: mắt, dây thần kinh thị giác và trung khu thị giác ở não bộ.
- Quá trình tiếp nhận âm thanh có sự tham gia của các cơ quan là: tai, dây thần kinh thính giác và trung khu thính giác ở não bộ.
I. Hệ thần kinh
Trả lời:
- Các bộ phận cấu tạo nên hệ thần kinh gồm: Bộ phận thần kinh trung ương và bộ phận thần kinh ngoại biên.
- Cấu tạo của mỗi bộ phận trong hệ thần kinh:
+ Bộ phận thần kinh trung ương gồm có não bộ và tủy sống.
+ Bộ phận thần kinh ngoại biên gồm các dây thần kinh và hạch thần kinh.
Trả lời:
Một số ví dụ thể hiện vai trò của hệ thần kinh đối với cơ thể người:
- Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Cùng lúc đó, dưới sự điều khiển của hệ thần kinh, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động: nhịp tim tăng, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều,… để đáp ứng nhu cầu của cơ thể trong trường hợp này. Điều đó chứng tỏ hệ thần kinh có vai trò điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.
- Khi bị tổn thương vùng vận động ở não hoặc tổn thương dây thần kinh vận động, bệnh nhân bị giảm hoặc mất đi khả năng vận động của cơ thể. Điều đó chứng tỏ hệ thần kinh có vai trò điều khiển hoạt động có ý thức của cơ thể.
- Khi ánh sáng quá mạnh đi vào mắt, đồng tử của mắt sẽ được điều chỉnh co lại để hạn chế ánh sáng vào mắt; ngược lại, khi cường độ ánh sáng yếu, đồng tử của mắt sẽ được điều chỉnh dãn rộng ra để nhìn vật được rõ hơn. Điều đó chứng tỏ hệ thần kinh có vai trò điều khiển hoạt động không có ý thức của cơ thể.
Câu hỏi 3 trang 163 KHTN lớp 8: Nêu tên và cách phòng một số bệnh về hệ thần kinh.
Trả lời:
- Một số bệnh về hệ thần kinh: Tai biến mạch máu não, thoát vị đĩa đệm, Parkinson, Alzheimer, bệnh động kinh,…
- Cách phòng bệnh về hệ thần kinh:
+ Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí.
+ Thực hiện lối sống lành mạnh như luyện tập thể thao thường xuyên, không sử dụng các chất gây nghiện, chất kích thích đối với hệ thần kinh,…
+ Đảm bảo giấc ngủ.
+ Thường xuyên kiểm tra sức khỏe.
+ Ngoài ra, cần suy nghĩ tích cực, tham gia nhiều hoạt động xã hội, giao tiếp và học tập.
Trả lời:
Việc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông và mũ bảo hộ khi tham gia lao động ở một số công trường, nhà máy sẽ giúp bảo vệ não bộ – cơ quan quan trọng có vai trò sống còn bậc nhất trong cơ thể tránh khỏi được những tổn thương trong trường hợp có tai nạn xảy ra. Nhờ đó, việc này sẽ giúp giảm thiểu hậu quả do tai nạn gây ra, đặc biệt là giảm số ca tử vong do chấn thương sọ não – một trong những nguy cơ tử vong hàng đầu trong các tai nạn giao thông và tai nạn lao động.
• Bước 1: Tìm hiểu thông tin về tác hại của chất gây nghiện.
• Bước 2: Thiết kế tờ rơi/ bài trình bày nêu lên tác hại của việc sử dụng chất gây nghiện.
• Bước 3: Trình bày nội dung tờ rơi/ bài trình bày với người thân, bạn bè.
Trả lời:
- Học sinh tìm hiểu thông tin về tác hại của chất gây nghiện và tiến hành thiết kế tờ rơi theo khả năng sáng tạo của bản thân.
- Tham khảo một số tờ rơi nêu lên tác hại của việc sử dụng chất gây nghiện:
II. Cơ quan cảm giác
Câu hỏi 4 trang 164 KHTN lớp 8: Quan sát hình 34.2 và cho biết:
a) Cấu tạo của cơ quan thị giác gồm những bộ phận nào?
b) Vẽ sơ đồ đơn giản quá trình thu nhận ánh sáng từ vật đến võng mạc trong cầu mắt.
Trả lời:
a) Cấu tạo của cơ quan thị giác gồm các bộ phận là: Cầu mắt, dây thần kinh thị giác, trung khu thị giác ở não bộ.
b) Sơ đồ đơn giản quá trình thu nhận ánh sáng từ vật đến võng mạch trong cầu mắt:
Ánh sáng từ vật → Giác mạc → Thủy dịch → Đồng tử → Thủy tinh thể → Dịch thủy tinh → Võng mạc.
