Giải SGK Giáo dục công dân 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo 

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập GDCD 8 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Lao động cần cù, sáng tạo sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục công dân 8. Mời các bạn đón xem:

Giải GDCD 8 Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo 

Mở đầu

Mở đầu trang 17 Bài 3 GDCD 8Em hãy đọc và nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ sau:

- “Cần cù bù thông minh”.

- “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

- “Cái khó ló cái khôn”

- “Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật”

Trả lời:

- Câu tục ngữ: “Cần cù bù thông minh”

=> Ý nghĩa: khẳng định giá trị của sự chăm chỉ, nỗ lực trong cuộc sống.

- Câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

=> Ý nghĩa: khuyên con người nên có lòng kiên trì, quyết tâm vượt qua mọi gian khó. Khi kiên trì, nỗ lực thì chúng ta sẽ nhận lại được những thành quả xứng đáng.

- Câu tục ngữ “Cái khó ló cái khôn”

=> Ý nghĩa: khẳng định giá trị to lớn của trí tuệ, sự sáng tạo của con người trong việc khắc phục những hoàn cảnh khó khăn.

- Câu tục ngữ: “Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật”

=> Ý nghĩa: khẳng định giá trị to lớn của sự sáng tạo, cải tiến phương pháp, cách thức làm việc sẽ giúp chúng ta đạt được năng suất cao hơn, chất lượng công việc tốt hơn.

1. Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi

Khám phá trang 17 GDCD 8: Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi

GIÁO SƯ - BÁC SĨ NÔNG HỌC LƯƠNG ĐỊNH CỦA - MỘT NHÀ KHOA HỌC, MỘT TRÍ THỨC TIÊU BIỂU TRONG THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH

Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của là một người con ưu tú của làng Đại Ngãi, quận Kế Sách (nay là thị trấn Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng). Ông là nhà trí thức gắn bó với đồng ruộng để tạo ra các giống lúa mới. Những đóng góp của ông đã góp phần bảo đảm lương thực để cuộc chiến đấu giành độc lập và tự do của dẫn tộc ta đi đến thắng lợi. Ông luôn cần mẫn làm việc và đã nghiên cứu lai tạo thành công một số giống lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt. Cùng với những ứng dụng tiến bộ kĩ thuật, Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của đã đề xướng các mô hình canh tác “bờ vùng, bờ thửa”, “cấy nông tay thẳng hàng, “đảm bảo mật độ” được hàng triệu nông dẫn áp dụng thành công trên diện rộng, tạo ra một cuộc cách mạng trong nông nghiệp. Cuộc đời của nhà bác học nông dân Lương Định Của gắn liền với con đường lúa gạo Việt Nam. Suốt đời, ông luôn lặng lẽ cần cù, sáng tạo nhằm tôn vinh hạt ngọc Việt. Năm 1952, theo lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng tiếng gọi của quê hương, Lương Định Của cùng vợ con đã trở về Việt Nam với mong muốn dùng hết khả năng của mình để đóng góp vào sự phát triển của quê hương. Ông còn có công lớn trong giáo dục, đào tạo nhiều thế hệ học trò trở thành cán bộ đầu ngành trong các lĩnh vực khoa học nông nghiệp.

Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động năm 1967, được truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhất năm 1975 và Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ đợt I năm 1996. Kể từ sau ngày thống nhất đất nước năm 1975 đến nay, cây lúa Việt Nam luôn đạt năng suất cao. Thành tựu này ngoài mồ hôi, công sức của những người nông dân chân lấm tay bùn, còn có sự cống hiến trí tuệ và tấm lòng của Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của.

- Em có suy nghĩ gì về cách làm việc của Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của?

Trả lời:

Suy nghĩ:

+ Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của luôn chăm chỉ, cần mẫn làm việc và ông không ngừng nghiên cứu để lai tạo ra nhiều giống cây trồng mới, cải tiến phương thức canh tác trong nông nghiệp.

+ Những cống hiến của Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của đã đem lại những thành quả to lớn, như: đem đến một cuộc cách mạng trong nông nghiệp ở Việt Nam; đào tạo, bồi dưỡng thêm nhiều nhân tài cho đất nước.

