Giải SGK Khoa học lớp 4 (Cánh diều) Bài 1: Tính chất và vai trò của nước

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Khoa học lớp 4 (Cánh diều) Bài 1: Tính chất và vai trò của nước sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Khoa học lớp 4. Mời các bạn đón xem:

Giải Khoa học lớp 4 Bài 1: Tính chất và vai trò của nước

A/ Câu hỏi đầu bài

Giải Khoa học lớp 4 trang 5

Câu hỏi mở đầu trang 5 SGK Khoa học lớp 4: Mái nhà được làm nghiêng như trong hình 1 có lợi ích gì khi trời mưa?

Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 1: Tính chất và vai trò của nước

Trả lời:

Mái nhà được làm nghiêng để giúp việc thoát nước diễn ra nhanh chóng, hạn chế tình trạng ùn ứ, đọng nước mưa trên mái nhà một thời gian dài làm cho mái nhà bị hỏng.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. Tính chất của nước

Thực hành, thí nghiệm 1 trang 5 SGK Khoa học lớp 4: Tìm hiểu về màu, mùi, vị của nước

Rót nước đun sôi để nguội vào một cốc thủy tinh không màu (hình 2):

Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 1: Tính chất và vai trò của nước

- Quan sát màu và ngửi mùi của nước.

- Uống nước và cảm nhận vị của nước.

Cho biết màu, mùi, vị của nước.

Trả lời:

- Học sinh thực hiện thí nghiệm như hình 2 trang 5.

- Nước đun sôi để nguội: Không màu, không mùi, không vị.

Giải Khoa học lớp 4 trang 6

Thực hành, thí nghiệm 2 trang 6 SGK Khoa học lớp 4: Tìm hiểu về hình dạng của nước

- Rót một lượng nước như nhau vào một số dụng cụ thủy tinh trong suốt có các hình dạng khác nhau (hình 3). Quan sát hình dạng của nước so với hình dạng của vật chứa nó.

- Nhận xét hình dạng của nước.

Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 1: Tính chất và vai trò của nước

Trả lời:

- Học sinh thực hiện thí nghiệm như hình 3 trang 6.

- Nhận xét hình dạng của nước: Nước không có hình dạng nhất định. Hình dạng của nước phụ thuộc vào vật chứa nó.

Thực hành, thí nghiệm 3 trang 6 SGK Khoa học lớp 4: Tìm hiểu về hướng nước chảy

- Dựng nghiêng chiếc bảng nhựa trên khay như hình 4. Đổ nhẹ nước vào phần trên cao của bảng nhựa và quan sát nước chảy.

- Nhận xét hướng nước chảy trên bảng nhựa và trong khay.

Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 1: Tính chất và vai trò của nước

Trả lời:

- Học sinh thực hiện thí nghiệm như hình 4 trang 6.

- Hướng nước chảy trên bảng nhựa: Nước có hướng chảy từ vị trí cao đến vị trí thấp.

- Hướng nước chảy trên khay: Nước chảy lan đi khắp mọi phía.

Thực hành, thí nghiệm 4 trang 6 SGK Khoa học lớp 4: Tìm hiểu về tính thấm của nước

- Căng miếng vải sợ bông trên miệng cốc A, căng miếng ni lông trên miệng cốc B (hình 5). Sau đó, lần lượt rót nước vào hai cốc A và B. Quan sát miếng vải và miếng ni lông trên miệng hai cốc.

Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 1: Tính chất và vai trò của nước

- Cho biết nước thấm qua vải hay ni lông.

Trả lời:

- Học sinh thực hiện thí nghiệm như hình 5 trang 6.

- Qua thí nghiệm ta thấy được: Nước thấm qua vải, không thấm qua ni lông.

Giải Khoa học lớp 4 trang 7

Thực hành, thí nghiệm 5 trang 7 SGK Khoa học lớp 4Tìm hiểu về tính chất hòa tan của nước

- Rót một lượng nước như nhau vào ba cốc A, B, C. Cho một thìa muối vào cốc A, một thìa đường vào cốc B và một thìa cát sạch vào cốc C (hình 6). Sau đó khuấy đều cả ba cốc. Quan sát và mô tả hiện tượng ở mỗi cốc.

- Nhận xét: Nước hòa tan và không hòa tan được chất nào.

Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 1: Tính chất và vai trò của nước

Trả lời:

- Học sinh thực hiện thí nghiệm như hình 6 trang 7.

- Hiện tượng:

+ Cốc A: muối tan, thu được dung dịch trong suốt.

+ Cốc B: đường tan, thu được dung dịch trong suốt.

+ Cốc C: cát không tan.

- Nước hòa tan được được đường và muối. Nước không hòa tan được cát.

Câu hỏi thảo luận trang 7 SGK Khoa học lớp 4: Qua các hoạt động ở trên, hãy nêu một số tính chất của nước.

Trả lời:

Nước ở dạng lỏng, không màu, không mùi, không vị và không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan được một số chất.

Câu hỏi quan sát trang 7 SGK Khoa học lớp 4Mỗi hình dưới đây thể hiện ứng dụng tính chất nào của nước?

Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 1: Tính chất và vai trò của nước

Trả lời:

- Hình 7 thể hiện: Nước không thấm qua một số chất như ni lông, cao su.