Câu hỏi 5 trang 164 KHTN lớp 8: Nêu thêm tên một số bệnh, tật về mắt.
Trả lời:
Một số bệnh, tật khác về mắt: thoái hóa điểm vàng, dị ứng mắt, viêm bờ mi mắt, lẹo mắt, lác mắt, giác mạc hình nón, quáng gà, đau mắt hột,…
Trả lời:
- Học sinh tiến hành điều tra và báo cáo tỉ lệ học sinh bị tật khúc xạ ở trường em đang theo học.
- Câu trả lời tham khảo:
BÁO CÁO
DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ HỌC SINH BỊ TẬT KHÚC XẠ TẠI TRƯỜNG
1. Kết quả điều tra
STT |
Tên lớp/ chủ hộ |
Tổng số người trong lớp/ gia đình |
Số người bị tật khúc xạ |
1 |
Lớp 8A |
36 |
15 |
2 |
Lớp 8B |
35 |
10 |
3 |
Lớp 9B |
33 |
5 |
4 |
Lớp 7A |
34 |
13 |
5 |
Lớp 6C |
32 |
8 |
Tổng |
170 |
51 |
2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh
- Tỉ lệ học sinh bị tật khúc xạ là: 51/170 = 30%.
- Nhận xét về tỉ lệ học sinh bị tật khúc xạ: Tỉ lệ học sinh trong trường bị tật khúc xạ khá cao, có tới 51 học sinh bị tật trên tổng số 170 học sinh được điều tra. Trong đó phổ biến nhất là tật cận thị, chiếm tới 70 - 80% số người mắc.
3. Đề xuất một số cách phòng tránh
Một số cách phòng tránh tật khúc xạ:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ vitamin A.
- Thực hiện ngủ nghỉ phù hợp.
- Cần học tập và làm việc trong môi trường ánh sáng thích hợp, tránh đọc sách với khoảng cách gần, thiếu ánh sáng.
- Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài, liên tục.
- Vệ sinh mắt thường xuyên.
- Nếu đã mắc tật khúc xạ cần đeo kính đúng độ và khám mắt định kì.
Trả lời:
Một số tờ rơi tham khảo:
Câu hỏi 6 trang 165 KHTN lớp 8: Dựa vào hình 17.9, trang 88, cho biết:
a) Cấu tạo của cơ quan thính giác.
b) Tên các bộ phận cấu tạo của tai.
c) Viết sơ đồ truyền âm thanh từ nguồn phát âm đến tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai.
Trả lời:
a) Cấu tạo của cơ quan thính giác gồm: tai, dây thần kinh thính giác, trung khu thính giác.
b) Tên các bộ phận cấu tạo của tai: Tai ngoài (gồm vành tai, ống tai ngoài), tai giữa (có màng nhĩ, chuỗi xương tai, või nhĩ) và tai trong (có ốc tai chứa các tế bào cảm thụ âm thanh).
c) Sơ đồ truyền âm thanh từ nguồn phát âm đến tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai: Âm thanh từ nguồn phát âm → Vành tai → Ống tai ngoài → Màng nhĩ → Các xương tai giữa → Ốc tai → Tế bào thụ cảm âm thanh.
Câu hỏi 7 trang 165 KHTN lớp 8: Nêu thêm tên và cách phòng một số bệnh về tai.
Trả lời:
- Tên một số bệnh khác về tai: Chàm tai, viêm sụn vành tai, ù tai, điếc,…
- Cách phòng một số bệnh về tai:
+ Thực hiện vệ sinh tai đúng cách, tránh dùng các vật nhọn, sắc để ngoáy tai hay lấy ráy tai.
+ Cần giữ vệ sinh để tránh viêm họng, nhiễm khuẩn gây viêm tai.
+ Hạn chế tiếng ồn, không nghe âm thanh có cường độ cao.
Trả lời:
Những người làm việc hoặc sống trong môi trường có âm thanh cường độ cao thường xuyên như công nhân nhà máy dệt, người sống gần đường tàu,… dễ bị giảm thính lực vì: Âm thanh với cường độ cao thường xuyên có thể làm tổn thương các tế bào cảm thụ âm thanh nằm ở ốc tai. Khi các tế bào cảm thụ âm thanh bị tổn thương, tùy mức độ tổn thương, sẽ hạn chế hoặc làm mất khả năng hình thành xung thần kinh để truyền tới trung khu thính giác, dẫn đến việc cảm nhận âm thanh bị hạn chế (giảm thính lực).
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác: