Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Bài 30 (Kết nối tri thức): Nguyên sinh vật

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 30 (Kết nối tri thức): Nguyên sinh vật sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 6. Mời các bạn đón xem:

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 30: Nguyên sinh vật

Video giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 30: Nguyên sinh vật

Câu hỏi trang 102 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Quan sát bề mặt ao. Hồ chúng ta thường thấy một lớp váng có màu xanh, vàng hoặc đỏ. Lớp váng đó có chứa nguyên sinh vật. Vậy nguyên sinh vật là gì?

Đáp án:

Nguyên sinh vật là những cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

Câu hỏi trang 103 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Quan sát hình 30.1 và trả lời câu hỏi:

1. Nhận xét về hình dạng của nguyên sinh vật

2. Kể tên các môi trường sống của nguyên sinh vật. Em có nhận xét gì về môi trường sống của chúng.

Tài liệu VietJack

Đáp án:

1. Vi sinh vật có rất nhiều hình dạng hết sức đa dạng khác nhau.

2.

- Các môi trường sống của vi sinh vật:

+ Sống tự do (chủ yếu là những nơi có nước hoặc độ ẩm cao)

+ Sống kí sinh bắt buộc

Câu hỏi trang 103 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT:

1. Nêu các vai trò của nguyên sinh vật đối với tự nhiên và đời sống con người.

2. Kể tên một số món ăn được chế biến từ tảo mà em biết.

Đáp án:

1. Vai trò của nguyên sinh vật:

- Với tự nhiên:

+ Cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước

+ Là nguồn thức ăn cho các động vật lớn hơn

+ Sống cộng sinh hỗ trợ sự sống của các loài sinh vật khác

- Với con người:

+ Chế biến thành thực phẩm chức năng

+ Dùng làm thức ăn (tảo, rong biển)

+ Dùng trong công nghiệp sản xuất chất dẻo, chất khử mùi…

+ Có vai trò quan trọng trong việc xử lý chất thải và chỉ thị độ sạch của nước

2. Một số món ăn được làm từ tảo:

- Thạch

- Soup tảo

- Nước sốt làm từ tảo

Câu hỏi trang 103 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Dựa vào những thông tin về bệnh sốt rét và bệnh kiết lị ở trên, hãy hoàn thành bảng dựa theo mẫu sau:

Tài liệu VietJack

Đáp án:

 

Bệnh sốt rét

Bệnh kiết lị

Tác nhân gây bệnh

Trùng sốt rét

Amip lị

Con đường lây bệnh

Qua đường máu

Qua đường tiêu hóa

Biểu hiện bệnh

Rét run, sốt, đổ mồ hôi

Đau bụng, đi ngoài, cơ thể mệt mỏi, phân có thể lẫn máu và chất nhày…

Cách phòng tránh bệnh

- Mắc màn khi ngủ

- Dọn vệ sinh nơi ở và nơi làm việc

- Diệt muỗi và bọ gậy

- Ăn chín uống sôi

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng

- Hạn chế ăn rau sống

 

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 28: Thực hành: Làm sữa chua và quan sát vi khuẩn

Bài 29: Virus

Bài 31: Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật

Bài 32: Nấm

Bài 33: Thực hành: Quan sát các loại nấm

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Nguyên sinh vật
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!