+ Sự chăm chỉ, miệt mài và sáng tạo trong lao động và học tập của Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của chính là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ chúng ta noi theo.

Khám phá trang 17 GDCD 8Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi

GIÁO SƯ - BÁC SĨ NÔNG HỌC LƯƠNG ĐỊNH CỦA - MỘT NHÀ KHOA HỌC, MỘT TRÍ THỨC TIÊU BIỂU TRONG THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH

Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của là một người con ưu tú của làng Đại Ngãi, quận Kế Sách (nay là thị trấn Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng). Ông là nhà trí thức gắn bó với đồng ruộng để tạo ra các giống lúa mới. Những đóng góp của ông đã góp phần bảo đảm lương thực để cuộc chiến đấu giành độc lập và tự do của dẫn tộc ta đi đến thắng lợi. Ông luôn cần mẫn làm việc và đã nghiên cứu lai tạo thành công một số giống lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt. Cùng với những ứng dụng tiến bộ kĩ thuật, Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của đã đề xướng các mô hình canh tác “bờ vùng, bờ thửa”, “cấy nông tay thẳng hàng, “đảm bảo mật độ” được hàng triệu nông dẫn áp dụng thành công trên diện rộng, tạo ra một cuộc cách mạng trong nông nghiệp. Cuộc đời của nhà bác học nông dân Lương Định Của gắn liền với con đường lúa gạo Việt Nam. Suốt đời, ông luôn lặng lẽ cần cù, sáng tạo nhằm tôn vinh hạt ngọc Việt. Năm 1952, theo lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng tiếng gọi của quê hương, Lương Định Của cùng vợ con đã trở về Việt Nam với mong muốn dùng hết khả năng của mình để đóng góp vào sự phát triển của quê hương. Ông còn có công lớn trong giáo dục, đào tạo nhiều thế hệ học trò trở thành cán bộ đầu ngành trong các lĩnh vực khoa học nông nghiệp.

Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động năm 1967, được truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhất năm 1975 và Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ đợt I năm 1996. Kể từ sau ngày thống nhất đất nước năm 1975 đến nay, cây lúa Việt Nam luôn đạt năng suất cao. Thành tựu này ngoài mồ hôi, công sức của những người nông dân chân lấm tay bùn, còn có sự cống hiến trí tuệ và tấm lòng của Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của.

- Theo em, thế nào là cần cù, sáng tạo trong lao động?

Trả lời:

+ Cần cù là chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó trong công việc.

+ Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi trong lao động.

2. Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu

Khám phá trang 18 GDCD 8Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu

Thông tin. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp sinh năm 1981, tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ nhỏ, cô đã chăm chỉ, chịu khó học tập. Năm 2007, cô đến Hàn Quốc nhờ khoản học bổng toàn phần nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Khoa học Y khoa. Năm 2012, cô hoàn thành luận án tiến sĩ và trở về nước tham gia nghiên cứu, giảng dạy. Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp hiện là Trưởng Khoa Kĩ thuật Y sinh, Trưởng Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2016, với đề tài nghiên cứu những phát hiện mới trên việc biến đổi bề mặt của loại vật liệu Titanium làm cải thiện độ bám dính mô nha trong ngành nha khoa phục hồi, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp giành được Giải thưởng nghiên cứu cấp quốc gia do L'Oreal tài trợ và được Hội đồng Giải thưởng Khoa học L'Oréal - UNESCO đánh giá có năng lực cao, khả năng nghiên cứu tốt, tâm huyết với khoa học và có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế vật liệu sinh học. Năm 2017, nữ Tiến sĩ xuất sắc đoạt giải Nhất - Giải thưởng ASEAN - US về "Giải pháp giảm áp lực lên các thành phố đô thị hoá nhanh - mảng sức khoẻ cộng đồng". Năm 2018, cô nhận được giải thưởng tài năng trẻ toàn cầu do L'Oréal - UNESCO trao cho 15 nhà khoa học nữ đến từ năm châu lục vì đã phát triển một loại gel nano thông minh có thể đẩy nhanh quá trình tái tạo mô da. Công trình nghiên cứu này là nền tảng giúp cô đoạt giải Nhất - Giải thưởng Sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019.

