Giải Giáo dục công dân 7 Bài 5: Giữ chữ tín
I. Mở đầu
Trả lời:
- Chữ tín còn quý hơn vàng
- Một lần bất tín, vạn lần bất tin
- Quân tử nhất ngôn
- Bảy lần từ chối còn hơn một lần thất hứa
- Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay
- Nói chín thì phải làm mười/ Nói mười làm chín, kẻ cười người chê
- Người sao một hẹn thì nên/ Người sao chín hẹn thì quên cả mười
II. Khám phá
1. Thế nào là chữ tín
Câu hỏi trang 24 GDCD 7: Em hãy đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:
a) Em hãy cho biết vì sao cô bán vé trong câu chuyện đã cho ông của cậu bé vay tiền?
b) Vì sao người ông trong câu chuyện không để hôm sau mới quay lại trả tiền?
c) Từ câu chuyện trên, em hiểu chữ tín là gì?
Trả lời:
Yêu cầu a) Cô bán vé trong câu chuyện đã cho ông của cậu bé vay tiền vì cô bán vé kính trọng người ông và tin tưởng hai ông cháu.
Yêu cầu b) Người ông trong câu chuyện không để hôm sau mới quay lại trả tiền vì người ông đã hứa với cô bán vé rằng sẽ quay lại trả tiền ngay tối hôm đó. Ông là một người giữ lời hứa.
Yêu cầu c) Chữ tín là niềm tin của con người đối với nhau. Giữ chữ tín là giữ niềm tin của người khác đối với mình.
2. Biểu hiện của giữ chữ tín và không giữ chữ tín
Câu hỏi trang 26 GDCD 7: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
b) Theo em, hành vi giữ chữ tín khác với hành vi không giữ chữ tín ở những điểm nào?
Trả lời:
Yêu cầu a)
Hình 1: Bạn nam là người biết giữ chữ tín. Mặc dù trời mưa rất to nhưng bạn nam vẫn đến đúng giờ vì bạn nam đã hẹn với bạn nữ 9h sẽ đến.
Hình 2: Bố mẹ là người biết giữ chữ tín. Vì bố mẹ đã hứa với con gái rằng cuối tuần cả nhà sẽ đi xem phim nên đến cuối tuần bố mẹ đã sắp xếp thời gian cùng đưa con đến rạp chiếu phim.
Hình 3: Bạn nam là người không biết giữ chữ tín. Mỗi lần mắc lỗi, phải kiểm điểm bạn đều hứa hẹn rất nhiều điều để được tha lỗi, nhưng sau đó bạn lại không thực hiện theo như lời hứa của mình.
Hình 4: Chị gái là người không biết giữ chữ tín. Vì đã hứa với em trai là sau khi học bài xong sẽ dạy em trai vẽ tranh, nhưng sau đó chị lại đi chơi và hẹn sẽ dạy em vẽ tranh vào ngày hôm sau.
Yêu cầu b) Hành vi giữ chữ tín khác với hành vi không giữ chữ tín ở những điểm: Thực hiện lời hứa; nói đi đôi với làm; đúng hẹn; hoàn thành nhiệm vụ được giao; giữ được niềm tin với người khác.
3. Ý nghĩa của việc giữ chữ tín
Câu hỏi trang 26 GDCD 7: Em hãy đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:
a) Theo em, tại sao mưa như vậy Nam không để lùi lại hôm sau mới đi trả sách?
b) Từ câu chuyện ở trên, em hãy cho biết người giữ chữ tín là người như thế nào?
c) Việc giữ chữ tín có ý nghĩa như thế nào với mỗi người?
Trả lời:
Yêu cầu a) Vì Nam là người biết giữ chữ tín. Nam đã được ông Đạt tin tưởng cho mượn sách và dặn ba ngày sau mang trả lại, nên dù trời có mưa to Nam cũng nhất định mang trả sách cho ông theo đúng lịch hẹn.
Yêu cầu b) Người giữ chữ tín là người luôn thực hiện được lời hứa; nói đi đôi với làm; luôn luôn đúng hẹn; hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; giữ được niềm tin với người khác.
Yêu cầu c) Giữ chữ tín sẽ giúp cho chúng ta mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người, được mọi người tin tưởng và tôn trọng, góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
III. Luyện tập
Luyện tập 1 trang 27 GDCD 7: Em đồng ý hay không đồng ý với việc làm nào dưới đây? Vì sao?
A. Giữ lời hứa trong mọi hoàn cảnh.
B. Luôn làm tốt những việc mà mình đã nhận.
D. Chỉ giữ đúng lời hứa với thầy cô giáo, còn bạn bè thì không cần.
E. Hoàn thành đúng thời hạn các nhiệm vụ học tập được giao.
Trả lời:
A. Đồng ý. Vì luôn giữ lời hứa là một biểu hiện của việc giữ chữ tín. Dù trong hoàn cảnh nào cũng không được thất hứa, sẽ khiến mọi người mất niềm tin.
