Giải SGK Công nghệ 7 (Kết nối tri thức): Ôn tập chương 1

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Công nghệ 7 (Kết nối tri thức): Ôn tập chương 1 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Công nghệ 7. Mời các bạn đón xem:

Giải Công nghệ 7 Ôn tập chương 1

Câu hỏi 1 trang 27 Công nghệ lớp 7: Trình bày vai trò, triển vọng của trồng trọt. Kể tên một số nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam.

Trả lời:

* Vai trò của trồng trọt:

Trồng trọt có vai trò rất quan trọng đới với kinh tế và đời sống con người:

- Cung cấp sản phẩm thiết yếu: gạo, ngô, rau củ, quả…

- Hỗ trợ sự  phát triển của một số ngành nghề: chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu

Trình bày vai trò, triển vọng của trồng trọt

* Triển vọng của trồng trọt:

- Lợi thế về điều kiện tự nhiên:

+ Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, có các mùa rõ rệt.

+ Phần lớn diện tích là đất trồng với địa hình đa dạng.

- Lợi thế khác:

+ Có truyền thống nông nghiệp, nhân dân cần cù, thông minh, có kinh nghiệm trong trồng trọt.

+ Nhà nước có chính sách hỗ trợ người lao động.

+ Ứng dụng khoa học công nghệ vào trồng trọt.

- Tương lai, vị thế của ngành trồng trọt nâng cao.

* Một số nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam:

- Cây lương thực

- Cây công nghiệp

- Cây ăn quả

- Cây rau

- Cây thuốc

- Cây gia vị

- Cây hoa

- Cây cảnh

- Cây lấy gỗ

Câu hỏi 2 trang 27 Công nghệ lớp 7: Nêu một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam. Trồng trọt công nghệ cao có những đặc điểm cơ bản gì? Liên hệ với thực tiễn ở gia đình và địa phương em.

Trả lời:

* Nêu một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam:

Có 3 phương thức trồng trọt chính

- Trồng trọt ngoài tự nhiên

- Trồng trọt trong nhà có mái che

- Trồng trọt kết hợp

* Trồng trọt công nghệ cao có những đặc điểm cơ bản là:

- Năng suất cao, chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn do sử dụng giống mới.

- Sinh trưởng và phát triển tốt do thay thế đất trồng bằng giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng.

- Nâng cao hiệu quả sản xuất, giải phóng sức lao động do ứng dụng công nghệ cao.

- Lao động có trình độ, quy trình sản xuất khép kín.

* Liên hệ thực tiễn ở gia đình và địa phương em

- Ở gia đình em: Sử dụng phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên, chưa áp dụng trồng trọt công nghệ cao.

- Ở địa phương em: Đa số sử dụng phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên, chưa áp dụng trồng trọt công nghệ cao. Rải rác một vài doanh nghiệp áp dụng trồng trọt trong nhà có mái che, áp dụng trồng trọt công nghệ cao trong trồng rau hữu cơ.

Câu hỏi 3 trang 27 Công nghệ lớp 7: Có những ngành nghề nào trong trồng trọt? Em thấy mình phù hợp ngành nghề nào? Vì sao?

Trả lời:

* Các ngành nghề trong trồng trọt là:

- Kĩ sư trồng trọt

- Kĩ sư bảo vệ thực vật

- Kĩ sư chọn giống cây trồng

* Bản thân em phù hợp với ngành nghề: kĩ sư chọn giống cây trồng

* Giải thích: Em yêu thích công việc bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu tạo giống cây trồng mới.

Câu hỏi 4 trang 27 Công nghệ lớp 7: Hãy trình bày mục đích, yêu cầu kĩ thuật của các công việc làm đất, bón phân lót.

Trả lời:

* Mục đích của làm đất:

+ Cày đất: giúp tăng bề dày lớp đất trồng, chôn vùi cỏ, làm đất tơi xốp và thoáng khí.