Đặc biệt, năm 2019, cô được tạp chí Asian Scientist vinh danh là một trong 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á năm 2019 do có những đóng góp nổi bật cho cộng đồng trong lĩnh vực kĩ thuật y sinh. Khi được vinh danh, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp rất bất ngờ và vui mừng. Cô chia sẻ: “Khoa học công nghệ là sức mạnh quan trọng của mỗi quốc gia, mình phải tự nghiên cứu, khám phá và làm chủ nó thì mình mới phát triển được. Tôi hi vọng mình có thể góp phần truyền thêm niềm tin, động lực cho các bạn trẻ làm nghiên cứu khoa học. Hãy làm việc và cống hiến hết mình, rồi các bạn sẽ gặt hái được thành quả tốt đẹp và được xã hội ghi nhận”. Để đạt được những thành quả này, nữ Phó giáo sư, Tiến sĩ đã làm việc chăm chỉ, không ngừng nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để có thể kiên định theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học.

- Em hãy chỉ ra biểu hiện của lao động cần cù, sáng tạo của nhân vật trong thông tin trên.

Trả lời:

Biểu hiện lao động cần cù, sáng tạo của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp

+ Ngay từ khi còn nhỏ, cô Nguyễn Thị Hiệp đã luôn chăm chỉ, chịu khó học tập, không ngừng nỗ lực để vượt qua nhiều khó khăn, gian khó, kiên định theo đuổi ước mơ.

+ Cô Nguyễn Thị Hiệp không ngừng tìm tòi, học hỏi, suy nghĩ và luôn say mê nghiên cứu khoa học.

Khám phá trang 18 GDCD 8Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu

Thông tin. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp sinh năm 1981, tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ nhỏ, cô đã chăm chỉ, chịu khó học tập. Năm 2007, cô đến Hàn Quốc nhờ khoản học bổng toàn phần nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Khoa học Y khoa. Năm 2012, cô hoàn thành luận án tiến sĩ và trở về nước tham gia nghiên cứu, giảng dạy. Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp hiện là Trưởng Khoa Kĩ thuật Y sinh, Trưởng Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2016, với đề tài nghiên cứu những phát hiện mới trên việc biến đổi bề mặt của loại vật liệu Titanium làm cải thiện độ bám dính mô nha trong ngành nha khoa phục hồi, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp giành được Giải thưởng nghiên cứu cấp quốc gia do L'Oreal tài trợ và được Hội đồng Giải thưởng Khoa học L'Oréal - UNESCO đánh giá có năng lực cao, khả năng nghiên cứu tốt, tâm huyết với khoa học và có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế vật liệu sinh học. Năm 2017, nữ Tiến sĩ xuất sắc đoạt giải Nhất - Giải thưởng ASEAN - US về "Giải pháp giảm áp lực lên các thành phố đô thị hoá nhanh - mảng sức khoẻ cộng đồng". Năm 2018, cô nhận được giải thưởng tài năng trẻ toàn cầu do L'Oréal - UNESCO trao cho 15 nhà khoa học nữ đến từ năm châu lục vì đã phát triển một loại gel nano thông minh có thể đẩy nhanh quá trình tái tạo mô da. Công trình nghiên cứu này là nền tảng giúp cô đoạt giải Nhất - Giải thưởng Sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019.

Đặc biệt, năm 2019, cô được tạp chí Asian Scientist vinh danh là một trong 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á năm 2019 do có những đóng góp nổi bật cho cộng đồng trong lĩnh vực kĩ thuật y sinh. Khi được vinh danh, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp rất bất ngờ và vui mừng. Cô chia sẻ: “Khoa học công nghệ là sức mạnh quan trọng của mỗi quốc gia, mình phải tự nghiên cứu, khám phá và làm chủ nó thì mình mới phát triển được. Tôi hi vọng mình có thể góp phần truyền thêm niềm tin, động lực cho các bạn trẻ làm nghiên cứu khoa học. Hãy làm việc và cống hiến hết mình, rồi các bạn sẽ gặt hái được thành quả tốt đẹp và được xã hội ghi nhận”. Để đạt được những thành quả này, nữ Phó giáo sư, Tiến sĩ đã làm việc chăm chỉ, không ngừng nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để có thể kiên định theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học.

- Em hãy cho biết ý nghĩa của sự cần cù, sáng tạo trong lao động.

Trả lời:

Ý nghĩa của sự cần cù, sáng tạo trong lao động

+ Cần cù, sáng tạo là phẩm chất cần thiết, là điều kiện giúp con người nâng cao vốn hiểu biết, rèn luyện các kĩ năng, tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao trong công việc, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

+ Người có tinh thần cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động,… sẽ luôn được mọi người yêu mến, quý trọng.

3. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Khám phá trang 19 GDCD 8Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1. Bạn Ninh và bạn Hải là học sinh lớp 8, rất chăm chỉ, cần mẫn học tập.Ngoài giờ học, cả hai bạn còn tham gia các hoạt động ngoại khoá và làm đồ thủ công mang bán. Thu nhập có được từ những hoạt động trên, hai bạn đã gửi vào quỹ khuyến học của trường để chia sẻ với các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Câu hỏi:

- Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Ninh, bạn Hải và rút ra bài học cho bản thân?

- Em đã làm gì để thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động?

Trường hợp 2. Cách đây vài tháng, bạn Danh cùng em trai xin phép mẹ trồng rau trên sản thượng. Hai anh em tận dụng những vật dụng có thể tái chế để trồng rau, vừa tiết kiệm được một khoản chi phí, vừa có thể bảo vệ môi trường. Hằng ngày, cả hai thay phiên nhau chăm bón cho cây. Sân thượng giờ đây đã có một khu vườn xanh mướt. Các thành viên trong gia đình không chỉ ủng hộ mà còn giúp sức cho hai anh em để có một vườn rau tươi tốt.

Câu hỏi:

- Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Danh và em trai?

- Theo em, việc làm của bạn Danh và em trai mang lại ý nghĩa gì?

Trường hợp 3. Phong trào đan nan tre để làm ra các sản phẩm phục vụ xuất khẩu phát triển khá mạnh ở quê bạn K. Gần đây, bạn K cũng tập làm thử. Thế nhưng, cứ mỗi lần đan nan tre, bàn tay của bạn K lại bị đau. Chỉ làm được vài phút, bạn K lại chán nản và bỏ ngang công việc. Đã ba ngày trôi qua, bạn K vẫn chưa làm được một sản phẩm nào hoàn chỉnh.

Câu hỏi:

- Em nhận xét gì về thái độ của bạn K trong lao động?

- Theo em, bạn K nên thay đổi như thế nào? Vì sao?

Trả lời:

* Trả lời câu hỏi Trường hợp 1.

- Nhận xét: việc làm của bạn Ninh và bạn Hải đã cho thấy hai bạn có đức tính chăm chỉ, cần cù và sáng tạo trong quá trình học tập, lao động. Đồng thời, hai bạn cũng biết quan tâm, yêu thương và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.

=> Bài học rút ra: cần rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo và yêu thương mọi người.

- Những việc làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân em:

+ Thường xuyên giúp đỡ bố mẹ những công việc phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi, như: quét dọn nhà cửa, rửa bát, nấu những món ăn đơn giản, chăm sóc em,…

+ Luôn cố gắng hết mình để hoàn thành những nhiệm vụ được giao.

+ Suy nghĩ, tìm tòi những phương pháp học tập mới, khoa học và hiệu quả hơn. Ví dụ như: tổng kết kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy; học tiếng Anh thông qua việc đọc truyện tranh song ngữ,…

+ Tái chế các phế liệu thành đồ thủ công để sử dụng hoặc đem bán. Ví dụ: làm ống đựng đồ dùng học tập từ bìa carton; làm chuông gió từ vỏ chai nhựa,…

* Trả lời câu hỏi Trường hợp 2.

- Nhận xét: hai anh em bạn Danh đã rất sáng tạo và chăm chỉ trong lao động. Các bạn vừa có ý thức tiết kiệm lại vừa có ý thức bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân, gia đình và bảo vệ môi trường.

