Giải SGK Giáo dục công dân 6 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Tự nhận thức bản thân

1900.edu.vn xin giới thiệu giải SGK Giáo dục công dân 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục công dân 6 Bài 6. Mời các bạn đón xem:

Giải GDCD 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân

Khởi động

Khởi động trang 30 Giáo dục công dân 6 – CTST:

Em hãy viết ra giấy các thông tin sau và chia sẻ với người bạn bên cạnh.

- Ba điều mà em thích

- Ba điều mà em không thích

- Ba điểm mạnh của em

- Ba điểm cần cố gắng của em

- Ước mơ của em

Trả lời:

- Ba điều mà em thích: đọc sách, nghe nhạc, đá bóng...

- Ba điều mà em không thích: ăn đồ cay, bơi lội, đi chân đất.

- Ba điểm mạnh của em: nghe tiếng anh, giải toán, chơi đàn giuta.

- Ba điểm cần cố gắng của em: Tập trung, mạnh dạn, kiên nhẫn.

- Ước mơ của em: Bác sĩ.

Khám phá

Khám phá 1 trang 30, 31 Giáo dục công dân 6 – CTST:

- Bạn Linh tự nhận ra các đặc điểm nào của bản thân?

- Từ câu chuyện của bạn Linh em hiểu như thế nào là tự nhận thức bản thân?

- Theo em, việc tự nhận thức bản thân có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

- Bạn Linh tự nhận ra các đặc điểm  của bản thân là:

+ Ngoại hình: thấp, mũm mĩm, nước da ngăm đen.

+ Năng lực: có lực học khá.

+ Tính cách: cởi mở, hòa đồng, dễ nổi nóng.

- Từ câu chuyện của bạn Linh em hiểu tự nhận thức bản thân là: khả năng hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình.

- Theo em, việc tự nhận thức bản thân có ý nghĩa là: chúng ta hiểu về mình, chấp nhận bản thân, tự tin, cởi mở và tôn trọng chính mình, từ đó có cách cử xử, hành động phù hợp.

Khám phá 2 trang 31 Giáo dục công dân 6 – CTST:

Em hãy quan sát hình ảnh, đọc các thông tin và cho biết các bạn Long, Vân, Ân, Hiếu đã tự nhận thức bản thân như thế nào.

Trả lời:

- Hình 1: Long nhận thức bản thân khá thông minh.

- Hình 2: Vân nhận thức bản thân khá nhút nhát.

- Hình 3: Ân nhận thức bản thân khá tự tin.

- Hình 4: Hiếu nhận thức bản thân rất dễ nổi giận.

Khám phá 3 trang 32 Giáo dục công dân 6 – CTST:

Dựa vào các thông tin dưới đây, em hãy cho biết các bạn đã tự nhận thức bản thân bằng cách nào?

Trả lời:

Các bạn đã tự nhận thức bản thân bằng cách:

- Tham gia các hoạt động sinh hoạt, học tập hằng ngày.

- Lắng nghe ý kiến người khác.

- Tham gia các hoạt động thử thách bản thân.

Khám phá 4 trang 32 Giáo dục công dân 6 – CTST:

Em hãy chọn một trong các chủ đề sau đây và thuyết trình ngắn trong nhóm:

- Tự tin là chính mình.

- Chấp nhận và tôn trọng bản thân.

- Thể hiện bản thân trong mối quan hệ với người khác.

Trả lời:

Bài tham khảo về tự tin là chính mình:

Sự thành công của mỗi con người không chỉ có được bằng tài năng của mình mà còn bằng sự tự tin, bằng bản lĩnh. Mặc dù mỗi tự tin thôi thì chưa thể làm nên thành công nhưng nó sẽ là đòn bẩy mang “công danh” đến nhanh hơn cho bạn. Vậy tự tin là gì? Nó có vai trò quan trọng gì trong đời sống của mỗi người hiện nay?

Tự tin là một đức tính tốt đẹp của con người, là sự tin tưởng vào chính bản thân mình, tin vào khả năng và những hành động của chính mình. Tin tưởng sẽ giúp cho bạn có thể giành được kết quả một cách nhanh và chắc chắn nhất. Vậy chúng ta mới thấy được rằng đức tính tự tin hoàn toàn cần thiết đối với mỗi con người và cần thiết phải rèn luyện hằng ngày. Cũng như sự kiên nhẫn, lòng bao dung thì tự tin cũng cần phải có một quá trình rèn luyện.