+ Bừa/dập đất: giúp làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại trong ruộng, trộn đều phân bón và san phẳng ruộng.

+ Lên luống: giúp dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng dày cho cây sinh trưởng, phát triển.

* Mục đích của bón phân lót:

+ Chuẩn bị sẵn “thức ăn” cho cây trồng hấp thu ngay khi rễ vừa phát triển

+ Tạo điều kiện để cây phát triển khỏe mạnh ngay từ đầu.

Câu hỏi 5 trang 27 Công nghệ lớp 7: Trình bày quy trình kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng

Trả lời:

* Quy trình kĩ thuật gieo trồng:

- Gieo hạt

- Trồng cây con

* Quy trình kĩ thuật chăm sóc cây trồng:

+ Tỉa, dặm cây

+ Làm cỏ, vun xới

+ Tưới nước

+ Tiêu nước

+ Bón phân thúc

* Quy trình kĩ thuật phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng:

+ Biện pháp canh tác và sư rdungj giống chống sâu, bệnh.

+ Biện pháp thủ công

+ Biện pháp hóa học

+ Biện pháp sinh học và kiểm dịch thực vật.

Câu hỏi 6 trang 27 Công nghệ lớp 7: Nêu một số phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt đang được áp dụng ở gia đình/ địa phương em. Cho ví dụ minh họa.

Trả lời:

* Một số phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt ở gia đình em:

- Phương pháp hái: nhãn, rau

- Phương pháp nhổ: lạc

* Một số phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt ở địa phương em:

- Phương pháp cắt: lúa bằng tay, bằng máy

- Phương pháp nhổ: su hào, cà rốt

- Phương pháp đào: khoai lang, khoai tây,…

Câu hỏi 7 trang 27 Công nghệ lớp 7: Kể tên một số hình thức nhân giống vô tính cây trồng. Cây con được tạo ra bằng hình thức này có đặc điểm gì?

Trả lời:

* Một số hình thức nhân giống vô tính cây trồng:

- Giâm cành

- Ghép

- Chiết cành

* Cây con đặc tạo ra bằng hình thức nhân giống vô tính có đặc điểm: giống với cây mẹ.

Câu hỏi 8 trang 27 Công nghệ lớp 7: Lập kế hoạch và tính toán chi phí trồng một loại cây em ưa thích?

Trả lời:

* Lập kế hoạch trồng một loại cây em ưa thích:

1. Thu thập thông tin

- Cây giống: cây cà chua khỏe mạnh, không có mầm bệnh.

- Thùng xốp: sạch sẽ, không có mầm bệnh, đục lỗ bên thành để thoát nước.

- Dụng cụ trồng và chăm sóc: bộ dụng cụ trồng rau, bình tưới nước.

- Đất: đất sạch trồng rau có nguồn gốc tự nhiên

- Phân bón: phân vi sinh

- Kĩ thuật trồng và chăm sóc:

+ Bước 1: Chuẩn bị đất trồng rau

+ Bước 2: Trồng cây con

+ Bước 3: Chăm sóc

+ Bước 4: thu hoạch

* Tính toán chi phí trồng một loại cây em ưa thích: cây cà chua

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Cây giống

Cây

4

1 000 đồng

4 000 đồng

2

Thùng xốp

Chiếc

1

5 000 đồng

5 000 đồng

3

Dụng cụ trồng rau

Bộ

1

20 000 đồng

20 000 đồng

4

Bình tưới

Chiếc

1

20 000 đồng

20 000 đồng

5

Phân

Kg

1

10 000 đồng

10 000 đồng

Tổng

59 000 đồng

Xem thêm lời giải SGK Công nghệ lớp 7 sách Kết nối tri thức, chi tiết khác:

Bài 5: Nhân giống vô tính cây trồng

Bài 6: Dự án trồng rau an toàn

Bài 7: Giới thiệu về rừng

Bài 8: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

Ôn tập chương 2

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Ôn tập chương 1 (KNTT)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!