- Ý nghĩa: Việc làm của bạn Danh và em trai đã:

+ Giúp gia đình bạn Danh tiết kiệm được một khoản chi phí cho việc mua thực phẩm hằng ngày; đồng thời, gia đình có ra sạch để sử dụng, sức khỏe của các thành viên được đảm bảo hơn.

+ Giúp hạn chế rác thải ra môi trường (vì hai bạn đã tận dụng những vật dụng cũ để trồng rau).

* Trả lời câu hỏi Trường hợp 3.

- Nhận xét: bạn K còn thiếu tính kiên trì và sáng tạo trong lao động.

- Lời khuyên cho bạn K:

+ Chăm chỉ, nỗ lực, quyết tâm thực hiện mục tiêu đã đề ra.

+ Suy nghĩ để tìm ra phương pháp làm việc hiệu quả hơn để có thể: tăng tốc độ và khắc phục tình trạng đau tay,…

+ Học hỏi thêm kinh nghiệm đan nan tre từ những người xung quanh.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 20 GDCD 8: Có quan điểm cho rằng: “Cần cù, sáng tạo không phải do bẩm sinh mà là kết quả của sự rèn luyện”. Em hãy xây dựng và trình bày bài thuyết trình để thể hiện suy nghĩ của mình.

Trả lời:

(*) Bài thuyết trình tham khảo

  Để thành công trong cuộc sống, mỗi con người cần hình thành và rèn luyện cho mình nhiều đức tính tốt đẹp. Một trong những đức tính cần có là tính cần cù và sáng tạo trong học tập, lao động. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh, những con người trẻ tuổi đang từng ngày kiên trì rèn luyện mình trên ghế nhà trường.

  Cần cù là chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó trong công việc. Biểu hiện của cần cù là làm việc thường xuyên, đều đặn, không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách. Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi trong lao động. Sự sáng tạo được thể hiện qua những hành động, như: luôn suy nghĩ, tìm và phát hiện ra cách làm mới hiệu quả để đem lại kết quả cao hơn trong công việc.

  Cần cù, sáng tạo là phẩm chất cần thiết, là điều kiện giúp con người nâng cao vốn hiểu biết, rèn luyện các kĩ năng, tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao trong công việc, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Người có tinh thần cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động,… sẽ luôn được mọi người yêu mến, quý trọng.

  Để rèn luyện sự cần cù, sáng tạo, trước hết, chúng ta phải có ý thức tự rèn luyện bản thân tốt đẹp theo chuẩn mực xã hội. Từ ý thức đi đến hành động cụ thể trong công việc và trong đời sống thường ngày. Trong học tập, phải biết tuân thủ nội quy, kỉ luật trường lớp. Đi học chuyên cần, đều đặn, không trốn tiết hay viện lí do để nghỉ học. Gặp bài học khó không nản chí mà phải tìm cách thấu hiểu và giải quyết cho kì được. Trong lao động, phải biết tìm tòi sáng tạo. Mỗi ngày một suy nghĩ mới sẽ làm cho cuộc sống thêm tươi vui, tinh thần vững mạnh. Chăm chỉ làm việc nhà, không ngại khó, tiết kiệm… Tích cực giúp đỡ người khác. Trong việc rèn luyện thân thể, luôn kiên trì tập thể dục thể thao. Tích cực cùng mọi người giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường sống lành mạnh, tiến bộ…

  Các bạn thân mến, thành tựu không phải được gặt hái bằng trí tuệ hay khả năng thiên bẩm, mà được gặt hái chính bằng lòng kiên trì, sự chăm chỉ và sáng tạo. Do đó, chúng ta hãy rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo ngay từ hôm nay, ngay từ những việc làm nhỏ nhất!

