Giải SGK Công nghệ 7 Bài 5 (Cánh diều): Trồng cây rừng

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Công nghệ 7 Bài 5 (Cánh diều): Trồng cây rừng sách Cánh Diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Công nghệ 7 Bài 5. Mời các bạn đón xem:

Giải Công nghệ 7 Bài 5: Trồng cây rừng

Video giải Công nghệ 7 Bài 5: Trồng cây rừng

Mở đầu trang 28 Bài 5 Công nghệ lớp 7: Kể tên các loại cây rừng mà em biết. Những loại cây đó được trồng như thế nào?

Trả lời:

- Một số loại cây rừng: cây thông, cây cọ, cây đước, cây cui, cây côi, cây dừa nước, cây dà vôi, cây vẹt, cây phi lao ...

- Các loài cây trên được trồng bằng gieo hạt hoặc cây con trong rừng vào mùa xuân hoặc mùa thu.

1. Mục đích của việc trồng cây rừng

Câu hỏi trang 28 Công nghệ lớp 7: Mục đích của việc trồng cây rừng là gì?

Trả lời:

Mục đích của việc trồng cây rừng:

+ nhằm mở rộng diện tích rừng; phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tạo việc làm

+ mang lại thu nhập cho người dân.

2. Thời vụ trồng

Câu hỏi trang 28 Công nghệ lớp 7: Kiểu thời tiết nào phù hợp cho việc trồng rừng ở nước ta? Vì sao?

Trả lời:

- Kiểu thời tiết phù hợp cho việc trồng rừng ở nước ta là: thời tiết ấm, ẩm.

- Giải thích: Trồng cây con vào thời điểm thời tiết ấm, ẩm sẽ giúp cây bén rễ nhanh; tỉ lệ sống cao; sinh trưởng, phát triển tốt.

Luyện tập trang 28 Công nghệ lớp 7: Đề xuất thời vụ trồng cây phù hợp cho từng miền và giải thích lí do theo mẫu Bảng 5.1

Đề xuất thời vụ trồng cây phù hợp cho từng miền và giải thích lí do

Trả lời:

Giải Công nghệ 7 Bài 5: Trồng cây rừng - Cánh diều (ảnh 1)

Vận dụng 1 trang 28 Công nghệ lớp 7: Thời vụ trồng các loại cây thân gỗ ở địa phương em là khi nào?

Trả lời:

Thời vụ trồng các loại cây thân gỗ ở địa phương em:

- Cây khế: vụ xuân (tháng 2 - 3) + vụ thu (tháng 8 -10)

- Cây bưởi: cuối mùa khô, đầu mùa mưa, tháng 5 - 6 dương lịch

- Cây xoài: quanh năm, nhưng tốt nhất vào đầu mùa mưa.

Vận dụng 2 trang 28 Công nghệ lớp 7: Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ có liên quan thời vụ trồng cây.

Trả lời:

Các câu ca dao, tục ngữ có liên quan thời vụ trồng cây:

Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Tháng chạp là tháng trồng khoai

Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà

Tháng ba cày vỡ ruộng ra

Tháng tư làm mạ mưa sa đầy đồng

Tháng giêng trồng trúc, tháng lục trồng tiêu

3. Làm đất trồng cây rừng

Câu hỏi trang 29 Công nghệ lớp 7: Hãy sắp xếp hình ảnh trong Hình 5.1 theo thứ tự của kĩ thuật đào hố trồng cây rừng.

Hãy sắp xếp hình ảnh trong Hình 5.1 theo thứ tự của kĩ thuật đào hố

Trả lời:

Sắp xếp hình ảnh trong Hình 5.1 theo thứ tự của kĩ thuật đào hố trồng cây rừng: a - e - d - c - d – b

Luyện tập 1 trang 29 Công nghệ lớp 7: Tại sao trước khi đào hố trồng cây rừng phải làm cỏ và phát quang ở xung quanh miệng hố?

Trả lời:

Trước khi đào hố trồng cây rừng phải làm cỏ và phát quang ở xung quanh miệng hố vì: đất hoang lâm nghiệp thường có cây hoang dại mọc nhiều, chúng sẽ chèn ép và cạnh tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng và nước với cây trồng còn non yếu.

Luyện tập 2 trang 29 Công nghệ lớp 7: Vì sao khi lấp hố trồng cây phải cho lớp đất màu trộn với phân bón xuống hồ trước?