B. Đồng ý. Vì luôn làm tốt những việc mà mình đã nhận là một biểu hiện của việc giữ chữ tín.
C. Không đồng ý. Chỉ hứa mà không làm chính là biểu hiện của không giữ chữ tín.
D. Không đồng ý. Vì giữ chữ tín không phân biệt giới tính, độ tuổi,... Một khi đã hứa thì phải thực hiện được, cho dù đó là lời hứa với bất kì ai, kể cả thầy cô giáo hay bạn bè.
E. Đồng ý. Hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn là một biểu hiện của việc giữ chữ tín.
b) Hành vi của bà M có thể ảnh hưởng như thế nào đến khách hàng và việc kinh doanh?
Trả lời:
Yêu cầu a) Việc bán trái cây không rõ xuất xứ như lúc đầu của bà M là biểu hiện không giữ chữ tín. Vì cửa hàng mà bà M mở là cửa hàng bán trái cây nhập khẩu - tức là trái câu có nguồn gốc từ nước ngoài. Cho nên khi bà nhập thêm cả trái cây không rõ xuất xứ về bán chính là đang lừa dối khách hàng.
Yêu cầu b) Hành vi của bà M rất có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khách hàng và làm mất niềm tin của khách hàng nếu khách hàng biết sự thật. Khi khách hàng ăn trái cây không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư.
a) Em hãy nhận xét về suy nghĩ và hành động của Q.
b) Từ tình huống trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Trả lời:
Yêu cầu a)
- Q là người trung thực, biết giữ chữ tín và kiên định với ý chí của bản thân.
- Dù Q hoàn toàn có thể quay cóp để đạt điểm cao nhưng Q không muốn làm mất niềm tin ở cô giáo đối với mình, nên Q đã quyết định không quay cóp và cố gắng tự làm bài.
Yêu cầu b)
- Từ tình huống trên, bài học thứ nhất em rút ra được là không nên ham chơi mà quên việc học, luôn luôn phải ôn bài trước khi đến lớp.
- Bài học thứ hai là nhất quyết không quay cóp trong giờ kiểm tra, bởi vì kết quả đạt được khi quay cóp không phải là kết quả thật sự của mình, như vậy là đang gian dối, đánh mất chữ tín mà thầy cô giáo và bố mẹ dành cho mình.
Trả lời:
- Em hứa với bố mẹ sẽ đạt kết quả cao trong kì thi học kì và em đã được được điểm 9 và 10 trong tất cả các bài kiểm tra học kì.
- Em đã hứa với cô giáo sẽ tham gia vào đội văn nghệ để thể hiện một tiết mục mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Khi bạn đến rủ đi tập văn nghệ em đã tham gia.
- Em đã hứa với bạn sẽ cho bạn mượn quyển sách Dế mè phiêu lưu kí. Khi đọc xong truyện, em đã mang sang nhà cho bạn mượn.
IV. Vận dụng
Trả lời:
(*) Câu truyện:
Hồi ở Pác Bó, Bác Hồ sống rất chan hòa với mọi người. Một hôm được tin Bác đi công tác xa, một trong những em bé thường ngày quấn quýt bên Bác chạy đến cầm tay Bác thưa:
- Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng bạc nhé!
Bác cúi xuống nhìn em bé âu yếm, xoa đầu em khẽ nói:
- Cháu ở nhà nhớ ngoan ngoãn, khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu.
Nói xong Bác vẫy chào mọi người ra đi. Hơn hai năm sau Bác quay trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi thăm sức khỏe Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa. Bỗng Bác mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé - bây giờ đã là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói:
- Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm được, đó là "chữ tín". Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người.
=> Bài học: Giữ chữ tín là phẩm chất cao quý trong đời sống xã hội cho nên việc bội tín không chỉ làm xấu bản thân mà con gây tác hại đối với người khác. Dù là việc gì, dù là với ai chúng ta cũng phải luôn giữ chữ tín. Khi là người biết giữ chữ tín chúng ta sẽ mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người.
- Xác định những việc cần làm ở nhà, ở trường, lớp.
- Lập thời gian biểu theo ngày/tuần/tháng.
Trả lời:
* Những việc cần làm:
- Giúp đỡ bố mẹ làm công việc nhà.
- Đi học đúng giờ, thực hiện đúng nội quy, chăm chỉ, tích cực học tập.
- Tham gia các hoạt động ngoài giờ học ở trường.
- Giúp đỡ các bạn học yếu tiến bộ hơn.
* Lập thời gian biểu
Thời gian |
Công việc |
Sáng |
Đi học đúng giờ, thực hiện đúng nội quy, chăm chỉ, tích cực học tập |
Trưa |
Nghỉ ngơi, giúp mẹ rửa bát |
Chiều |
Tham gia các hoạt động ngoài giờ học ở trường |
Chiều tối |
Giúp đỡ các bạn học yếu tiến bộ hơn |
Tối |
Giúp đỡ bố mẹ làm công việc nhà, làm bài tập về nhà |
Xem thêm lời giải bài tập SGK Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Bài 4: Học tập tự giác, tích cực