Giải GDQP 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
Khởi động
Khởi động 1 trang 21 GDQP 10: Quan sát hình 4.1 và trả lời câu hỏi:
1. Hình nào có hành vi vi phạm luật về trật tự an toàn giao thông?
2. Kể tên các loại hình giao thông ở Việt Nam?
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Các hình có hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông là:
+ Hình b: không đội mũ bảo hiểm và chở quá số người quy định khi tham gia giao thông
+ Hình c. không mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy.
Yêu cầu số 2: các loại hình giao thông ở Việt Nam: Đường bộ; Đường sắt; Đường thủy; Đường hàng không; Đường ống…
Khám phá
I. Nhận thức chung
Câu hỏi trang 21 GDQP 10: Em đã từng tham gia hoạt động ở loại hình giao thông nào?
Trả lời:
- Em đã từng tham gia hoạt động ở loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không…
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Câu hỏi trang 22 GDQP 10: Theo em độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm luật về trật tự an toàn giao thông?
Trả lời:
- Công dân từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm luật về trật tự an toàn giao thông
Câu hỏi trang 23 GDQP 10: Em hãy cho biết sự khác nhau giữa phòng ngừa và đấu tranh chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông?
Trả lời:
- Khác nhau về chủ thể thực hiện
+ Phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân
+ Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước
- Khác nhau về mục đích tiến hành:
+ Phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông được tiến hành nhằm: triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
+ Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông được tiến hành nhằm: nắm tình hình, phát hiện những hành vi vi phạm để từ đó áp dụng những biện pháp để xử lí những hành vi vi phạm đó góp phần bảo vệ trật tự an toàn giao thông.
II. Trách nhiệm của học sinh
Câu hỏi trang 23 GDQP 10: Hãy cho biết ý nghĩa của các động tác trong hình 4.2
Trả lời:
- Hình a: Động tác báo hiệu cho bên phải dừng lại
- Hình b: Tư thế mở đường: Báo hiệu cho bên trái đi chậm lại
- Hình c: Khi cảnh sát giao thông giơ tay thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại
- Hình d: Khi bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển dơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng lại
- Hình e: Khi hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại, người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi đến tất cả các hướng
Câu hỏi trang 24 GDQP 10: 1. Hãy cho biết ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông khi các màu đỏ, vàng, xanh được bật sáng?
2. Hãy quan sát các biển báo hiệu giao thông và rút ra đặc điểm nhận biết của các nhóm biển của hình trên?
Trả lời:
Yêu cầu số 1: ý nghĩa các tín hiệu đèn giao thông:
- Tín hiệu xanh: Cho phép đi.
- Tín hiệu đèn đỏ: dừng lại.
- Tín hiệu vàng: phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp
Yêu cầu số 2: Đặc điểm nhận biết các nhóm biển báo:
+ Nhóm Biển báo cấm chủ yếu có dạng: Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ/chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm
+ Nhóm Biển báo nguy hiểm có dạng: Hình tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên
+ Nhóm Biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ màu trắng. Nếu hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng
Câu hỏi trang 25 GDQP 10: Khi tham gia giao thông đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không em phải thực hiện những yêu cầu nào?
Trả lời:
- Đối với hoạt động giao thông đường sắt:
+ Tất cả các phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải nhường đường cho phương tiện giao thông đường sắt tại nơi đường sắt giao nhau với đường bộ.
+ Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi có tín hiệu người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn, khi các tín hiệu ngừng mới được đi qua.
+ Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 m tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.
- Đối với hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa: Mọi người khi tham gia giao thông phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của thuyền viên, người lái phương tiện
- Đối với hoạt động giao thông đường hàng không: Mọi người khi đi máy bay phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của tiếp viên hàng không.
Câu hỏi trang 26 GDQP 10: Em sẽ tuyên truyền như thế nào khi có người thân vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông?
Trả lời:
- Kết hợp lời nói và hành động của mình truyền đạt cho người thân hiểu về những thông tin và các quy định của pháp luật trật tự an toàn giao thông
- Yêu cầu người thân cần ghi nhớ và chấp hành một số quy định khi tham gia giao thông.
+ An toàn giao thông - trách nhiệm của mỗi người.
+ Tuân thủ quy định tốc độ khi lái xe.
+ Đã uống rượu, bia - không lái xe.
+ Điều khiển xe đi đúng phần đường, làn đường.
+ Đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy.
Luyện tập (trang 26)
Luyện tập 1 trang 26 GDQP 10: Trình bày các biện pháp phòng chống vi phạm luật trật tự an toàn giao thông? Nếu được chọn một biện pháp em sẽ chọn biện pháp nào? Vì sao?
Trả lời:
- Các biện pháp phòng chống vi phạm luật trật tự an toàn giao thông:
+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức dưới nhiều hình thức như: phát tờ rơi, loa di động, tuyên truyền nhóm….
+ Chấp hành đúng luật lệ giao thông
+ Có hệ thống biển báo nơi nguy hiểm cũng như tạo các hình thức để giảm thiểu tai nạn: như đường lánh nạn, cứu nạn; đặt các dải giảm tốc trước cổng trường học, công ty, nơi công cộng đông người qua lại...
+ Có quy chế, qui định thời hạn sử dụng các phương tiện giao thông. Nghiêm cấm sử dụng các phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn.
+ Phối hợp với Cảnh sát giao thông tăng cường cưỡng chế thi hành luật giao thông, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như đua xe, phóng nhanh; vượt đèn đỏ, uống rượu, chất có cồn và lái xe...
- Em lựa chọn biện pháp chấp hành tốt luật giao thông. Vì: việc chấp hành tốt luật giao thông vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh; đồng thời có tác dụng làm gương cho mọi người.
Vận dụng (trang 26)
Vận dụng 1 trang 26 GDQP 10: Hãy liệt kê các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông mà em thường thấy và tuyên truyền cho các bạn trong lớp để phòng ngừa các vi phạm đó
Trả lời:
- Các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông:
+ Không mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy.
+ Các tàu, thuyền chở quá số người quy định.
+ Chăn thả gia súc, vui chơi trên đường ray tàu hỏa.
+ Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
+ Chở quá số người quy định khi tham gia giao thông
+ Đi sai làn đường quy định
+ Đỗ xe sai làn đường quy định
+ Vượt đèn đỏ
(*) Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Vận dụng 2 trang 26 GDQP 10: Hãy chọn một trong các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông mà em thường thấy để phân tích dấu hiệu vi phạm
Trả lời:
Hành vi vi phạm |
Dấu hiệu vi phạm |
Chuyển hướng, chuyển làn |
- Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước. - Chuyển hướng nhưng không nhường đường cho: người |
Không chấp hành hiệu lệnh |
- Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, |
Bấm còi xe không đúng quy định khi tham gia giao thông |
- Bấm còi hoặc gây ồn ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng |
Điều khiển xe ô tô sau khi |
- Điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô trên - Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có - Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có |
Chạy quá tốc độ quy định |
- Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định khi tham gia giao |
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Vận dụng 3 trang 26 GDQP 10: Tập nhận biết biển báo hiệu đường bộ và thực hiện các động tác điều khiển giao thông.
Trả lời:
- Học sinh tập nhận biết một số biển báo. Ví dụ:
(*) Một số biển báo hiệu lệnh
(*) Nhóm biển báo cấm
Xem thêm các bài giải SGK Giáo dục quốc phòng lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam
Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy
Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội