Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 12: Mô tả sóng âm
Video giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 12: Mô tả sóng âm
Trả lời:
Âm thanh truyền từ miệng chai đến tai chúng ta thông qua môi trường không khí. Cột không khí ở trong chai và trong miệng dao động làm các phân tử không khí xung quanh cũng dao động và được lan truyền tới không khí ở gần tai chúng ta cũng dao động, làm màng nhĩ dao động và tai ta nghe được âm thanh.
1. Sóng âm
Câu hỏi thảo luận 1 trang 65 KHTN lớp 7: Tiến hành thí nghiệm 1:
a) Mô tả cảm giác khi chạm nhẹ ngón tay lên nhánh âm thoa sau khi gõ.
b) Mô tả cảm giác khi chạm nhẹ ngón tay lên mặt trống sau khi gõ.
c) Mô tả chuyển động của dây đàn và cảm giác khi chạm nhẹ ngón tay lên dây đàn sau khi gảy.
d) Khi âm thoa, mặt trống, dây đàn phát ra âm thanh thì chúng có đặc điểm gì giống nhau?
Trả lời:
a) Khi chạm nhẹ ngón tay lên nhánh âm thoa sau khi gõ, ta cảm nhận được chuyển động rung lắc của âm thoa.
b) Khi ngón tay chạm nhẹ lên mặt trống sau khi gõ, ta cảm nhận được chuyển động rung của mặt trống.
c) Dây đàn sau khi gảy chuyển động lên xuống rất nhanh. Cảm giác khi tay chạm lên dây đàn sau khi gảy thấy tay hơi tê và dây đàn đang rung động.
d) Khi âm thoa, mặt trống, dây đàn phát ra âm thanh thì chúng có đặc điểm giống nhau là tất cả các vật dụng này đều rung động qua lại quanh một vị trí cân bằng.
a) Căng dây chun (dây thun) trên hộp rỗng như Hình a) rồi gảy vài lần vào dây chun.
Trả lời:
a) Hình a: Bộ phận dao động và phát ra âm thanh là dây chun.
b) Hình b: Bộ phận dao động và phát ra âm thanh là cột không khí trong còi và trong khoang miệng người thổi.
Vận dụng 2 trang 66 KHTN lớp 7: Chỉ ra bộ phận dao động phát ra âm thanh trong tình huống mở đầu .
Trả lời:
Khi thổi vào miệng chai (hình mở đầu) thì bộ phận dao động và phát ra âm thanh là cột khí trong chai thuỷ tinh và trong khoang miệng của người thổi.
2. Môi trường truyền âm
Câu hỏi thảo luận 2 trang 66 KHTN lớp 7: Tiến hành thí nghiệm 2 và trả lời các câu hỏi:
a) Học sinh A áp tai vào cạnh bàn có nghe rõ được tiếng gõ không?
b) Học sinh A áp tai vào quyển sách có nghe được tiếng gõ không?
Trả lời:
Thông qua thí nghiệm thực tế ta thấy:
a) Học sinh A áp tai vào cạnh bàn có nghe rõ được tiếng gõ.
b) Học sinh A áp tai vào quyển sách nghe rõ được tiếng gõ.
Chứng tỏ: sóng âm truyền qua gỗ và sách tốt hơn truyền trong không khí vì người C ở cả hai trường hợp đều không nghe được âm thanh.
Trả lời:
Qua thí nghiệm 2 ta thấy sóng âm truyền qua được môi trường chất rắn (gỗ, sách,…).
Trả lời:
Một số thí nghiệm chứng tỏ sóng âm truyền được trong chất rắn:
- Một bạn đứng trong phòng, áp tai vào tường sẽ nghe thấy tiếng âm thanh phát ra từ phòng bên cạnh.
- Một người áp tai vào một cửa bằng gỗ và người khác gõ nhẹ vào mặt cửa bên kia.
Vận dụng 1 trang 67 KHTN lớp 7: Nói chuyện qua “điện thoại dây”
a) Bạn B có nghe rõ tiếng nói của bạn A không?
b) Trong trò chơi này, tiếng nói của bạn A được truyền qua những môi trường nào?
Trả lời:
a) Bạn B sẽ nghe rõ tiếng của bạn A.
b) Trong trò chơi này, tiếng nói của bạn A được truyền qua môi trường chất rắn (cốc giấy, dây đồng) và chất khí.
Trả lời:
Ngày xưa, để phát hiện tiếng vó ngựa hoặc tiếng chân đoàn người di chuyển, người ta thường áp tai xuống đất để nghe vì môi trường đất truyền âm thanh nhanh hơn môi trường không khí nên phát hiện tiếng tiếng vó ngựa hoặc tiếng chân đoàn người sớm hơn.
Câu hỏi thảo luận 5 trang 67 KHTN lớp 7: Tiến hành thí nghiệm 3 và trả lời các câu hỏi:
a) Sóng âm có thể truyền được trong nước không?
b) Khi đồng hồ reo, sóng âm truyền đến tai học sinh qua những môi trường nào?
Trả lời:
a) Thực hiện thí nghiệm 3, ta thấy sóng âm có truyền được trong nước
b) Khi đồng hồ reo, sóng âm truyền đến tai học sinh qua môi trường chất lỏng (nước) và chất rắn (cốc thủy tinh, thành bể).
3. Sự truyền sóng âm trong không khí
Trả lời:
Sự lan truyền sóng âm phát ra từ một cái trống trong không khí: Khi sóng âm phát ra từ một cái trống, mặt trống dao động. Dao động phồng lên xẹp xuống của mặt trống làm lớp không khí tiếp xúc với nó dao động nén, dãn tương ứng. Dao động của lớp không khí này làm cho lớp không khí kế tiếp dao động dãn, nén. Kết quả là, trong không khí xuất hiện các lớp không khí liên tục nén, dãn xen kẽ nhau làm lan truyền sóng âm trong không khí.
Trả lời:
Mô tả hiện tượng: Khi bật loa phát nhạc thấy ngọn lửa của cây nến dao động qua lại
Giải thích:
- Khi bật loa phát nhạc, màng loa dao động, sự dao động của màng loa được truyền sang các lớp không khí và truyền đến ngọn nến. Sự dao động phồng xẹp của màng loa làm các lớp không khí bị nén, dãn xen kẽ và làm ngọn nến cũng dao động sang phải, sang trái tương ứng.
Nếu bật nhạc với âm lượng lớn, ngọn nến có thể bị tắt.
Bài tập (trang 69)
Trả lời:
Tiếng vo ve ấy được phát ra từ đôi cánh của chúng khi bay.
Giải thích: Khi các loài côn trùng bay, chúng sử dụng đôi cánh đập lên, đập xuống hay đôi cánh của chúng vỗ ra, thu vào làm xuất hiện các lớp không khí nén, dãn lan truyền ra xa và đến tai người nghe. Vì vậy, tai ta nghe được tiếng vo ve đó.
Bài 2 trang 69 KHTN lớp 7: Nêu một số ví dụ chứng tỏ âm có thể truyền đi trong chất lỏng.
Trả lời:
Một số ví dụ chứng tỏ âm có thể truyền đi trong chất lỏng.
+ Khi bơi dưới nước ta có thể nghe thấy tiếng ùng ục bên tai.
+ Đàn cá heo bơi dưới nước, khi chúng kêu, ta ở trên bờ có thể nghe tiếng kêu của chúng phát ra.
Trả lời:
Thí nghiệm này chứng tỏ sóng âm truyền được qua môi trường không khí và sự truyền sóng âm chính là sự truyền dao động.
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 11: Tốc độ và an toàn giao thông
Bài 13: Độ to và độ cao của âm