Giải Khoa học lớp 4 Bài 13: Vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém
Giải Khoa học lớp 4 trang 48
Trả lời:
- Các kim loại: bạc, đồng, vàng, nhôm, sắt, ... dẫn nhiệt tốt.
- Gỗ, nhựa, bông, len, xốp, thuỷ tinh, không khí, ... dẫn nhiệt kém.
1. Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém
Hoạt động 1 trang 48 SGK Khoa học 4: Thí nghiệm tìm hiểu vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém.
Chuẩn bị: Cốc nước có nước đá, thìa nhựa, thìa kim loại.
- Làm cách nào để biết giữa thìa kim loại và thìa nhựa (Hình 1), thìa nào dẫn nhiệt tốt hơn?
- Đề xuất cách làm thí nghiệm.
Từ kết quả thí nghiệm rút ra nhận xét: vật nào dẫn nhiệt tốt hơn, vật nào dẫn nhiệt kém hơn.
Trả lời:
- Để biết giữa thìa kim loại và thìa nhựa, thìa nào dẫn nhiệt tốt hơn chỉ cần nhúng hai thìa vào cốc nước đá trong cùng 1 thời gian, thìa nào lạnh hơn chính là thìa dẫn nhiệt tốt hơn và ngược lại.
Nhận xét: Vật dẫn nhiệt tốt hơn là thìa kim loại, vật dẫn nhiệt kém hơn là thìa nhựa.
Hoạt động 2 trang 48 SGK Khoa học 4: Thảo luận tìm các vật dẫn nhiệt tốt hoặc vật dẫn nhiệt kém.
Trả lời:
- Các kim loại: bạc, đồng, vàng, nhôm, sắt,... dẫn nhiệt tốt.
- Gỗ, nhựa, bông, len, xốp, thuỷ tinh, không khí,... dẫn nhiệt kém.
Giải Khoa học lớp 4 trang 49
2. Ứng dụng tính dẫn nhiệt của vật
Hoạt động 1 trang 49 SGK Khoa học 4: Quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi.
- Bộ phận nào của nồi và chảo (Hình 2a) dẫn nhiệt kém, bộ phận nào dẫn nhiệt tốt?
- Vì sao ta thường đội mũ len (Hình 2d) vào những ngày đông giá rét?
Trả lời:
- Bộ phận của nồi và chảo (Hình 2a) dẫn nhiệt kém là cán nồi/chảo, bộ phận dẫn nhiệt tốt là lòng nồi/chảo.
- Để giữ cho nước trong ấm nóng lâu thì giỏ đựng ấm và bên trong giỏ (Hình 2b) cần làm bằng vật dẫn nhiệt kém. Một số vật có thể sử dụng làm giỏ và lót trong giỏ ấm: xốp, len, bông, nhựa, ...
- Nồi gang (Hình 2c) dẫn nhiệt tốt. Khi chuyển nồi gang rời khỏi bếp lửa cần chú ý dùng đồ lót tay cầm vì dễ bị bỏng.
- Ta thường đội mũ len (Hình 2d) vào những ngày đông giá rét vì len dẫn nhiệt kém giúp cho tai, đầu giữ nhiệt và không bị lạnh.
- Vì sao chim cánh cụt và gấu trắng Bắc Cực cần có bộ lông dày?
- Vì sao sói xám có bộ lông rất dày vào mùa đông?
Trả lời:
- Chim cánh cụt và gấu trắng Bắc Cực cần có bộ lông dày vì chúng đều sống ở các vùng cực - nơi có nhiệt độ thấp. Bộ lông dày (dẫn nhiệt kém) sẽ giúp chúng giữ nhiệt để có thể sống với thời tiết khắc nghiệt.
- Sói xám có bộ lông rất dày vào mùa đông để có thể giữ nhiệt vào những ngày có nhiệt độ thấp.
Giải Khoa học lớp 4 trang 50
Trả lời:
a - Đốt củi sưởi ấm chống rét cho học sinh vùng cao vào mùa đông.
b - Che phủ ni - lông chống rét cho cây trồng.
c - Mặc cho gia súc: bao tải gai, bao tải dứa, chăn, áo cũ,…để chống rét.
d - Sử dụng tôn lạnh để chống nóng.
Trả lời:
Về mùa lạnh, khi vịn tay vào lan can bằng thép ta thấy lạnh hơn khi vịn tay vào lan can bằng gỗ vì thép dẫn nhiệt tốt hơn gỗ.
Trả lời:
Bình b giữ nước nóng lâu hơn.
Vì cầm bình b thấy tay không ấm nên bình b cách nhiệt tốt hơn còn bình a ngược lại.
Câu hỏi 3 trang 50 SGK Khoa học 4: Kể tên một số vật dẫn nhiệt tốt, dẫn nhiệt kém có trong nhà em.
Trả lời:
Dẫn nhiệt tốt: xoong nhôm, nồi nhôm, thìa nhôm, ...
Dẫn nhiệt kém: giỏ ấm, phích ủ giữ nhiệt, mũ len, ...
Em có thể 1 trang 50 SGK Khoa học 4: Biết cách giữ cơm nóng lâu bằng hộp cách nhiệt tự chế.
Trả lời:
Sử dụng các nguyên liệu cách nhiệt (dẫn nhiệt kém) như: xốp, bông, thuỷ tinh ... để chế tạo.
Trả lời:
Giữ ấm cho vật nuôi hay chống rét cho cây trồng bằng cách đơn giản:
- Che phủ ni - lông chống rét cho cây trồng.
- Mặc cho vật nuôi quần áo (bằng bao tải gai, bao tải dứa, chăn, áo cũ,…) để chống rét.
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học lớp 4 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 11: Âm thanh trong cuộc sống
Bài 12: Nhiệt độ và sự truyền nhiệt
Bài 14: Ôn tập chủ đề năng lượng
Bài 15: Thực vật cần gì để sống
Bài 16: Động vật cần gì để sống?