Tự tin được biểu hiện rất nhiều trong cuộc sống, từ những việc nhỏ nhặt đến những việc lớn lao hơn. Khi đức tính tự tin được rèn luyện một cách chăm chỉ như vậy thì bạn sẽ thấy được bản thân mình học được rất nhiều điều.

Khi bạn muốn thành công trong cuộc sống, tìm được ước mơ và con đường của mình trong tương lai thì tự tin là điều nên có. Khi bạn tin vào khả năng của bản thân cũng như sự hiểu biết của mình ở một lĩnh vực nào đó thì có phải rằng thành công sẽ đến nhanh hơn? Ngược lại nếu như bạn không tin vào khả năng của mình, nhút nhát, tự ti thì bạn sẽ buộc mình vào một lối suy nghĩ không thông suốt và tự gò bó lấy bản thân mình. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của bạn sau này?

Trong quá trình học tập, nếu không có lòng tin thì bạn sẽ không bao giờ tìm được đáp án chính xác. Khi bạn muốn tìm hiểu về một vấn đề nào khác nhưng lại ngại hỏi người khác, không mạnh dạn hỏi thầy cô, bạn bè. Đó là do chính bạn không tự tin để có thể hỏi, để có thể biết thêm kiến thức. Tư tin trong học tập sẽ giúp cho bạn học hỏi được nhiều kiến thức hơn, thành công đến nhanh hơn và ước mơ của bạn sẽ nhanh chóng thành hiện thực

Trong cuộc sống, sự tự tin là vô cùng cần thiết. Bạn có ước mơ, bạn muốn lựa chọn con đường đi riêng cho bản thân mình. Nếu bạn tự tin theo đuổi đam mê, tự tin với những kiến thức mình có thì dù con đường đi có chông chênh, gian lao như thế nào thì chắc chắn rằng thành công sẽ đến với bạn. Tự tin là chìa khóa của thành công, sẽ khiến cho bạn có thể thực hiện mọi điều một cách nhanh chóng nhất. Khi bạn tin vào khả năng, vào vốn hiểu biết và vào hành động của mình thì mọi việc sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng nhất.

Trong cuộc sống có rất nhiều ngành nghề cần phải nhất thiết có sự tự tin như ca sĩ, phát thanh viên, luật sư… để đứng trước đám đông trò chuyện, đối thoại thì họ sẽ không bao giờ có được thành công trong sự nghiệp. Hoặc nói đơn giản hơn, tự tin là khi bạn có thể đứng trước một người nói chuyện rành mạch, không ấp a ấp úng. Kiến thức của bạn tuy không cao siêu nhưng nếu như bạn tự tin thì chắc chắn rằng bạn có thể xoay chuyển tình thế, khiến cho câu chuyện giữa hai người không gặp trở ngại gì hết.

Tuy nhiên có nhiều người lại thiếu đi sự tự tin đó, đánh mất bản thân mình, cứ trốn vùi vào trong cái vỏ ốc co ro một xó. Điều này thật đáng buồn. Ở thế hệ trẻ thì sự tự tin là điều cần thiết, nếu không tự tin sẽ bạn sẽ luôn chỉ là người đi sau người khác, không thể hiện được chính kiến của mình. Sự tự tin sẽ khiến cho bản thân của mỗi người ngày càng hiểu biết nhiều hơn, có thêm kiến thức, vững bước trên con đường đi của bản thân mình.

Hãy hoàn thiện bản thân của mình bằng việc tự tin vào chính bản thân mình, rèn luyện đức tính đó hằng ngày cũng chính là bạn đang tự vẽ nên tương lai đầy tươi sáng cho mình.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 33 Giáo dục công dân 6 – CTST:

Em hãy tự nhận xét bản thân bằng các gợi ý sau đây?

Trả lời:

Câu trả lời tham khảo của một bạn học sinh:

- Ngoại hình: cao, gầy.

- Tính cách: hòa đồng, dễ gần, nói nhiều.

- Sức khỏe: ổn định.

- Kĩ năng học tập: chăm chỉ, sáng tạo.

- Năng khiếu: hát, vã tranh,…

- Mối quan hệ với người thân: ngoan ngoãn, lễ phép.

- Mối quan hệ với thầy cô, bạn bè: gần gũi, hòa đồng.

- Điểm mạnh: tự tin.

