Giải Địa Lí 6 Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió
Trả lời:
- Không khí tạo thành một vòng liên tục bao quanh Trái Đất. Không khí có trong đất, nước, đại dương,…
- Các thành phần của không khí: ni-tơ, ô-xy, hơi nước, khí cac-bo-nic và các khí khác.
- Không khí rất nhẹ.
- Không khí luôn di chuyển, xáo trộn mạnh, có lúc khô và di chuyển ngang,…
Câu hỏi trang 151 sgk Địa Lí 6:
- Đọc thông tin và quan sát hình 13.1, hãy lập bảng mô tả đặc điểm của các tầng khí quyển.
- Dựa vào hình 13.2, hãy cho biết không khí gồm những thành phần nào?
Trả lời:
- Đặc điểm các tầng khí quyển
Tầng |
Đối lưu |
Bình lưu |
Các tầng cao của khí quyển |
Độ cao |
Dưới 16km |
16 – 55km |
Trên 55km QUẢNG CÁO |
Đặc điểm |
- Không khí bị xáo trộn mạnh, thường xuyên. - Xảy ra các hiện tượng tự nhiên: mây, mưa,… - Càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ giảm (0,60C/100m),… |
- Có lớp ôdôn ngăn cản tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người. - Không khí chuyển động thành luồng ngang. |
Không khí cực loãng. Ít ảnh hưởng trực tiếp tới thiên nhiên và đời sống con người trên mặt đất. |
- Không khí gồm các thành phần:
+ 78% khí ni-tơ.
+ 21% khí ô-xy.
+ 1% hơi nước, khí cac-bo-nic và các khí khác.
Trả lời:
Đặc điểm của khối khí nhiệt đới có bề mặt tiếp xúc là đại dương có tính chất nóng và ẩm.
Câu hỏi trang 153 sgk Địa Lí 6: Đọc thông tin và quan sát hình 13.5, hãy:
- Kể tên các đai khí áp trên Trái Đất. Các đai khí áp phân bố như thế nào trên Trái Đất?
- Kể tên các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất. Nhận xét về sự phân bố các loại gió đó.
Trả lời:
* Các đai khí áp trên Trái Đất
- Đai áp cao địa cực (2 đai Bắc, Nam).
- Đai áp thấp ôn đới (2 đai Bắc, Nam).
- Đai áp cao cận nhiệt đới (2 đai Bắc, Nam).
- Đai áp thấp Xích đạo.
=> Các đai khí áp phân bố xen kẽ nhau từ Xích đạo về hai cực.
* Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất
- Gió Tín phong.
- Gió Tây ôn đới.
- Gió Đông cực.
=> Nhận xét
- Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về áp thấp Xích đạo. Ở nửa cầu Bắc gió hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam gió hướng Đông Nam.
- Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp khoảng vĩ độ 600. Ở nửa cầu Bắc gió hướng Tây Nam, ở nửa cầu Nam gió hướng Tây Bắc.
- Gió Đông cực là loại gió thổi từ áp cao địa cực về áp thấp ôn đới. Ở nửa cầu Bắc gió hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam gió hướng Đông Nam.
Trả lời:
- Tầng đối lưu là tầng khí quyển liên quan nhiều nhất tới đời sống và sản xuất của con người.
- Đặc điểm tầng đối lưu là:
+ 0 - 16km (7km ở cực, 16km ở Xích đạo).
+ Tập trung tới 90% không khí, 99% hơi nước.
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao: trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60C.
+ Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, sấm, chớp,…
|
||
|
|
|
|
|
|
|
Trả lời:
Đặc điểm Loại gió |
Phạm vi hoạt động |
Hướng gió |
Gió Tín phong |
Khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam về Xích đạo. |
Ở nửa cầu Bắc gió hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam gió hướng Đông Nam. |
Gió Tây ôn đới |
Khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam. |
Ở nửa cầu Bắc gió hướng Tây Nam, ở nửa cầu Nam gió hướng Tây Bắc. |
Gió Đông cực |
Từ cực Bắc/Nam về vĩ tuyến 600 Bắc/Nam. |
Ở nửa cầu Bắc gió hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam gió hướng Đông Nam. |
Trả lời:
Các máy bay thương mại thường bay ở độ cao từ 10 000m vì
- Nếu cơ trưởng cho bay quá cao, động cơ không thể đốt cháy do nhiệt độ thấp; còn nếu bay thấp thì gặp sức cản của không khí. Cách tối ưu nhất là tăng độ cao thay vì bay thẳng ở độ cao 10 000 m do sức nặng của máy sẽ giảm dần theo lượng nhiên liệu đã sử dụng và sức cản không khí.
- Khi bay ở độ cao trên 10 000 m, máy bay sẽ tránh được phần lớn thời tiết xấu hay bị nhiễu sóng.
Trả lời:
Hành động nhóm bếp than tổ ong trên hè phố là không đúng. Vì than tổ ong có các chất khí độc như: cacbon oxit CO, CO2, nitơ oxit Nox,... các chất này phát tỏa trực tiếp ra môi trường xung quanh => Điều này khiến thành phần không khí nhiễm các chất độc đó. Con người hít thở vào cơ thể sẽ rất nguy hiểm. Ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đã có nhiều vụ chết vì đốt than tổ ong.
Xem thêm lời giải SGK Địa Lí lớp 6 sách Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản
Bài 12: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình cơ bản
Bài 14: Nhiệt độ và mưa. Thời tiết và khí hậu
Bài 15: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu
Bài 16: Thực hành: Đọc lược đồ khí hậu và biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa