Giải SGK Địa Lí 10 (Cánh diều) Bài 11: Nước biển và đại dương

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 11: Nước biển và đại dương sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí Bài 11 . Mời các bạn đón xem:

Giải Địa Lí 10 Bài 11: Nước biển và đại dương

Mở đầu trang 42 Địa Lí 10: Tính chất nguồn nước và các quá trình thuỷ văn chủ yếu như sóng biển, thuỷ triều, dòng biển có những đặc trưng nào nổi bật? Vai trò của biển, đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội như thế nào?

Lời giải:

- Tính chất nguồn nước và các quá trình thuỷ văn chủ yếu như sóng biển, thuỷ triều, dòng biển có những đặc trưng riêng và có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế, xã hội.

- Vai trò của biển, đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: Cung cấp tài nguyên sinh vật; Cung cấp tài nguyên khoáng sản; Cung cấp năng lượng,…

Một số tính chất của nước biển và đại dương

  • Câu hỏi trang 42 Địa Lí 10: Đọc thông tin, hãy trình bày một số tính chất của nước biển và đại dương.

    Lời giải:

    * Độ muối của nước biển và đại dương

    - Có nhiều chất hoà tan trong nước biển, đại dương nhưng muối biển là thành phần quan trọng nhất, trong đó 77,8% là muối na-tri clo-rua.

    - Độ muối trung bình của nước biển, đại dương là 35%o và thay đổi theo không gian.

    - Độ muối lớn nhất vùng chí tuyến (36,8%), giảm đi ở xích đạo (34,5%) và vùng cực (34%).

    - Trên các đại dương có độ muối lớn hơn những vùng ven biển.

    * Nhiệt độ của nước biển và đại dương

    - Nhiệt độ trung bình trên bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là 17,5°C.

    - Nhiệt độ nước biển, đại dương vào mùa hè cao hơn vào mùa đông, giảm dần từ vùng xích đạo về vùng cực và theo độ sâu.

    - Ở vùng xích đạo và nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm mặt biển, đại dương phổ biến từ 26°C đến 28°C, giảm xuống còn từ 20°C đến 10°C ở vùng cận nhiệt, ôn đới và phổ biến dưới 5°C ở vùng cận cực.

    - Từ mặt nước biển đến độ sâu khoảng 300 m, nhiệt độ giảm mạnh nhất, từ độ sâu khoảng 3 000 m trở lên, nhiệt độ rất ít thay đổi.

  • Sóng biển

  • Câu hỏi trang 43 Địa Lí 10: Đọc thông tin, hãy giải thích hiện tượng sóng biển.

    Lời giải:

    - Khái niệm: Sóng biển là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.

    - Nguyên nhân

    + Gió là nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng biển. Chính vì thế, hướng và độ cao của sóng có sự phù hợp với hướng và tốc độ gió trên mặt biển, đại dương.

    + Ngoài ra, sóng cũng có thể được hình thành do động đất, núi lửa,...

    - Đặc điểm

    + Sóng bị suy yếu và tan rã khi tiến vào bờ do bị ma sát với đáy biển.

    + Đáy biển càng nông, tốc độ suy yếu và tan rã của sóng càng nhanh.

  • Thuỷ triều

    • Câu hỏi trang 43 Địa Lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 11.1, hãy:

      - Giải thích hiện tượng thuỷ triều.

      - Cho biết thuỷ triều đạt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất khi nào. Tại sao?

      Đọc thông tin và quan sát hình 11.1, hãy giải thích hiện tượng thuỷ triều

      Lời giải:

      - Thuỷ triều là sự dao động của mực nước biển, đại dương trong một ngày do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm khi Trái Đất tự quay quanh trục.

      - Dao động thuỷ triều đạt giá trị lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm trên cùng một đường thẳng do sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất lớn nhất.

      - Dao động thuỷ triều đạt giá trị nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời tạo với Trái Đất một góc vuông do sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nhỏ nhất.

    • Dòng biển

    • Câu hỏi trang 44 Địa Lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 11.2, hãy trình bày sự chuyển động của dòng biển trên các đại dương.

      Đọc thông tin và quan sát hình 11.2, hãy trình bày sự chuyển động của dòng biển trên các đại dương

      Lời giải:

      - Chuyển động của dòng biển tạo thành những vòng tuần hoàn trên các đại dương và biểu hiện rõ rệt trong khoảng vĩ độ nhiệt đới, ôn đới ở hai bán cầu.

      - Hai bên xích đạo, các dòng biển chảy từ phía đông về phía tây, khi gặp bờ đông các lục địa, bị chuyển hướng về phía bắc (ở bán cầu Bắc), phía nam (ở bán cầu Nam) và tạo thành dòng biển nóng trên cả hai bán cầu.

      - Ở khoảng vĩ độ 30 - 40° trên cả hai bán cầu, các dòng biển chảy về phía đông, khi gặp bờ tây các lục địa, bị đổi hướng về phía nam (ở bán cầu Bắc), phía bắc (ở bán cầu Nam) và tạo thành dòng biển lạnh ở khu vực xích đạo.

      - Trên vùng vĩ độ cao của bán cầu Bắc, các dòng biển chuyển động rất phức tạp do phụ thuộc vào nhiều nhân tố, đặc biệt là hình thái địa hình bờ biển. Ở vùng vĩ độ cao của bán cầu Nam, dòng biển có hướng ổn định từ tây sang đông.

    • Vai trò của biển. Đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Câu hỏi liên quan

Biển và đại dương có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của con người như: các biển và đại dương cung cấp nguồn tài nguyên phong phú như sinh vật, khoáng sản,...; là không gian để phát triển các ngành kinh tế,...
Xem thêm
* Độ muối của nước biển và đại dương - Có nhiều chất hoà tan trong nước biển, đại dương nhưng muối biển là thành phần quan trọng nhất, trong đó 77,8% là muối na-tri clo-rua. - Độ muối trung bình của nước biển, đại dương là 35%o và thay đổi theo không gian. - Độ muối lớn nhất vùng chí tuyến (36,8%), giảm đi ở xích đạo (34,5%) và vùng cực (34%). - Trên các đại dương có độ muối lớn hơn những vùng ven biển. * Nhiệt độ của nước biển và đại dương - Nhiệt độ trung bình trên bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là 17,5°C. - Nhiệt độ nước biển, đại dương vào mùa hè cao hơn vào mùa đông, giảm dần từ vùng xích đạo về vùng cực và theo độ sâu. - Ở vùng xích đạo và nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm mặt biển, đại dương phổ biến từ 26°C đến 28°C, giảm xuống còn từ 20°C đến 10°C ở vùng cận nhiệt, ôn đới và phổ biến dưới 5°C ở vùng cận cực. - Từ mặt nước biển đến độ sâu khoảng 300 m, nhiệt độ giảm mạnh nhất, từ độ sâu khoảng 3 000 m trở lên, nhiệt độ rất ít thay đổi.
Xem thêm
Biển, đại dương có vai trò vô cùng quan trọng đối xã hội loài người và ngày càng được coi trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới.
Xem thêm
* Độ muối của nước biển và đại dương - Có nhiều chất hoà tan trong nước biển, đại dương nhưng muối biển là thành phần quan trọng nhất, trong đó 77,8% là muối natri clorua. - Độ muối trung bình của nước biển, đại dương là 35%o và thay đổi theo không gian. - Độ muối lớn nhất vùng chí tuyến (36,8%), giảm đi ở xích đạo (34,5%) và vùng cực (34%). - Trên các đại dương có độ muối lớn hơn những vùng ven biển. * Nhiệt độ của nước biển và đại dương - Nhiệt độ trung bình trên bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là 17,5°C. - Nhiệt độ nước biển, đại dương vào mùa hè cao hơn vào mùa đông, giảm dần từ vùng xích đạo về vùng cực và theo độ sâu. - Ở vùng xích đạo và nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm mặt biển, đại dương phổ biến từ 26°C đến 28°C, giảm xuống còn từ 20°C đến 10°C ở vùng cận nhiệt, ôn đới và phổ biến dưới 5°C ở vùng cận cực. - Từ mặt nước biển đến độ sâu khoảng 300 m, nhiệt độ giảm mạnh nhất, từ độ sâu khoảng 3 000 m trở lên, nhiệt độ rất ít thay đổi.
Xem thêm
- Học sinh thu thập tư liệu qua sách, báo hoặc internet.
Xem thêm
- Chuyển động của dòng biển tạo thành những vòng tuần hoàn trên các đại dương và biểu hiện rõ rệt trong khoảng vĩ độ nhiệt đới, ôn đới ở hai bán cầu. - Hai bên xích đạo, các dòng biển chảy từ phía đông về phía tây, khi gặp bờ đông các lục địa, bị chuyển hướng về phía bắc (ở bán cầu Bắc), phía nam (ở bán cầu Nam) và tạo thành dòng biển nóng trên cả hai bán cầu. - Ở khoảng vĩ độ 30 - 40° trên cả hai bán cầu, các dòng biển chảy về phía đông, khi gặp bờ tây các lục địa, bị đổi hướng về phía nam (ở bán cầu Bắc), phía bắc (ở bán cầu Nam) và tạo thành dòng biển lạnh ở khu vực xích đạo. - Trên vùng vĩ độ cao của bán cầu Bắc, các dòng biển chuyển động rất phức tạp do phụ thuộc vào nhiều nhân tố, đặc biệt là hình thái địa hình bờ biển. Ở vùng vĩ độ cao của bán cầu Nam, dòng biển có hướng ổn định từ tây sang đông.
Xem thêm
- Khái niệm: Sóng biển là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.
Xem thêm
- Khái niệm: Là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
Xem thêm
* Một số hoạt động kinh tế, khai thác tài nguyên biển và đại dương: đánh bắt thủy hải sản, khai thác khoáng sản, du lịch biển, giao thông vận tải biển,…
Xem thêm
- Thuỷ triều là sự dao động của mực nước biển, đại dương trong một ngày do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm khi Trái Đất tự quay quanh trục. - Dao động thuỷ triều đạt giá trị lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm trên cùng một đường thẳng do sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất lớn nhất. - Dao động thuỷ triều đạt giá trị nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời tạo với Trái Đất một góc vuông do sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nhỏ nhất.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Nước biển và đại dương
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!