Giải SGK Địa lí 10 (Kết nối tri thức) Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 10 Bài 39.

Giải Địa Lí 10 Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Mở đầu trang 108 Địa Lí 10: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên là gì? Chúng có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội loài người?

Lời giải:

- Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.

- Vai trò: Môi trường là không gian sống của con người, nguồn cung cấp tài nguyên cho sản xuất và đời sống con người, nơi chứa đựng chất thải do con người tạo ra,…

1. Môi trường

Câu hỏi trang 108 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong mục a, hãy nêu khái niệm, đặc điểm của môi trường.

Lời giải:

* Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.

* Đặc điểm:

- Môi trường sống của con người là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của con người, được phân thành:

+ Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên như nước, đất, không khí, sinh vật,...

+ Môi trường xã hội: bao gồm các mối quan hệ giữa con người với con người như luật lệ, phong tục tập quán, cam kết, quy định,...

+ Môi trường nhân tạo: bao gồm tất cả các yếu tố do con người tạo ra như cơ sở hạ tầng, các khu đô thị,..

- Môi trường có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người.

Câu hỏi 1 trang 109 Địa Lí 10:

1. Dựa vào thông tin trong mục b, hãy phân tích vai trò của môi trường đối với con người.

2. Môi trường bị ô nhiễm, thoái hoá sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống con người?

Lời giải:

* Vai trò: Môi trường có những vai trò chủ yếu sau:

- Môi trường là không gian sống của con người. Các thành phần của môi trường như bức xạ mặt trời, đất, nước, không khí,... đều là những yếu tố thiết yếu cho sự sống của con người.

- Môi trường là nguồn cung cấp tài nguyên cho sản xuất và đời sống con người như: đất, nước, khoáng sản, gỗ,...

- Môi trường là nơi chứa đựng chất thải do con người tạo ra. Hoạt động sản xuất và tiêu dùng của chúng ta mỗi ngày đều phát sinh chất thải và tất cả các chất thải này được đưa vào môi trường.

- Môi trường là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin.

* Ảnh hưởng của môi trường bị ô nhiễm, thoái hoá

- Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng, số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, sinh vật và tự nhiên.

- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, sinh vật và tự nhiên.

2. Tài nguyên thiên nhiên

Câu hỏi 2 trang 109 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong mục a, hãy trình bày khái niệm, đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên.

Lời giải:

- Khái niệm: Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng để phục vụ cuộc sống.

- Đặc điểm:

+ Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều trong không gian. Các tài nguyên có giá trị kinh tế cao thường được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài.

+ Tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng. Có nhiều cách phân loại tài nguyên thiên nhiên. Cách phân loại thông dụng nhất hiện nay là dựa vào khả năng tái sinh của tài nguyên so với tốc độ tiêu thụ của con người.

Câu hỏi trang 110 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong mục b, hãy phân tích vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của xã hội loài người.

Lời giải:

Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia:

- Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất, đặc biệt trong việc phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến và cung cấp nguyên - nhiên liệu cho các ngành kinh tế khác.

- Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để tích luỹ vốn và phát triển ổn định.

+ Đối với hầu hết các quốc gia, việc tích luỹ vốn đòi hỏi phải có quá trình lâu dài. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia, nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng mà có thể rút ngắn quá trình tích luỹ vốn bằng cách khai thác sản phẩm thô để bán.

+ Sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp các quốc gia ít lệ thuộc vào quốc gia khác, từ đó tạo ra cơ hội phát triển kinh tế ổn định.

- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kĩ thuật đang làm thay đổi giá trị của nhiều loại tài nguyên. Một số loại tài nguyên do khai thác đến mức cạn kiệt nên đã trở thành quý hiếm. 

Luyện tập trang 110 Địa Lí 10: Dựa vào khả năng tái sinh, hãy phân loại các tài nguyên sau: kim loại, thực vật, khí thiên nhiên, nước, gió, than đá, đất.

Lời giải:

- Tài nguyên thiên nhiên vô hạn: gió.

- Tài nguyên thiên nhiên hữu hạn

+ Tài nguyên có thể tái tạo: nước, đất, thực vật.

+ Tái nguyên không thể tái tạo: kim loại, khí thiên nhiên, than đá.

Vận dụng trang 110 Địa Lí 10: Tìm hiểu về vai trò của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Việt Nam.

Lời giải:

- Học sinh tìm hiểu kiếm thức qua sách, báo hoặc internet.

