Giải SGK Giáo dục công dân 7 Bài 10 (Cánh diều): Tệ nạn xã hội

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập GDCD 7 Bài 10 (Cánh diều): Tệ nạn xã hội sách Cánh Diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDCD 7 Bài 10. Mời các bạn đón xem:

Giải Giáo dục công dân 7 Bài 10: Tệ nạn xã hội

I. Mở đầu

Câu hỏi trang 51 GDCD 7Em hãy liệt kê những thói quen xấu của con người trong cuộc sống mà em biết. Trong những thói quen ấy, đâu là tệ nạn xã hội?

Trả lời:

- Những thói quen xấu của con người trong cuộc sống: Hút thuốc, uống cà phê quá mức, uống rượu quá mức, bỏ bữa sáng, đi trễ, uống rượu say rồi lái xe, chơi điện tử quá mức, đi xem bói...

- Tệ nạn xã hội: Hút thuốc, uống rượu quá mức, uống rượu say rồi lái xe, chơi điện tử quá mức, đi xem bói...

II. Khám phá

1. Khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội

Câu hỏi trang 51 GDCD 7Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

a) Theo em, mỗi hình ảnh trên nói về điều gì? Hãy chỉ ra điểm chung của các hình ảnh đó.

b) Tệ nạn xã hội là gì? Em hãy kể tên những tệ nạn xã hội phố biến.

Trả lời:

Yêu cầu a)

Hình 1: Đua xe trái phép

Hình 2: Cờ bạc ăn tiền

Hình 3: Chữa bệnh bằng mê tín dị đoan

Hình 4: Cá độ trò chơi điện tử

=> Các hành vi này đều đem lại những hậu quả xấu cho con người, gia đình và xã hội.

Yêu cầu b)

Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

- Tệ nạn xã hội phổ biến bao gồm: ma tuý, cờ bạc, mại dâm, mê tín dị đoan,...

2. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội

Câu hỏi trang 52 GDCD 7: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi

a) Em hãy cho biết những nguyên nhân nào dẫn đến T nghiện ma tuý, K tụ tập đánh bài?

b) Theo em, còn những nguyên nhân nào khác dẫn đến các tệ nạn xã hội của con người?

Trả lời:

Yêu cầu a) Do T ăn chơi, đua đòi, tò mò và K thì thiếu sự giáo dục, quan tâm từ gia đình nên bị bạn xấu rủ rê, lôi kéo.

Yêu cầu b) Tệ nạn xã hội bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: thiếu hiểu biết; ham chơi, đua đòi; bị dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc hoặc ép buộc; thiếu sự giáo dục phù hợp, quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, yêu thương của gia đình; thiếu môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh,…

3. Hậu quả của tệ nạn xã hội

Câu hỏi trang 53 GDCD 7: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi

a) Em hãy liệt kê hậu quả của việc đua xe đối với H và vợ chồng anh K?

b) Hành vi đánh bạc, cá độ và sử dụng chất kích thích gây nghiện đã dẫn đến hậu quả gì đối với N và gia đình?

c) Hãy chia sẻ hậu quả của tệ nạn xã hội mà em biết.

Trả lời:

Yêu cầu a) Việc đua xe đã khiến H trở thành người gây ra tai nạn giao thông và vợ chồng anh K thì bị thương nặng.

Yêu cầu b) Việc sa ngã vào tệ nạn xã hội của N đã khiến cho hạnh phúc gia đình N tan rã, bố mẹ N đau khổ.

Yêu cầu c) Hậu quả của tệ nạn xã hội:

- Gây tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khoẻ, tinh thần, trí tuệ, thậm chí là tính mạng con người.

- Dẫn đến những tổn thất về kinh tế, tình trạng bạo lực và phá vỡ hạnh phúc của gia đình.

- Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; chuẩn mực đạo đức; thuần phong mĩ tục và vi phạm các quy định pháp luật của Nhà nước.

III. Luyện tập

Luyện tập 1 trang 53 GDCD 7: Hành vi nào dưới đây là tệ nạn xã hội?

A. Anh Q thường xuyên sử dụng ma tuý.

B. Chị M không xa lánh người bị nhiễm HIV.

C. Bạn T luôn thực hiện nghiêm túc các nội quy của nhà trường.

D. Anh C thường tham gia đánh bạc cùng bạn bè

E. Bạn H đã từ chối việc hút thuốc lá khi bị bạn bè dụ dỗ.

G. Bà N thường mời thầy cúng đến giải hạn khi các con mình bị ốm.

Trả lời:

Hành vi là tệ nạn xã hội:

A. Anh Q thường xuyên sử dụng ma tuý.

D. Anh C thường tham gia đánh bạc cùng bạn bè.

G. Bà N thường mời thầy cúng đến giải hạn khi các con mình bị ốm.

Luyện tập 2 trang 51 GDCD 7: Theo em, học sinh có thể mắc phải những tệ nạn xã hội nào? Hãy liệt kê nguyên nhân và hậu quả của các tệ nạn xã hội đó.