Trả lời:

Khi lấp hố trồng cây phải cho lớp đất màu trộn với phân bón xuống hồ trước vì:

Đất trồng phần lớn ở vùng đồi núi, đất bị rửa trôi mạnh, khô cằn và thiếu dinh dưỡng do đó cho lớp đất màu trộn phân bón xuống trước để lớp đất màu và phân bón không bị rửa trôi và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con hồi phục nhanh và phát triển mạnh trong thời gian mới trồng.

Vận dụng trang 29 Công nghệ lớp 7: Mô tả kích thước và khoảng cách hố trồng một loại cây rừng hoặc cây trồng ở gia đình, vườn trường hoặc địa phương em. Vì sao lại bố trí kích thước và khoảng cách hố trồng như vậy?

Trả lời:

- Ở địa phương en áp dụng kích thước hố trồng:

Dài x rộng x cao = 40 x 40 x 40 cm

- Giải thích: Đảm bảo cho cây trồng đặt vừa hố, tạo thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất.

4. Trồng rừng bằng cây con

Câu hỏi 1 trang 30 Công nghệ lớp 7: Trồng rừng bằng cây con có bầu có những ưu điểm gì?

Trả lời:

Trồng rừng bằng cây con có bầu có ưu điểm:

+ Cây được trồng có đầy đủ lá, thân, rễ

+ Có sức đề kháng cao

+ Giảm thời gian và số lần chăm sóc

+ Tỉ lệ sống cao.

Câu hỏi 2 trang 30 Công nghệ lớp 7: Vì sao khi trồng rừng bằng cây con có bầu cần phải rạch túi bầu và tránh làm hỏng bầu đất?

Trả lời:

Khi trồng rừng bằng cây con có bầu cần phải rạch túi bầu và tránh làm hỏng bầu đất vì:

Vì cách trồng này, bầu đất có đủ phân bón và đất tơi xốp, cây có tỉ lệ sống cao và phát triển tốt.

Luyện tập 1 trang 30 Công nghệ lớp 7: Kể tên một số loại cây rừng thường được trồng bằng cây con có bầu.

Trả lời:

Một số loại cây rừng thường được trồng bằng cây con có bầu: Cây cọ, cây đước, cây sú vẹt ...

Luyện tập 2 trang 30 Công nghệ lớp 7: Các hình ảnh trong Hình 5.2 tương ứng với bước nào của quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu?

Các hình ảnh trong Hình 5.2 tương ứng với bước nào của quy trình trồng rừng

Trả lời:

Các hình ảnh trong Hình 5.2 tương ứng với bước của quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu:

+ Hình 5.2a: Bước 3: Đặt bầu cây vào giữa hố đất.

+ Hình 5.2b: Bước 2: Rạch túi bầu

+ Hình 5.2c: Bước 1: Tạo lỗ trong hố đất

+ Hình 5.2d: Bước 6. Vun gốc

+ Hình 5.2e: Bước 5: Lấp đất và nén đất lần 2

+ Hình 5.2g: Bước 4: Lấp và nén đất lần 1

Vận dụng trang 30 Công nghệ lớp 7: Tìm hiểu và mô tả quy trình trồng trong thực tế một loại cây rừng hoặc cây xanh bằng cây con có bầu.

Trả lời:

Quy trình trồng trong thực tế cây đước:

Tạo cây con: 

- B1: Chọn vườn ươm và giống cây:

+ Chọn vườn ươm gần nơi trồng rừng (có bờ ao xung quanh để bảo vệ), thuận lợi cho việc chuyển cây con.

+ Chọn giống quả đước sinh trưởng khỏe mạnh (có tuổi từ 10 - 30 tuổi, có đường kính 8-20 cm và chiều cao trên 12m), không bị sâu bệnh. 

- B2: Tạo bầu:

+ Sử dụng túi bầu có đáy, kích thước D = 15cm, H = 20cm, đục các lỗ nhỏ có D = 0,5 cm xung quanh để thoát nước; sử dụng 95% loại đất cát pha ngập thuỷ triều hàng ngày để đóng bầu; 

+ Xếp bầu theo hàng, cứ hai hàng để cách một hàng, lấp đất xung quanh luống để giữ bầu

+ Từ tháng thứ hai cứ 2 tháng đảo bầu một lần, bằng cách dịch chuyển bầu để tránh rễ cắm sâu vào đất. Tiến hành đảo bầu kết hợp với phân loại cây vào thời gian thuỷ triều rút.

- B3: Cấy cây:

+ Trụ mầm cấy trực tiếp 1/3 chiều dài quả (5 - 7cm) vào bầu đất

+ Mỗi bầu chỉ cấy 1 quả.

+ Cấy quả vào ngày râm mát, tránh ngày mưa bão.