- Hạn chế: nói lắp.

Luyện tập 2 trang 33 Giáo dục công dân 6 – CTST:

Em hãy tìm hiểu và ghi lại nhận xét của người khác (thầy/cô, bố/mẹ, bạn bè...,) về em và đối chiếu với những gì đánh giá bản thân?

Trả lời:

Tự liên hệ bản thân

Luyện tập 3 trang 33 Giáo dục công dân 6 – CTST:

Em hãy giải quyết các tình huống sau:

- Tình huống 1: Mai là học sinh lớp 6 trường Trung học cơ sở A. Mai có khả năng ca hát nhưng lại khá nhút nhát. Vào dịp chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trường của Mai tổ chức cuộc thi văn nghệ. Hùng, bạn thân của Mai, đã động viên Mai đăng kí tham gia. Tuy nhiên, Mai vẫn băn khoăn và nói: “Ở các lớp khác nhiều bạn hát hay lắm, mình không tham gia đầu”.

+ Nếu là Hùng, em sẽ nói gì với Mai?

- Tình huống 2: Tùng là một trong những học sinh giỏi của lớp 6A. Bạn học tốt nhiều môn và thường chuẩn bị rất kĩ mỗi khi được giao các nhiệm vụ học tập trong nhóm. Tuy nhiên, Tùng lại ngại nói trước đám đông. Vì mỗi lần thuyết trình, Tùng dễ nói lắp bắp, tay chân run rẩy dù chuẩn bị bài cẩn thận.

+ Nếu là Tùng, em sẽ khắc phục hạn chế này bằng cách nào?

Trả lời:

- Tình huống 1: Nếu là Hùng em sẽ nói với Mai: hãy mạnh dạn thể hiện tài năng của mình, có như vậy mới phát triển được bản thân.

- Tình huống 2: Nếu là Tùng, em sẽ khắc phục hạn chế này bằng cách: thường xuyên tham gia các hoạt động của trường để tiếp xúc với đám đông nhiều hơn và sẽ mạnh dạn phát biểu trong các buổi tham gia hoạt động.

Luyện tập 4 trang 34 Giáo dục công dân 6 – CTST:

Em hãy dựa vào bảng tự nhận xét để xây dựng kế hoạch phát triển bản thân.

Dựa vào bảng tự đánh giá bản thân, em hãy xây dựng bằng kế hoạch phát triển bản thân:

- Lên kế hoạch rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân;

- Kiên trì thực hiện theo kế hoạch đã lập ra;

- Đánh giá kết quả thực hiện.

Trả lời:

Tham khảo:

- Lên kế hoạch rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân

Điểm mạnh

Hướng phát huy

Vẽ đẹp

- Đi học vẽ;

- Tự vẽ mỗi ngày.

 

Chơi bóng đá tốt

Luyện tập chơ bóng mỗi ngày

 

Điểm yếu

Hướng khắc phục

Bừa bộn

Dành thời gian khoảng 15- 20 phút để dọn dẹp mỗi ngày.

Nói lắp

Luyện phát âm mỗi ngày (dành khoảng 15-20 phút)

- Kiên trì thực hiện theo kế hoạch đã lập ra;

- Đánh giá kết quả thực hiện: đạt hoặc chưa đạt.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 34 Giáo dục công dân 6 – CTST:

Hãy tham gia các hoạt động tập thể (ở lớp, trường, nơi em ở ...) và ghi lại những trải nghiệm, đặc điểm, khả năng mới khả năng mới mà em khám phá được bản thân.

Trả lời:

Tham khảo:

- Em tham gia chương trình “Kết nối tri thức” tại trường học

- Trải nghiệm của bản thân: Được tham gia lên ý tưởng và thuyết trình trước toàn trường về ý tưởng học tập sáng tạo của bản thân.

- Đặc điểm: các bạn được giao lưu, trao đổi với nhau các kế hoạch, kinh nghiệm học tập hiệu quả.

- Khả năng mới khả năng mới mà em khám phá được bản thân: tự tin trước đám đông.

Vận dụng 2 trang 34 Giáo dục công dân 6 – CTST:

Chọn và thực hiện một trong các gợi ý sau:

Trả lời:

Liên hệ đến bản thân em.

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 4: Tôn trọng sự thật

Bài 5: Tự lập

Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Bài 8: Tiết kiệm

Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Tự nhận thức bản thân ctst
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!