Trả lời:

- Nguyên nhân:

Nguyên nhân từ phía cá nhân: Thiếu kiến  thức, kĩ năng sống; lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích

+ Nguyên nhân từ phía gia đình: Gia đình bất hòa, gia đình không trọn vẹn, thiếu sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của gia đình

+ Nguyên nhân từ phía xã hội: Thiếu môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh; do bị lôi kéo, dụ dỗ

- Hậu quả: Gây suy giảm sức khỏe nghiêm trọng, thay đổi tâm sinh lí, ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh,...

Luyện tập 3 trang 54 GDCD 7: Gia đình M sống ở một vùng quê nên còn nhiều khó khăn. Mỗi lần các em của M bị ốm, bố mẹ không đưa đến trạm y tế xã mà lại mời thầy củng đến nhà làm lễ mong cho các em khỏi bệnh.

a) Theo em, nguyên nhân nào dẫn tới hành vi của bố mẹ M? Hậu quả của hành vi đó là gì?

b) Nếu là M, em sẽ làm gì để ngăn cản hành vi của bố mẹ?

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Nguyên nhân: Do cơ sở vật chất còn thiếu thốn, dân trí thấp, cho nên bố mẹ M còn thiếu hiểu biết

- Hậu quả: Vừa cổ xúy cho tệ nạn mê tín dị đoan, vừa gây nguy hiểm cho sức khỏe của các em, nếu như không được chữa bệnh kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Yêu cầu b) Em sẽ giải thích với bố mẹ rằng khi bị bệnh cần phải đến gặp bác sĩ và chữa bằng thuốc thì mới khỏi bệnh được. Còn việc mời thầy cúng về để chữa bệnh là hành vi mê tín dị đoan, là vi phạm quy định của pháp luật. Nếu các em không được chữa trị kịp thời thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Luyện tập 4 trang 54 GDCD 7: Một số bạn trong lớp của H đã xem các video về đánh bài ăn tiền trên mạng xã hội. Do tò mò, các bạn có ý định rủ nhau tụ tập cùng chơi bài.

Nếu là H trong tình huống trên em sẽ làm gì?

Trả lời:

- Em sẽ giải thích cho các bạn hiểu rằng đánh bài ăn tiền chính là biểu hiện của tệ nạn cờ bạc và đây là hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy các bạn không nên hưởng ứng hành vi này. Nếu các bạn cố tính đánh bài ăn tiền, em sẽ báo cáo sự việc lên thầy cô giáo giải quyết.

IV. Vận dụng

Vận dụng 1 trang 54 GDCD 7: Em hãy lựa chọn một tệ nạn xã hội phổ biến nhất ở địa phương để thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về hậu quả của tệ nạn xã hội theo gợi ý sau:

- Tên tệ nạn xã hội.

- Hậu quả của tệ nạn xã hội đó đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Trả lời:

* Tệ nạn ma túy

- Ở Việt Nam hiện nay, hiện tượng sử dụng ma túy khá phổ biến với số lượng lên tới hàng trăm nghìn người.

- Đối tượng sử dụng ma túy trải dài trên khắp cả nước có cả người lớn tuổi, người trung niên và đặc biệt rất nhiều thanh niên trẻ tuổi – thế hệ tương lai của đất nước cũng sa vào tệ nạn ma túy.

- Phạm vi: Ma túy đã len lỏi vào từng ngõ ngách cuộc sống của con người, từ người lao động, người công nhân cho đến cả người trí thức. Đáng sợ hơn cả, ma túy còn xuất hiện trong cả môi trường học đường khi không ít các bạn học sinh, sinh viên bị lôi kéo dụ dỗ sử dụng ma túy.

* Hậu quả của việc sử dụng ma túy

- Trước hết, ma túy có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người, gây ra những căn bệnh nguy hiểm như ung thư, phá hủy nội tạng, các cơ quan trên cơ thể.

- Ảnh hưởng tới tinh thần, luôn đẩy con người vào trạng thái u mê, thiếu tỉnh táo, mất tập trung. Hình ảnh của những thanh niên vật vờ trong hẻm vắng, bãi tha ma thật sự là nỗi ám ảnh kinh hoàng.

- Ảnh hưởng đến kinh tế khi con người hoàn toàn bị phụ thuộc vào ma túy. Khi ấy họ trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội

- Làm suy thoái về đạo đức, lối sống của con người, là nguyên nhân dẫn đến trộm cắp, cướp của, giết người, gây rối nơi công cộng. Những vụ thảm sát, vụ cướp của giết người diễn ra gần đây cũng đều ít nhiều có căn nguyên từ ma túy.

- Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng nổ của đại dịch HIV của thế giới.

- Người bị nghiện ma túy sẽ bị bạn bè, đồng nghiệp xa lánh, tự đánh mất đi tương lai của chính bản thân mình.

Vận dụng 2 trang 54 GDCD 7: Em hãy tìm hiểu các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội và trình bày trước lớp dưới dạng báo ảnh/clip hoặc tiểu phẩm.

Trả lời:

(*) Sản phẩm tham khảo

Xem thêm lời giải bài tập SGK Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Bài 8: Bạo lực học đường

Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường

Bài 11: Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội

Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Tệ nạn xã hội (Cánh diều)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!