- B4: Chăm sóc phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên theo dõi bắt bỏ các loài động vật này đề phòng cắn nát trụ mầm; gỡ bỏ rong, rêu, vật cản bám vào quả

Trồng rừng: ( thời vụ: 7-15/10 dương lịch)

- B5: Chọn khu vực trồng rừng: đất phù sa ngập mặn, hoặc đất phù sa ngập mặn phèn tiềm tàng, dạng trầm tích giàu bùn, cát phấn và sét.

- B6: Trồng rừng:

+ Bước 1: Tạo lỗ trong hố đất: hố sâu hơn chiều cao bầu khoảng 2 - 4cm.

+ Bước 2: Rạch túi bầu: một tay cắm bầu, tránh làm hỏng bầu đất

+ Bước 3: Đặt bầu cây vào giữa hố đất.

+ Bước 4: Lấp và nén đất lần 1: lấp đất nhỏ phủ kín 2/3 chiều cao bầu, dùng 2 bàn tay nén đất quanh bầu theo chiều thẳng đứng

+ Bước 5: Lấp đất và nén đất lần 2: lấp đất nhỏ phủ kín bầu, dùng 2 bàn tay nén đất như lần 1

+ Bước 6. Vun gốc: vun đất vào gốc cây cao hơn cổ rễ khoảng 1-2 cm.

Câu hỏi trang 30 Công nghệ lớp 7: Trồng rừng bằng cây con rễ trần được thực hiện đối với những loại cây trồng nào? Vì sao?

Trả lời:

- Trồng rừng bằng cây con rễ trần được thực hiện đối với những loại cây trồng phục hồi nhanh, bộ rễ khoẻ (bạch đàn, trám, đước, ...), nơi đất ẩm và tốt.

- Giải thích: Vì khi bứng cây bộ rễ bị tổn thương, cây trồng chậm phát triển.

Luyện tập trang 31 Công nghệ lớp 7: Các hình ảnh trong Hình 5.3 tương ứng với những bước nào trong quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần.

Các hình ảnh trong Hình 5.3 tương ứng với những bước nào trong quy trình trồng rừng

Trả lời:

Các hình ảnh trong Hình 5.3 tương ứng với những bước trong quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần:

+ Hình 5.3a: Bước 1: Tạo lỗ trong hố đất.

+ Hình 5.3b: Bước 3: Lấp đất kín gốc cây

+ Hình 5.3c: Nén đất

+ Hình 5.3d: Đặt cây con vào giữa hố.

+ Hình 5.3e: Vun gốc

Vận dụng 1 trang 31 Công nghệ lớp 7: Đối với những vùng đồi trọc lâu năm, nên trồng rừng bằng cây con có bầu hay cây con rễ trần? Vì sao?

Trả lời:

Do ở vùng đồi núi trọc khi gặp mưa lũ nước chảy mạnh gây xói mòn nên người ta sẽ trồng cây rễ trần để cây bám chắc vào đất không bị cuốn trôi khi mưa lũ.

Vận dụng 2 trang 31 Công nghệ lớp 7: Em hãy thực hiện quy trình trồng một loại cây rừng hoặc cây xanh bằng cây con ở vườn trường hoặc vườn nhà.

Trả lời:

Thực hành: HS tự chọn cây trồng phù hợp thực hiện trồng tại vườn trường hoặc vườn nhà.

Câu hỏi tìm hiểu thêm trang 31 Công nghệ lớp 7: Ngoài hai cách trồng cây rừng trên, người ta còn trồng rừng bằng cách gieo hạt trực tiếp vào hố trồng. Vì sao trồng rừng bằng cách gieo hạt vào hố ít được áp dụng trong thực tế?

Trả lời:

Ngoài hai cách trồng cây rừng trên, người ta còn trồng rừng bằng cách gieo hạt trực tiếp vào hố trồng. Trồng rừng bằng cách gieo hạt vào hố ít được áp dụng trong thực tế tại vì khi trồng rừng thường sẽ ngang phẳng xuống dưới đồng bằng làm cho đất có thể khó lên hạt khi trông trực tiếp vào hố.

Xem thêm lời giải SGK Công nghệ lớp 7 sách Cánh diều, chi tiết khác:

Bài 3: Nhân giống cây trồng

Bài 4: Giới thiệu chung về rừng

Bài 6: Chăm sóc cây rừng sau khi trồng

Bài 7: Bảo vệ rừng

Ôn tập Chủ đề 1: Trồng trọt và lâm nghiệp

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Trồng cây rừng
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!