- Hình 8 thể hiện: Nước có xu hướng chảy từ cao xuống thấp.

- Hình 9 thể hiện: Nước không có hình dạng nhất định.

- Hình 10 thể hiện: Nước có thể hòa tan một số chất.

Luyện tập, vận dụng 1 trang 7 SGK Khoa học lớp 4Nếu em có một đôi giày vải và một đôi ủng bằng cao su thì khi trời mưa, em sẽ chọn đi đôi nào? Vì sao?

Trả lời:

Nếu em có một đôi giày vải và một đôi ủng bằng cao su thì khi trời mưa, em sẽ chọn đi đôi ủng bằng cao su. Vì nước mưa không thấm được qua cao su nên khi đi trời mưa nước sẽ không bị ngấm vào chân.

Luyện tập, vận dụng 2 trang 7 SGK Khoa học lớp 4Nêu thêm ví dụ về ứng dụng tính chất của nước ở gia đình và địa phương em.

Trả lời:

Ví dụ về ứng dụng tính chất của nước ở gia đình và địa phương em:

+ Gia đình em thường dùng ống nhựa nối từ trên mái nhà xuống bể nước để hứng nước mưa.

+ Em thường dùng áo mưa để đi ra ngoài mỗi khi trời mưa.

+ Mọi người thường dùng nước để pha các loại nước giải khát cho mùa hè như chanh đường, chanh muối.

II. Vai trò của nước

Giải Khoa học lớp 4 trang 8

Câu hỏi quan sát trang 8 SGK Khoa học lớp 4Trình bày vai trò của nước được thể hiện trong mỗi hình dưới đây.

Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 1: Tính chất và vai trò của nước

Trả lời:

- Hình 11: Nước tham gia quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở người.

- Hình 12: Nước dùng trong sinh hoạt hàng ngày như vệ sinh cá nhân.

- Hình 13: Nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày như làm sạch thực phẩm.

- Hình 14: Nước tạo nên một môi trường để rèn luyện sức khỏe như tập bơi trong bể bơi.

- Hình 15: Nước tạo ra môi trường sống cho những loài động vật, thực vật như môi trường sống của cá dưới nước.

- Hình 16: Nước giúp tạo điều kiện cho tàu thuyền di chuyển trên sông.

- Hình 17: Nước duy trì sự sống của thực vật.

- Hình 18: Nước giúp cho hoa quả luôn tươi.

Luyện tập, vận dụng trang 8 SGK Khoa học lớp 4Kể thêm vai trò của nước trong đời sống, sinh hoạt và sản xuất mà em biết.

Trả lời:

- Nước được dùng trong cuộc sống hàng ngày như nấu ăn, công tác vệ sinh thân thể, vệ sinh nhà cửa.

- Nước dùng trong nuôi trồng thuỷ, hải sản.

- Nước dùng trong các công trình: bể bơi, đài phun nước công viên …

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2: Sự chuyển thể của nước

Bài 3: Bảo vệ nguồn nước và một số cách làm sạch nước

Bài 4: Không khí xung quanh ta

Bài 5: Sự chuyển động của không khí

Bài 6: Vai trò của không khí và bảo vệ môi trường không khí

Câu hỏi liên quan

- Học sinh thực hiện thí nghiệm như hình 2 trang 5. - Nước đun sôi để nguội: Không màu, không mùi, không vị.
Xem thêm
- Học sinh thực hiện thí nghiệm như hình 6 trang 7. - Hiện tượng:
Xem thêm
Mái nhà được làm nghiêng để giúp việc thoát nước diễn ra nhanh chóng, hạn chế tình trạng ùn ứ, đọng nước mưa trên mái nhà một thời gian dài làm cho mái nhà bị hỏng.
Xem thêm
- Học sinh thực hiện thí nghiệm như hình 3 trang 6. - Nhận xét hình dạng của nước: Nước không có hình dạng nhất định. Hình dạng của nước phụ thuộc vào vật chứa nó.
Xem thêm
Nước ở dạng lỏng, không màu, không mùi, không vị và không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan được một số chất.
Xem thêm
- Học sinh thực hiện thí nghiệm như hình 4 trang 6. - Hướng nước chảy trên bảng nhựa: Nước có hướng chảy từ vị trí cao đến
Xem thêm
- Học sinh thực hiện thí nghiệm như hình 5 trang 6. - Qua thí nghiệm ta thấy được: Nước thấm qua vải, không thấm qua ni lông.
Xem thêm
- Nước được dùng trong cuộc sống hàng ngày như nấu ăn, công tác vệ sinh thân thể, vệ sinh nhà cửa.
Xem thêm
Nếu em có một đôi giày vải và một đôi ủng bằng cao su thì khi trời mưa, em sẽ chọn đi đôi ủng bằng cao su. Vì nước mưa không thấm được qua cao su nên khi đi trời mưa nước sẽ không bị ngấm vào chân.
Xem thêm
Ví dụ về ứng dụng tính chất của nước ở gia đình và địa phương em: + Gia đình em thường dùng ống nhựa nối từ trên mái nhà xuống bể nước
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Tính chất và vai trò của nước CD
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!