Giải Khoa học lớp 4 Ôn tập chủ đề Chất
Câu hỏi 1 trang 28 SGK Khoa học 4: Giới thiệu về nước theo sơ đồ gợi ý dưới đây.
Trả lời:
- Tính chất của nước: Nước ở dạng lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị và không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan được một số chất.
- Vai trò của nước: Nước cần cho sự sống của sinh vật. Nước có vai trò quan trọng trong đời sống, sinh hoạt và sản xuất của con người.
- Sự chuyển thể của nước: Nước có thể tồn tại ở ba thể: rắn, lỏng, khí. Nước từ thể lỏng bay hơi chuyển thành thể khí (hơi nước). Hơi nước từ thể khí ngưng tụ chuyển thành thể lỏng. Nước từ thể lỏng đông đặc chuyển thành thể rắn (nước đá). Nước đá từ thể rắn nóng chảy chuyển thành thể lỏng.
- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: Dưới sức nóng của Mặt Trời, nước trên bề mặt Trái Đất bay hơi vào không khí. Hơi nước lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành những giọt nước rất nhỏ tạo ra những đám mây. Các giọt nước trong đám mây hợp lại thành những giọt nước lớn hơn rơi xuống về mặt Trái Đất tạo thành mưa.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước:
+ Do sự cố tràn dầu trên biển.
+ Do hiện tượng vứt rác thải bừa bãi.
+ Do hiện tượng nước thải chưa qua xử lý đã đổ ngoài môi trường.
+ Do lạm dụng thuốc trừ sâu hóa học, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
- Một số việc làm để bảo vệ nguồn nước:
+ Không vứt rác xuống ao, hồ, sông, ngòi…
+ Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hoá học, phân bón hoá học ...
+ Xử lý nguồn nước thải trước khi đưa ra môi trường.
Một số việc làm sử dụng tiết kiệm nước:
+ Tắm bằng vòi hoa sen thay vì tắm bồn.
+ Tưới cây bằng nước rửa rau, nước vo gạo.
+ Tưới nước cho cây trồng bằng hệ thống tưới nước nhỏ giọt.
- Một số cách làm sạch nước:
+ Sử dụng máy lọc nước.
+ Dùng cát, than hoạt tính, sỏi…
+ Dùng viên lọc nước.
+ Dùng phèn chua.
Câu hỏi 2 trang 28 SGK Khoa học 4: Giới thiệu về không khí theo sơ đồ gợi ý dưới đây.
Trả lời:
- Thành phần của không khí: Không khí gồm hai thành phần chính là khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngoài ra, thành phần không khí còn có khí các-bô-níc và các chất khí khác. Trong không khí có chứa hơi nước, bụi…
- Tính chất của không khí: Không khí có ở xung quanh chúng ta và có trong những chỗ rỗng của vật. Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
- Vai trò của không khí:
+ Không khí cần cho sự cháy.
+ Không khí cần cho sự sống.
- Sự chuyển động của không khí. Gió: Trong tự nhiên, dưới sức nóng của mặt trời, các phần khác nhau trên đất liền hay giữa đất liền với biển nóng lên không đều nhau. Chính sự nóng lên không đều nhau này đã làm cho không khí chuyển động và tạo thành gió.
- Cách phòng tránh bão:
1. Trước khi có bão
- Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết.
- Gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây.
- Dự trữ nước uống, lương thực, thực phẩm, thuốc men; các vật dụng cần thiết như: đèn pin, máy thu thanh, quần áo…
- Xác định vị trí an toàn để trú ẩn, chủ động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn.
- Đưa tàu, thuyền về neo đậu ở nơi an toàn.
2. Trong khi có bão
- Đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật…
- Không trú tránh dưới gốc cây, vật dễ đổ. Tốt nhất không ra khỏi nhà, đóng kín các cửa.
- Thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu nạn, cứu hộ.
3. Sau khi có bão
- Không đến gần các toà nhà đã bị hư hại, đường ngập nước, cột điện bị đổ, dây điện bị đứt, …
- Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:
+ Khí thải từ khói của các nhà máy chưa qua xử lý.
+ Khí thải từ khói của các đám cháy rừng.
+ Khí thải từ các phương tiện giao thông.
+ Rác thải trong sinh hoạt phân huỷ.
- Bảo vệ môi trường không khí:
Chúng ta cần phải bảo vệ môi trường không khí vì:
+ Không khí có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người, động vật, thực vật, sự cháy.
+ Nhiều nơi không khí bị ô nhiễm trầm trọng.
+ Không khí bị ô nhiễm gây hại cho sức khỏe của con người, động vật và thực vật.
Trả lời:
Việc làm |
Thường xuyên |
Thỉnh thoảng |
Không làm |
1. Không vứt rác bừa bãi. |
× |
|
|
2. Tăng cường việc đi xe đạp, đi bộ, xử dụng phương tiện công cộng. |
|
× |
|
3. Trồng cây xanh |
|
× |
|
4. Tuyên truyền vận động mọi người. |
× |
|
|
Câu hỏi 4 trang 28 SGK Khoa học 4: Xử lý tình huống:
Em sẽ làm gì khi phát hiện có vòi nước bị chảy?
Trả lời:
Em sẽ đến khóa vòi nước lại.
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 5: Sự chuyển động của không khí
Bài 6: Vai trò của không khí và bảo vệ môi trường không khí