Luyện tập 2 trang 20 GDCD 8: Em hãy chỉ ra những việc làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo và những việc làm không thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động. Vì sao?

a) Bạn H luôn cố gắng, nỗ lực trong học tập và tích cực tham gia các câu lạc bộ của trường.

b) Tuy đã giải được bài toán nhưng bạn M vẫn cố gắng suy nghĩ để tìm thêm các cách giải khác hay hơn.

c) Trong hoạt động thảo luận nhóm, bạn P rất ít khi thực hiện các nhiệm vụ được giao và hay ỷ lại bạn bè.

d) Mỗi tuần, bạn T cùng nhóm bạn trong Câu lạc bộ Cây cọ nhí vẽ những bức tranh về bảo vệ môi trường, an toàn giao thông bằng bút sáp tái sử dụng.

Trả lời:

- Những việc làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo:

+ Bạn H cố gắng, nỗ lực trong học tập và tích cực tham gia các câu lạc bộ của trường.

+ Bạn M vẫn cố gắng suy nghĩ để tìm thêm các cách giải bài toán hay hơn.

+ Bạn T vẽ tranh bằng bút sáp tái sử dụng.

=> Giải thích: trong quá trình học tập, các bạn H, T, M đã nỗ lực, chăm chỉ để vượt qua khó khăn; luôn tìm tòi, sáng tạo, phát hiện ra những cách làm mới để đem lại kết quả và chất lượng tốt hơn.

- Việc không thể hiện sự cần cù, sáng tạo: bạn P thường xuyên ỷ lại vào bạn bè trong hoạt động thảo luận nhóm

=> Giải thích: hành động của bạn P cho thấy bạn P có thái độ học tập thiếu tích cực, thiếu sự chăm chỉ và sáng tạo.

Luyện tập 3 trang 21 GDCD 8Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi

Tình huống. Bạn V là học sinh lớp 8A và khá năng nổ trong học tập. Dù học trực tiếp hay trực tuyến, bạn V vẫn tham gia đầy đủ, nghiêm túc. Trong thời gian học trực tuyến, bạn V đã tự tìm hiểu các phần mềm ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập và chia sẻ với các bạn. Trong khi đó, bạn M là bạn học cùng lớp với bạn V, lại thường xuyên chơi điện tử trong các giờ học trực tuyến. Khi bạn V góp ý thì bạn M cho rằng: “Mình thấy bạn tốn thời gian tìm hiểu vô ích. Không cần thiết phải áp dụng các phẫn mềm thì vẫn học được mà. Học trực tuyến có ai kiểm tra kĩ đâu mà lo”.

Câu hỏi:

- Em có đồng ý với đánh giá của bạn M về bạn V không? Vì sao?

- Em có lời khuyên gì với những bạn chưa có thói quen cần cù, sáng tạo trong lao động?

Trả lời:

- Em không đồng tình với đánh giá của bạn M về bạn V. Vì:

+ Những việc làm của bạn V cho thấy bạn V đã có thái độ tích cực, luôn chăm chỉ, cần cù và sáng tạo trong học tập. Thái độ học tập đúng đắn ấy đã giúp bạn V đạt được kết quả cao, được thầy cô và bạn bè quý mến, đồng thời cũng giúp đỡ được nhiều bạn học sinh khác. Vì vậy, chúng ta nên cổ vũ, khuyến khích và học tập theo bạn V.

+ Những hành động và lời đánh giá của bạn M cho thấy, bạn M còn lười biếng, chưa chăm chỉ, nỗ lực và sáng tạo trong học tập.

- Lời khuyên với những bạn chưa có thói quen cần cù, sáng tạo:

+ Cần cù và sáng tạo trong học tập, lao động là những đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần phải có và rèn luyện trong cuộc sống hằng ngày.

+ Cần cù và sáng tạo trong học tập, lao động sẽ giúp chúng ta đạt được nhiều thành công trong cuộc sống và nhận được sự yêu mến, quý trọng của mọi người.

+ Cần cù và sáng tạo không phải là khả năng thiên bẩm, đó là kết quả của sự rèn luyện. Do đó, chúng ta hãy rèn luyện những đức tính này ngay từ hôm nay, ngay từ những việc làm nhỏ nhất.

Luyện tập 4 trang 21 GDCD 8Em hãy kể tên những việc làm cụ thể để thể hiện sự cần cù, sáng tạo của bản thân trong học tập và cuộc sống.

Trả lời:

- Những việc làm cụ thể để thể hiện sự cần cù, sáng tạo của bản thân:

+ Thường xuyên giúp đỡ bố mẹ những công việc phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi, như: quét dọn nhà cửa, rửa bát, nấu những món ăn đơn giản, chăm sóc em,…

+ Luôn cố gắng hết mình để hoàn thành những nhiệm vụ học tập được giao.

+ Suy nghĩ, tìm tòi những phương pháp học tập mới, khoa học và hiệu quả hơn. Ví dụ như: tổng kết kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy; học tiếng Anh thông qua việc đọc truyện tranh song ngữ,…

+ Tái chế các phế liệu thành đồ thủ công để sử dụng hoặc đem bán. Ví dụ: làm ống đựng đồ dùng học tập từ bìa carton; làm chuông gió từ vỏ chai nhựa,…

+ …

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 21 GDCD 8Em hãy cùng nhóm bạn thực hiện một sản phẩm (viết lời cho đoạn nhạc, sáng tác bài thơ, vè, điệu lí,..) có nội dung là những kiến thức cần ghi nhớ của một bài học trong môn học thuộc chương trình lớp 8. Sau đó, chia sẻ với các bạn để cùng nhau áp dụng.

Trả lời:

(*) Sản phẩm tham khảo:

BÀI CA HÓA TRỊ

Kali (K), Iot (I), Hidrô (H)

Natri (Na) với Bạc (Ag), Clo (Cl) một loài

Là hoá trị một (I) bạn ơi

Nhớ ghi cho kỹ kẻo thời phân vân

Magiê (Mg), Kẽm (Zn) với Thuỷ Ngân(Hg)

Oxi (O), Đồng (Cu), Thiếc(Sn) cùng gần Bari (Ba)

Cuối cùng thêm chú Canxi (Ca)

Hoá trị hai (II) nhớ có gì khó khăn

Bác Nhôm (Al) hoá trị ba (III) lần

In sâu trí nhớ khi cần có ngay

Cacbon (C), Silic (Si) này đây

Có hoá trị bốn (IV) không ngày nào quên

Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền

Hai, ba lên xuống nhớ liền ngay thôi

Nitơ (N) rắc rối nhất đời

Một hai ba bốn, khi thời lên V

Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm

Xuống hai lên sáu khi nằm thứ tư

Phot pho (P) nói đến không dư

Có ai hỏi đến thì ừ rằng năm

Bạn ơi, cố gắng học chăm

Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng.

Vận dụng 2 trang 21 GDCD 8Em hãy sưu tầm câu chuyện về tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động. Từ đó, xây dựng kế hoạch rèn luyện cho bản thân.

Trả lời:

(*) Tham khảo câu truyện: Niu-tơn - Tấm gương lao động cần cù, sáng tạo

  Niu-tơn (Newton, 1642 - 1727) là nhà vật lí, thiên văn học, toán học thiên tài, được mệnh danh là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử. Suốt cuộc đời của mình, ông đã không ngừng lao động, tìm tòi, sáng tạo và đóng góp cho khoa học, phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội với những phát minh kiệt xuất như: định luật vạn vật hấp dẫn, ba định luật về chuyển động, phép tính vi phân, tích phân, kính viễn vọng phản xạ, đồng hồ mặt trời,..

  Vốn là người say mê nghiên cứu khoa học, hằng ngày ông thường giam minh trong phòng làm việc đề đọc sách, loay hoay đục đẽo và chế tạo nhiều thứ. Có lần đến nhà dược sĩ Cờ-lác, ông xin được một chiếc hộp xinh xắn, về nhà, ông cặm cụi đến quên ăn, quên ngủ để tạo ra được một chiếc đồng hồ nước.

  Là người yêu thích Toán học, Niu-tơn đã bỏ ra hai mươi năm lao động. cật lực để hoàn thành cuốn "Các nguyên lí Toán học của Triết học Tự nhiên". Có thể nói mỗi câu chữ, mỗi trang sách đều là một phần trái tim, khối óc của ông.

Xem thêm lời giải bài tập SGK Giáo dục công dân lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Lao động cần cù, sáng tạo (CTST)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!