- Một số vai trò cơ bản của khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Việt Nam

Tầm quan trọng của khoáng sản được thể hiện ở các khía cạnh sau: 

+ Khoáng sản được xem là nguồn nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp như: sắt dùng trong ngành luyện kim, đá vôi dùng để sản xuất xi măng và nhiều vật liệu xây dựng khác,…

+ Dầu mỏ, khí đốt, than,… là nguồn năng lượng thiết yếu cho nhiều ngành công nghiệp quan trọng và phục vụ sinh hoạt thường ngày của con người. 

+ Nước nóng, nước khoáng thiên nhiên là nguồn tài nguyên giúp bảo vệ sức khỏe con người, phát triển du lịch và công nghiệp nước khoáng.

Xem thêm lời giải bài tập SGK Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn

Bài 36: Địa lí ngành du lịch

Bài 37: Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng

Bài 38: Thực hành: Viết báo cáo tìm hiểu về một ngành dịch vụ

Bài 40: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

Câu hỏi liên quan

Tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất rất phong phú, đa dạng nhưng có giới hạn nhất định và được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của tự nhiên và lịch sử. Hiện nay, do hoạt động khai thác quá mức nên nhiều loại tài nguyên đang bị cạn kiệt, nhất là tài nguyên khoáng sản, trong khi nhu cầu cho sự phát triển kinh tế không ngừng tăng lên -> Vì vậy, chúng ta cần sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí.
Xem thêm
- Học sinh tìm hiểu thông tin về tài nguyên thiên nhiên ở địa phương mình sống. - Ví dụ: Quảng Ninh có khoáng sản than, Lào Cai có apatit, Bắc Kạn có vàng, Lai Châu có đất hiếm, Yên Bái có sắt,…
Xem thêm
- Học sinh tìm hiểu kiếm thức qua sách, báo hoặc internet. - Một số vai trò cơ bản của khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Việt Nam
Xem thêm
* Vai trò: Môi trường có những vai trò chủ yếu sau: - Môi trường là không gian sống của con người. Các thành phần của môi trường như bức xạ mặt trời, đất, nước, không khí,... đều là những yếu tố thiết yếu cho sự sống của con người.
Xem thêm
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển kinh tế - xã hội của con người. Tạo môi trường cho con người sinh sống, phát triển trí tuệ, tinh thần và đạo đức. - Môi trường bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, trong đó con người sống và lao động, khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. - Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tất cả các dạng vật chất tồn tại khách quan trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống cá nhân và sự phát triển của xã hội loài người. - Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Tài nguyên thiên nhiên là một thành phần của môi trường.
Xem thêm
- Tài nguyên đất là cơ sở để phát triển ngành nông nghiệp, đất là tư liệu sản xuất của cây trồng, vật nuôi. Nếu không có đất, các hoạt động nông nghiệp khó thực hiện được.
Xem thêm
- Vai trò: Có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người; Môi trường có thể tác động và ảnh hưởng đến con người; Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội; Tiền đề quan trọng cho tích luỹ, tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội,… - Đặc điểm: Tạo ra không gian sống cho con người và sinh vật; Là nơi chứa đựng, cân bằng và phân huỷ các chất thải do con người tạo ra; Phân bố không đồng đều theo không gian lãnh thổ; Phần lớn các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế;…
Xem thêm
- Học sinh thiết kế sản phẩm theo gợi ý, sưu tầm tư liệu trên sách, báo hoặc internet.
Xem thêm
- Tài nguyên thiên nhiên vô hạn: gió. - Tài nguyên thiên nhiên hữu hạn
Xem thêm
* Khái niệm: Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tất cả các dạng vật chất tồn tại khách quan trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống cá nhân và sự phát triển của xã hội loài người. * Đặc điểm Tài nguyên thiên nhiên có đặc điểm chung là: - Phân bố không đồng đều theo không gian lãnh thổ. - Phần lớn các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của tự nhiên và lịch sử. - Tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất rất phong phú, đa dạng nhưng có giới hạn nhất định. Nhiều loại tài nguyên đang bị cạn kiệt, nhất là tài nguyên khoáng sản, trong khi nhu cầu cho sự phát triển kinh tế không ngừng tăng lên. * Vai trò - Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội. Không có tài nguyên thiên nhiên thì không thể có hoạt động sản xuất và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển. Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,... - Tài nguyên thiên nhiên là tiền đề quan trọng cho tích luỹ, tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều nước đang phát triển đã khai thác tài nguyên thiên nhiên cho xuất khẩu để có vốn tích lũy ban đầu cho quá trình công nghiệp hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở kinh tế.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!